Bộ TT&TT chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về hội nhập và UNESCO
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, Bộ TT&TT là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về công tác thông tin tuyên truyền trong rất nhiều mảng, trong đó có hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO.
Hiện Bộ cũng là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về tuyên truyền quảng bá ASEAN và cơ quan chủ trì Tiểu ban Thông tin thuộc Uỷ ban Quốc gia UNESCO.
Do vậy, Bộ chú trọng việc xây dựng mạng lưới phóng viên, kết nối nhóm phóng viên với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và mong muốn cung cấp cho phóng viên các thông tin vừa cập nhật, vừa chuyên sâu để truyền tải đến công chúng cả nước. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí chưa được làm thường xuyên, đầy đủ.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về hội nhập quốc tế và UNESCO, diễn ra sáng 5/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi từ các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và đại diện các Bộ, ngành liên quan về cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin nhằm góp phần tăng cường hiệu quả, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và nhận thức về hội nhập, về Cộng đồng chung ASEAN, về các chủ đề quan tâm của UNESCO của người dân trên cả nước.
Dịp này, đại diện các Bộ, ngành như: Công Thương, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã cập nhật thông tin về hội nhập tới các phóng viên.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cập nhật thông tin về tình hình đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã cập nhật cho các nhà báo về tình hình đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam. Hiện Việt Nam có 11 FTA đã có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán, chuẩn bị ký kết và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Trong số đó, CPTPP được đánh giá là hiệp định thương mại quan trọng nhất trong hơn 2 thập kỷ qua, thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam cắt giảm gần 100% dòng thuế, từ 66% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, kể từ 14/1/2019. Còn đối với EVFTA, hai bên đang nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục cuối cùng để sớm ký kết và phê chuẩn hiệp định. Theo đó, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 99% số dòng thuế, trong đó EU sẽ xóa bỏ 85,6% và Việt Nam xóa bỏ 48% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Còn ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đã giới thiệu khái quát với các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí các nội dung chính và chủ đề ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Theo đó, để chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam. Ủy ban có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các Bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao (giữa) thông tin về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam
Video đang HOT
Theo ông Vũ Hồ, tiếp nhận vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam nhận thấy có bốn điểm cần tập trung là: Tăng cường đoàn kết của ASEAN để xây dựng cộng đồng và phát huy vai trò của ASEAN trong tiến trình khu vực; Tận dụng các nguồn lực để xây dựng cộng đồng ASEAN; Thúc đẩy quan hệ song phương giữa các nước ASEAN, đối tác của ASEAN và Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế Việt Nam.
Về công tác tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2019-2020, ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT đánh giá cao các cơ quan báo chí kể cả báo in, báo hình, báo điện tử đã đóng vai trò chủ lực trong tuyên truyền về ASEAN với nhiều chuyên mục và thông tin liên tục được cập nhật.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về ASEAN vẫn chủ yếu trên các kênh truyền thống, chưa chú trọng đến việc tuyên truyền trên mạng xã hội. Việt Nam hiện có gần 70% người dân sử dụng Facebook và trong top 5 nước truy cập Youtube.
Ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT: Việt Nam hiện có gần 70% người dân sử dụng Facebook và trong top 5 nước truy cập Youtube
Việc tuyên truyền cũng cần phải thực hiện xuyên suốt, thường xuyên, liên tục, xuống tới địa phương; đặc biệt cần ưu tiên tuyên truyền đi sâu vào những vấn đề cụ thể, có lợi ích thiết thực cho người dân, thể hiện dòng chảy chính của công tác hội nhập ASEAN, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và sự ủng hộ của người dân và dư luận cho Năm Chủ tịch ASEAN.
Liên quan đến chủ đề vể UNESCO, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu một số hoạt động trọng tâm của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong thời gian qua và định hướng trong những năm tới; các nội dung thông tin tuyên truyền về UNESCO giai đoạn 2019-2020 trong lĩnh vực văn hóa – di sản; Các hoạt động chính của Tiểu Ban giáo dục – Ủy ban Quốc gia UNESCO giai đoạn 2019-2020; Hoạt động mạng lưới công viên địa chất của Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Thu Hằng – Vũ Cương
Theo Congthuong
Tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn : Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra làm rõ
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ liên quan kiểm tra, làm rõ phản ánh của báo chí về tình trạng tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn.
Trong những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa với số lượng lớn.
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Bộ Tài chính - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa.
Phó Thủ tướng yêu cầu xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết quả.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.
Trước đó, thông tin loài tôm hùm đất được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam từ Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của dự luận. Nhiều chuyện gia nhận định tôm hùm đất là loại sinh vật ngoại lai nguy hiểm, nếu du nhập có thể trở thành "thảm họa" với nền nông nghiệp Việt Nam.
TS Bùi Quang Tề (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) cho biết, tôm hùm đất là loài sinh vật có nguồn gốc ngoại lai và không phải bây giờ mới du nhập vào Việt Nam. Cách đây khoảng 5 - 7 năm, loài này từng được nuôi thử nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và cả ở Đồng Tháp.
Tuy nhiên, sau đó xác định đây là loài ngoại lai nguy hại, các nhà khoa học đề nghị không nhân giống phát triển.
Theo ông Tề, tôm hùm đất là loại sinh vật hoạt động mạnh, phàm ăn, có nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái của các loại sinh vật bản địa.
Hiện Trung Quốc vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang khi chúng đã lấn át hết các sinh vật bản địa.
"Nếu loài này phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại cho sản xuất nông nghiệp, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng, gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm", ông Tề cho hay.
Tôm hùm đất (tôm hùm đỏ/ tôm càng đỏ).
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng, tôm hùm đất nếu lọt ra ngoài môi trường như ốc bươu vàng hoàn toàn có thể gây ra cuộc tàn phá mới với nông nghiệp.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, khi lọt vào môi trường tự nhiên, loài này gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Chúng cắt ngang thân cây lúa, ăn tất cả các loại búp cây non, ăn được cả các loài tôm, cá nhỏ. Chúng là nguồn gây những bệnh nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc cấm tôm hùm đất ở Việt Nam là chuyện không cần bàn nhiều, loài này có hại nhiều hơn có lợi.
Ngày 20/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, loài tôm hùm đất không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Khi phát hiện có phát tán ra môi trường phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm hùm đất theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Đồng thời tuyên truyền, phồ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Tỉnh Sơn La dự kiến có Trưởng ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia mới Trước thông tin ông Phạm Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La (Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra gian lận ở Sơn La) vẫn tiếp tục được bố trí làm Trưởng ban chỉ đạo hội đồng thi năm 2019 khiến dư luận xôn xao, tỉnh Sơn La đang dự kiến sẽ có Trưởng...