Bộ trưởng Y tế: Xác định dịch ở Hải Dương còn kéo dài, không chỉ trong 5-7 ngày
Theo Bộ trưởng Y tế, cần xác định dịch ở Hải Dương kéo dài, chứ không phải trong 5-7 ngày, các bệnh viện dã chiến cần chuẩn bị trang thiết bị, nhân lực.
Chiều 29/1, tại cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu ba bệnh viện dã chiến gồm Trung tâm Y tế TP. Chí Linh, Bệnh viện Kỹ thuật Y tế Hải Dương và Bệnh viện Hải Dương xem xét kỹ lưỡng trang thiết bị, nhân lực. Thiếu gì thì bệnh viện phải báo ngay cho Bộ Y tế để được viện trợ.
“Trước mắt chúng ta phải tập huấn cho toàn bộ cán bộ nhân viên ở Hải Dương về kiểm soát nhiễm khuẩn. Về máy móc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cần chuyển ngay xuống Hải Dương viện trợ.
Các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương cũng cần phải lên danh sách cụ thể những máy móc, trang thiết bị vật tư y tế còn thiết, cả về nhân lực để Bộ Y tế xem xét, viện trợ. Trên tinh thần cần gì, thiếu gì phải báo cáo ngay. Chúng ta phải xác định dịch sẽ kéo dài, không phải trong 5, 7 ngày đâu”, ông Long nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương.
Tại điểm cầu Trung tâm Y tế TP.Chí Linh, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện trung tâm tiếp nhận 31 bệnh nhân COVID-19, hầu hết đều không đáng lo ngại, chỉ có 3 trường hợp trong đó có 2 phụ nữ mang thai và 1 người mắc bệnh lý nền.
Trung tâm lên phương án sẵn về mặt nhân lực gồm 45 bác sĩ, 70 điều dưỡng để sẵn sàng điều trị, thậm chí đỡ đẻ trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, trung tâm hiện vẫn còn thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất, như khoa Hồi sức ung bướu hầu như chưa có gì, thiếu bác sĩ hồi sức và thiếu hoá chất để phục vụ công tác xét nghiệm. Vì vậy, Trung tâm đề nghị Bộ Y tế viện trợ thêm.
Tại điểm cầu Bệnh viện Kỹ thuật Y tế Hải Dương, theo GS.TS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, sau 24h chuẩn bị, hiện bệnh viện tiếp nhận 26 bệnh nhân. Tại đây có 210 giường sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện Bạch Mai sẽ cử thêm 27 giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng tới đây để nâng công suất điều trị có thể lên hơn 400 giường bệnh.
Cũng như Trung tâm Y tế TP.Chí Linh, bệnh viện cũng đang còn thiếu một số trang thiết bị thiết yếu như máy thở, trang thiết bị cho nhân viên y tế, thuốc men thiết yếu. Ngoài ra, bệnh viện cũng cần thêm 10 – 15 bác sĩ. Bệnh viện đề xuất Bộ Y tế sẽ chi viện thêm về trang thiết bị vật chất, thuốc men. Về mặt nhân lực, đơn vị đã liên hệ với trường Đại học Kỹ thuật Y tế hải dương, nơi đây đang có 80 điều dưỡng sắp ra trường, những sinh viên này sẵn sàng hỗ trợ.
Sau khi nghe các điểm cầu báo cáo, đề xuất, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Cục Quản lý khám, chữa bệnh và các vụ, cục Bộ Y tế viện trợ ngay máy móc, trang thiết bị y tế và nhân lực cho các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương. Song song với công tác khoanh vùng, rà soát cách ly, ông Long yêu cầu tiếp tục phong toả triệt để bên trong, từ những khu vực thôn, xã là vùng “lõi” của ổ dịch TP.Chí Linh.
Di chuyển bệnh nhân nặng
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương chuyển toàn bộ các bệnh nhân dương tính về Trung tâm Y tế TP.Chí Linh. Cùng với đó, thiết lập hệ thống ICU (chăm sóc đặc biêt) tại Bệnh viện Kỹ thuật Y tế Hải Dương cùng các hệ thống ECMO, thận nhân tạo để sẵn sàng chuẩn bị toàn bộ bệnh nhân COVID-19 nặng về đây điều trị (nếu có).
“Chúng ta phải xác định sẵn tư tưởng sẽ có bệnh nhân trở nặng. Do vậy cần chuẩn bị toàn bộ về ICU, cấp cứu hồi sức, thuốc men hay thậm chí là cả ECMO để sẵn sàng điều trị khi cần. Ngoài ra, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế sẽ túc trực 24/24 để hỗ trợ về phương án điều trị cho các bệnh nhân.
Tôi đề nghị tất cả các bệnh viện dã chiến phải thường xuyên theo dõi sức khoẻ người bệnh, khi có những bất thường phải báo cáo ngay để được hỗ trợ. Các bệnh viện cũng cần phải kết nối trực tuyến với hội đồng chuyên môn để trao đổi, hội chẩn về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân”, ông Long chỉ đạo.
Các điểm cầu bệnh viện dã chiến tại Hải Dương tham gia họp trực tuyến.
Nâng công suất xét nghiệm lên 5.000 mẫu/ngày
Về ổ dịch tại Công ty TNHH POYUN, ông Long cũng yêu cầu di chuyển các trường hợp dương tính về Trung tâm Y tế TP.Chí Linh. Những công nhân còn lại, yêu cầu di chuyển về các khu các ly tập trung để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Đặc biệt, ông Long yêu cầu xét nghiệm lại toàn bộ số công nhân hiện đang tự cách ly tại chỗ ở Công ty TNHH POYUN. “Tôi rất lo ngại địa điểm này. Vì đến nay, phần lớn các ca nhiễm SARS-CoV-2 đều xuất phát từ Công ty TNHH POYUN, các địa điểm khác như nơi ở của bệnh nhân đều không phát hiện thêm trường hợp dương tính. Do vậy, chúng ta phải xác định rõ đây là tâm dịch để có những phương án thật quyết liệt”, ông Long nói.
Kết thúc buổi họp, người đứng đầu ngành y tế thông tin, hiện ổ dịch Hải Dương cơ quan chức năng đã lấy tổng cộng 3.674 mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ về máy móc và vật tư, thuốc men để có thể nâng công suất xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ lên 50.000 mẫu mỗi ngày.
“Có thể sắp tới vẫn ghi nhận thêm các ca dương tính, nhưng hiện tại chúng ta đã khoanh vùng và kiểm soát được vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi đề nghị công tác phong toả, cách ly vẫn tiếp tục áp dụng triệt để. Trong vùng lõi sẽ có nhiều ca nhiễm, Bộ yêu cầu mặt trận địa phương phải triển khai lấy mẫu cho toàn bộ khu vực này. Làm sao để mở rộng vừa phong toả, vừa xét nghiệm mới kiểm soát được ổ dịch ở Hải Dương và hi vọng dịch không lan rộng”, ông Long nhấn mạnh.
Video: Quy trình lấy mẫu xét nghiệm COVID-19
Cấp tốc lập phòng xét nghiệm Covid-19 ở Hải Dương
Việc lấy mẫu ở tỉnh rồi chuyển về Hà Nội khiến tốc độ xét nghiệm chậm. Bộ trưởng Y tế yêu cầu lập phòng xét nghiệm ngay ở Hải Dương.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó cục trưởng Y tế dự phòng, tại cuộc họp tuyến với các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương chiều nay cho biết công ty Poyun đã thành lập 5 khu cách ly tập trung, chuyển hết những người cần xét nghiệm ra khu cách ly. Song, tốc độ xét nghiệm không kịp so với tốc độ di chuyển các công nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu thiết lập phòng xét nghiệm tại Hải Dương với công suất lên tới 50.000 mẫu mỗi ngày, tăng tốc độ lấy mẫu. Hiện nay mẫu lấy được lại chuyển về các đơn vị trung ương làm xét nghiệm, nên tốc độ chậm hơn mong muốn.
Bộ trưởng yêu cầu khẩn trương chuyển những người đang cách ly ở nhà máy đi cách ly tập trung, chuyển hết bệnh nhân dương tính hoặc nghi ngờ dương tính sang Bệnh viện dã chiến Chí Linh để điều trị, chăm sóc. Không cho công nhân làm việc, toàn bộ nhà máy phải phong toả, tiêu độc khử trùng.
"Ngày mai cần lấy mẫu lại toàn bộ công nhân khu vực này, vì trong mấy ngày vừa rồi có thể lây nhiễm từ người dương tính ra cộng đồng đó", ông Long yêu cầu.
Di chuyển bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính khỏi Trung tâm Y tế Chí Linh để Trung tâm đón bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Huy Hoàng.
Hiện một số khu vực của Chí Linh xuất hiện rất nhiều ca nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm nCoV như Cộng Hoà, Hoàng Tiến, Lê Lợi, Bắc An, Sao Đỏ, với dân số lên tới mấy chục nghìn người. Cần lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ở đây. Ông Long cũng đề nghị địa phương phong toả nghiêm ngặt các địa điểm nêu trên.
Ông Đức cho biết, chiều nay một công ty chuyển 25 máy test xuống Hải Dương, vì vậy năng lực xét nghiệm có thể cải thiện, lên 10.000 mẫu mỗi ngày.
Tính đến chiều nay, Hải Dương đã xét nghiệm được gần 4.000 mẫu. Công ty Poyun có khoảng 2.300 công nhân, đã lấy được gần 2.100 mẫu. Nhiều công nhân đang lưu trú tại Bắc Giang, Hà Nội và Quảng Ninh. Hải Dương hiện ghi nhận 84 ca nhiễm, nhiều nhất trong đợt dịch này, đều là công nhân Poyun.
Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở Hải Dương hoạt động 29 bệnh nhân Covid-19 sáng nay được đưa vào Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở Hải Dương. Trong số này có ba bệnh nhân cần theo dõi kỹ gồm hai phụ nữ mang thai và một người có bệnh nền. Một bác sĩ, 4 điều dưỡng và một hộ lý chịu trách nhiệm chăm sóc y tế 29 bệnh nhân. Bệnh viện...