Bộ trưởng Y tế trải lòng khi bị chê là… truyền thông kém
Sau những tin tức mới nhất về các sự cố xảy ra về tai nạn giao thông, tự tử, ngộ độc, thậm chí uống rượu, hút thuốc lá,… Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những phút trải lòng về ngành Y tế.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2015, phóng viên có “nhỏ nhẹ” với Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác truyền thông của Bộ trong thời gian qua còn chưa tốt, khiến người dân chưa hiểu nhiều về sự vất vả, khó khăn của ngành. Khi nghe phóng viên nói vậy, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có lời chia sẻ rất thẳng thắn, chân thành về những điều mà bấy lâu nay bà trăn trở.
“Câu hỏi của nhà báo rất hay và người trả lời hay nhất cho tôi chính là các nhà báo, giúp chúng tôi chính là các nhà báo”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mở đầu câu trả lời bằng một nhận xét.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những chia sẻ rất thẳng thắn, chân thành về ngành mình phụ trách. Ảnh Viết Cường
Bộ trưởng Tiến cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã có những đổi mới về truyền thông, nhưng điểm hạn chế là dư luận vẫn chưa thấy được những thành tựu mà ngành Y qua nhiều thế hệ làm được cho đất nước, có khi những sai sót nhỏ trở thành sự kiện lớn.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, ngành Y là ngành rất nhạy cảm vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe của 90 triệu người dân, từ lúc nằm trong bào thai đến khi nằm trong lòng đất, liên quan đến sự đau đớn, lòng trắc ẩn của con người. Khi có bất cứ sự cố gì xảy ra như tai nạn giao thông, tự tử, ngộ độc, thậm chí uống rượu, hút thuốc lá, kể cả những thiên tai, thảm họa như sập cầu, sập hầm… cuối cùng cũng đến ngành Y tế.
“Đêm Giao thừa, trong khi mọi người đang quây quần đầm ấm bên gia đình thì người thầy thuốc vẫn giành giật sự sống cho người bệnh… Trong khi tai biến y khoa rình rập mọi nơi mọi lúc, đó là sự nghiệt ngã của tạo hóa mà trình độ y học chưa thể đạt được tuyệt đối. Ngay cả tại Mỹ, nơi có nền y học hiện đại nhất, một năm cũng có 170.000 người chết do tai biến y khoa. Đó là những khó khăn của ngành. Thi vào học ngành Y đòi hỏi rất khó, học rất lâu, khi ra trường phải có thề lời thề Hippocrates”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến buồn bã chia sẻ.
Dẫu biết quản lý ngành y là cực kỳ khó khăn và nhiều “rủi ro” nhưng Bộ trưởng Tiến vẫn luôn tự hào về ngành của mình. Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là 1 trong 10 nước đạt nhiều thành tựu về giảm tử vong mẹ, tử vong con, về chống suy dinh dưỡng, về tuổi thọ… Ví dụ tỷ lệ tử vong mẹ của Việt Nam thấp hơn Indonesia, Philippines… dù họ phát triển kinh tế hơn. Nhiều thành tựu y học chúng ta không kém thế giới, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người nghèo được Nhà nước chi trả 100% chi phí mua BHYT. Nhiều đoàn khách quốc tế cũng không hình dung là chúng ta có thể làm được việc đó. Đặc biệt, mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, vừa rồi có đoàn báo chí LHQ thăm và làm việc tại Điện Biên nói Việt Nam còn nhiều thách thức nhưng các nước muốn phát triển về y tế cơ sở thì phải đến Việt Nam.
“Điều thấm thía nhất của chúng tôi là phải chủ động cung cấp thông tin minh bạch cho báo chí. Bộ đã thường xuyên cung cấp thông tin, qua họp báo hoặc giao lưu trực tuyến qua các đơn vị như Cổng TTĐT Chính phủ, hoặc qua các chương trình, sự kiện… Thời gian qua, dư luận, báo chí đã hiểu, đồng hành để chúng tôi phấn đấu tốt hơn. Một điều khác không dễ xử lý là các tình huống sự cố, các cuộc khủng hoảng truyền thông, cần các nhà báo giúp đỡ. Có những lúc Bộ trưởng Y tế đã phải trực tiếp phát biểu trên báo, ví dụ trong vụ Công ty Bio-Rad hối lộ các quan chức y tế 2,2 triệu USD. Bộ đã thông báo, chuyển công an điều tra, giúp các nhà báo trực tiếp gặp những chủ đầu tư – những người phải chịu trách nhiệm về thiết bị mà họ đã mua…”, Bộ trưởng Tiến trăn trở.
Tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông, báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay: “Bộ vẫn luôn lắng nghe ý kiến trên mạng, qua Facebook, khi có sai sót, vi phạm thì làm nghiêm để loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”. Đường dây nóng của Bộ đã tiếp nhận hơn 10.000 ý kiến, trong đó hơn một nửa là có địa chỉ, qua đó đã xử lý hơn 130 cán bộ, từ đuổi việc đến cách chức… Trang web và 2 tờ báo của Bộ cũng cung cấp thông tin nhiều hơn”.
“Nói chung, truyền thông là một thế mạnh của thế kỷ 21, chúng tôi nghĩ các nhà báo sẽ giúp tôi trả lời câu hỏi của bạn tốt hơn. Nhưng dù sao, ngành Y tế cũng phải làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, làm hài lòng người dân hơn. Chúng tôi đã đề ra 2 khẩu hiệu cho thời gian tới. Một là “quyết tâm đồng lòng giảm tải, làm hài lòng người bệnh”. Hai là “tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”. Nhiều bệnh viện đã cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép, chúng tôi sẽ kiểm tra giám sát”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Theo NTD
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị bệnh viện đã có những bước tiến tích cực.
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị thường niên về ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế với chủ đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh từ xa và dịch vụ công trực tuyến". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận những vấn đề đặt ra đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh từ xa và dịch vụ công trực tuyến, với mục tiêu hướng tới góp phần giảm quá tải bệnh viện, giảm phiền hà cho người bệnh, nâng cao chất lượng và tăng tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận với cơ quan quản lý.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, để thực hiện định hướng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, thời gian qua ngành y tế đã ứng dụng rộng rãi nhiều thành tựu công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh như: kỹ thuật chụp lớp, nội soi bằng robot, các mô hình giảng dạy y khoa, giám sát dịch tễ... Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị bệnh viện đã có những bước tiến tích cực.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế có những đặc điểm mang tính đặc thù: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế đòi hỏi rất lớn nhưng tính thực hiện và khả thi còn khó khăn. Bởi lẽ ngành y tế vừa mang tính kỹ thuật, vừa ứng dụng lên con người và mang tính xã hội. Trước hết, ngành y tế sẽ tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ trọng tâm là giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là tuyến Trung ương".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, đối với ngành y tế, công nghệ thông tin phải được coi là trọng điểm. Tuy nhiên, cần xác định việc áp dụng công nghệ thông tin trong y tế mang lại lợi ích gì cho người bệnh. Từ nay đến năm 2020, ngành y tế cần áp dụng công nghệ thông tin để quản lý tổng thể Thẻ Bảo hiểm y tế, tiến tới là quản lý tình trạng sức khỏe của mọi công dân, để mỗi người dân đều có một tấm thẻ ghi tình trạng cơ sức khỏe và mã số bảo hiểm để đi đến đâu cũng được khám chữa bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Nếu không có sự gắn kết lại thì tất cả chỉ là manh mún, đòi hỏi sự tham gia của cả doanh nghiệp, Bộ, bệnh viện, Chính phủ. Nhưng quan trọng nhất là Giám đốc các bệnh viện và doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có thành công hay không thì không phải do người làm kỹ thuật mà phải do người đứng đầu có quyết tâm đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa ra không. Riêng ngành y tế có hàng nghìn dịch vụ. Cần khắc phục câu chuyện manh mún từ trước đến nay, tạo một nền và mở ra để tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin đều vào làm ứng dụng. Như vậy mới thành công được"./.
Vân Anh
Theo_VOV
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thăm ông Nguyễn Bá Thanh Vào lúc 19h ngày 13/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào Bệnh viện Đà Nẵng thăm ông Nguyễn Bá Thanh đang nằm điều trị bệnh tại đây. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã vào thăm ông Thanh. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào phòng bệnh thăm hỏi sức khỏe của ông Bá Thanh trong...