Bộ trưởng Y tế: Tôi không phải người duy nhất âm thầm đăng ký hiến tạng
Gạt bỏ những nghi vấn về việc đăng ký hiến tạng để “làm hình ảnh”, vì trách nhiệm của người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, bà làm việc này từ 2 năm trước, không ai biết, cùng với danh sách rất nhiều những người thiện nguyện khác.
Bên hành lang Quốc hội sáng 27/10, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ thêm về câu chuyện gây chú ý trên dư luận, truyền thông khi công bố thông tin đã đăng ký hiến tạng trong chương trình phát động phong trào này mang tên “Khi sự sống được chia sẻ” trên truyền hình tối qua.
Xin Bộ trưởng nói thêm về thông điệp muốn lan toả về phong trào hiến tạng để sự sống được chia sẻ?
Hiện nay, nhu cầu được ghép tạng ở các bệnh nhân suy tạng (nghèo như suy gan, tim, thận) hoặc mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh mắt… rất nhiều. Có hàng trăm nghìn người có nhu cầu được ghép tạng và cũng chỉ có biện pháp đó mới có thể cứu chữa được. Trong khi đó, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam giờ rất phát triển, chúng ta làm được hầu hết các ca ghép tạng phức tạp, không thua kém gì nhiều nước có nền y học phát triển. Nhưng khó khăn lớn nhất bây giờ là nguồn tạng hiến.
Hiện tại ở Việt Nam, số nạn nhân bị tai nạn giao thông, chết não rất nhiều nhưng vì gia đình hông cho, không đồng ý nên ngành y cũng không làm gì được. Mấy ngày vừa rồi, riêng tại bệnh viện Việt Đức cũng có hàng chục trường hợp bệnh nhân chết não (chết lâm sàng và chắc chắn là chết) nhưng cũng không thể vận động được gia đình nào cho tạng. Trong khi ở các nước phương tây, những người đăng ký hiến tạng rất phổ biến, cơ sở y tế sẽ lấy ngay tạng của những người chẳng may gặp nạn này để ghép cho những người bệnh đang chờ được ghép.
Nếu không có giấy đăng ký hiến tạng thì rất ít người nhà nạn nhân chết não chấp nhận cho và khi đó bác sĩ cũng bó tay. Văn hoá của Việt Nam chưa có văn hoá là cho đi phần thân thể của người chết. Còn người sống như anh em ruột hiến cho nhau thì chỉ cho được thận, một chút của gan khi có thể thôi. Nguồn tạng trọn vẹn và tốt nhất vẫn là từ người cho chết não.
Bộ trưởng Y tế: “Tôi đăng ký hiến tạng từ 2 năm trươc, khi đó có ai biết đâu”.
Bộ trưởng muốn phá vỡ, vượt qua rào cản văn hoá, tâm lý, thậm chí và đời sống tâm linh trong xã hội Việt Nam?
Video đang HOT
Chúng tôi đã nhờ nhiều sư thầy, nhiều chức sắc tôn giáo như các linh mục, hoà thượng cùng tham gia chương trình vận động để người dân thấy rằng, triết lý của các giáo phái tôn giáo đều khuyến khích con người làm thiện nguyện, gạt bỏ quan điểm lo ngại là người chết mất thây thì không được siêu thoát. Chính trong đạo Phật, các hoà thượng đã nói là càng làm việc nhân đức như hiến tạng thì càng mau được siêu thoát.
Thực tế thì người cho đi phần cơ thể mình để cứu người khác sau khi chết thì chính người chết đó cũng thanh thản vì bản thân chết một cách có ý nghĩa, để lại lợi ích cho xã hội. Người nhà thay vì chứng kiến toàn bộ thân xác người thân của mình bị chôn vùi hoặc thiêu huỷ thì như nếu giác mạc được hiến sẽ vẫn có thể gặp lại người thân qua ánh mắt của người được ghép giác mạc, vẫn thấy được nhịp đập của con em mình trong lồng ngực người được ghép. Người được ghép thì có sự sống. Ngành y thì cũng vui mừng vì cứu được người. Như vậy rất nhiều người có được sự an ủi, hạnh phúc.
Bản thân là người đăng ký hiến tạng, Bộ trưởng có vượt qua được những trở ngại tâm lý, tâm linh như đã nói? Động cơ nào khiến bà đăng ký hiến tạng ngoài việc hành động với trách nhiệm của một Bộ trưởng Y tế?
Có gì mà trở ngại, e sợ. Mình là người tư duy biện chứng mà như tôi đã nói, theo giáo lý Phật giáo hay Thiên chúa giáo, việc đó cũng được khuyến khích vì là làm việc thiện, việc nhân mà.
Về cá nhân, chính tôi xung phong làm Chủ tịch Hội Vận động hiến tạng và sau đó cũng được mọi người cũng thống nhất bầu. Quan điểm ban đầu là mon gmuốn đẩy nhanh phong trào lên thôi. Nhưng đằng sau việc này không chỉ là câu chuyện quản lý nhà nước mà là một người dân bình thường mình cũng làm như thế. Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân. Nhưng khi làm quản lý nhà nước thì việc đó càng thôi thúc và cần thiết, cần đẩy nhanh, mạnh hơn việc này để có được nguồn tạng hiến ghép cho người bệnh.
Quyết định của bà có vấp phải sự lo ngại, can gián của gia đình, người thân và bà làm thế nào để thuyết phục được những người xung quanh ủng hộ, hưởng ứng hành động của mình?
Người nhà tôi cũng toàn là thầy thuốc nên càng ủng hộ chứ.
Còn ngay trong chương trình tối qua có anh Kim (Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim), anh ấy đã đứng lên xin đăng ký hiến tạng đấy.
Hành động của Bộ trưởng có tính chất nêu gương, cổ vũ lớn, nhất là trên cương vị người đứng đầu ngành y tế. Nhưng để việc này không chỉ dừng ở tính hình thức, Bộ trưởng dự định làm những gì tới đây?
Chúng tôi có cả một hội vận động với số lượng thành viên rất lớn, trong đó có cả bộ phận công tác ở Mặt trận Tổ quốc, ở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo, các thầy thuốc, các hoà thượng, linh mục ở các giáo phái tôn giáo… đại diện miền Bắc, Nam, Trung với điểm tiếp cận đăng ký ở cả 3 miền, mỗi nơi có một số điện thoại đường dây nóng nên việc này đã thành 1 phong trào rộng khắp. Cái chính cản trở hiện tại là văn hoá thì cần phải tuyên truyền để người dân hiểu thêm.
Có ý kiến nhiều độc giả khi đọc thông tin về việc Bộ trưởng đăng ký hiến tạng thì vẫn có chút nghi vấn cho rằng đó chỉ là cách “làm màu”, làm hình ảnh của một chính khách?
Không, tôi đăng ký hiến tạng năm 2013, khi đó không ai biết. Ai biết tôi âm thầm làm việc đó đâu. Tôi đăng ký hiến tạng khi đó là thực sự với mong muốn đẩy nhanh việc hiến ghép tạng. Còn thông tin này chỉ được chia sẻ trong buổi phát động phong trào tối qua. Còn thực sự trước đó, trong danh sách hiến đã có rất nhiều người dân rồi.
Đêm qua chúng tôi đã tôn vinh rất nhiều người, họ thậm chí chỉ là những người lao động phổ thông, những nông dân nghèo vẫn sẵn sàng cho đi một trong hai quả thận đang sống trong cơ thể mình. Có một nhà sư cũng nêu mong muốn hiến sống rất nhiều bộ phận cơ thể… Tôi không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất gì cả.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Triết lý "khách hàng" của Bộ trưởng Y tế
"Phải coi bệnh nhân là khách hàng. Vì vậy phải làm sao cho khách hàng thấy hài lòng" - đó là phát biểu của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại hội nghị trực tuyến "Đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ y tế" diễn ra ngày 22.4.
Hai chữ "khách hàng" rất thị trường, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy triết lý ẩn chứa bên trong.
Lâu nay, y-bác sĩ coi bệnh nhân là người xin chữa bệnh, mong đợi sự ban ơn của bác sĩ. Chính vì nhận thức đó nên mới xảy ra những điều chưa tốt. Sẽ còn nhiều sự bất bình đẳng, thậm chí bất công khi còn quan niệm bệnh nhân là người đi xin được chữa bệnh.
Nếu nhận thức bệnh nhân là khách hàng, thì thái độ ứng xử của bác sĩ phải thay đổi. Bởi vì theo quy luật của thị trường, bác sĩ phải làm hài lòng khách hàng như một điều kiện sống còn của cơ sở y tế. Ở các quốc gia phát triển, dịch vụ y tế cũng là một thị trường cạnh tranh. Bệnh nhân chỉ chọn lựa những cơ sở y tế có chất lượng cao, giá cả phù hợp, thái độ phục vụ tận tình.
Nhưng bên cạnh yếu tố thị trường, quan điểm "bệnh nhân là khách hàng" còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. Bệnh nhân là một loại khách hàng đặc biệt và bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ đặc biệt, liên quan đến thứ quý giá nhất, đó là sức khỏe, mạng sống của con người. Cả hai đối tượng cần có sự chia sẻ, thấu hiểu và tôn trọng nhau. Bác sĩ tôn trọng khách hàng và ngược lại, khách hàng cũng phải tôn trọng bác sĩ, bởi vì họ không chỉ là người cung cấp dịch vụ, mà họ là người thầy: Thầy thuốc.
Nếu chỉ là thị trường, vậy thì đối với bệnh nhân nghèo, bác sĩ sẽ đối xử ra sao? Nếu chỉ là thị trường, chẳng lẽ ai có tiền cũng sai bảo bác sĩ như một anh bán hàng hay sao? Không! "Bệnh nhân là khách hàng" nhưng dịch vụ y tế không phải là món hàng vô tri, mà nó là kiến thức, là trí tuệ, là tình cảm và lương tâm của người thầy thuốc. Bệnh nhân là khách hàng đau thương, họ đi "mua sắm" sức khỏe, sự sống.
Xem bệnh nhân là khách hàng và thành lập "Đơn vị chăm sóc khách hàng" tại tất cả các bệnh viện là một chủ trương mang tính cách mạng trong hoạt động khám-chữa bệnh của ngành y tế. Nhưng để bệnh nhân hài lòng không phải chỉ là sự nỗ lực của bệnh viện, mà cần có sự góp sức của toàn xã hội. Một trong những việc quan trọng là tham gia bảo hiểm y tế nhưng chưa được coi trọng. Bảo hiểm y tế là một cách để chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân yếu thế, cho mọi công dân.
Sức khỏe là thứ quý nhất. Bỏ tiền để bảo vệ cái quý nhất sao lại sợ tốn kém.
Lê Thanh Phong
(Theo báo Lao động)
Bộ trưởng Y tế: "Không phút giây nào tự cho phép hài lòng" "Mỗi khi có vấn đề xảy ra, chúng tôi hiểu và thông cảm với bức xúc của người bệnh. Từ đó, chúng tôi cũng xác định rõ trách nhiệm của những người làm ngành Y là cần phải cố gắng để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong nghề nghiệp. Và chúng tôi cũng không phút giây nào tự cho phép hài...