Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có nên từ chức?
Bộ trưởng Bộ Y tế có nên từ chức sau nhiều scandal ngành y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, không thể mỗi sự việc cụ thể thì Bộ trưởng nghĩ ngay đến từ chức hay không.
Vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết khách hàng Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi trú tại 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), rồi ném xác xuống sông Hồng đã hâm nóng buổi báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ chiều 26/10.
Khi trả lời câu hỏi về việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có nên từ chức sau nhiều vụ việc liên quan đến ngành y tế, đặc biệt vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, không thể mỗi sự việc cụ thể thì Bộ trưởng nghĩ ngay đến từ chức hay không.
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 10/2013. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
“Cá nhân tôi không nghĩ rằng, mỗi sự việc cụ thể thì một người Bộ trưởng nghĩ ngay đến từ chức hay không, mà điều đầu tiên phải nghĩ tại sao như vậy, do chủ quan ngành mình hay khách quan, do thời kỳ mình chỉ đạo hay nhiều thời kỳ để lại, có một quyết tâm, lộ trình kế hoạch làm sao tốt hơn với tất cả trách nhiệm của mình. Tôi tin tuyệt đại bộ phận Bộ trưởng cũng nghĩ như vậy”, ông Đam nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế có nên từ chức sau nhiều scandal ngành y tế?
Cũng trả lời thắc mắc của báo giới về vụ bác sĩ vứt xác phi tang bệnh nhân, đến thời điểm này Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận thông tin như thế nào và đã có những chỉ đạo như thế nào đối với ngành Y tế? Tại sao đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản nào từ phía Chính phủ?… “Tôi đề nghị các bạn phóng viên kiểm tra lại văn bản trên Cổng TTĐT Chính phủ, chắc chắn đã có văn bản rồi”, ông Đam khẳng định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, mỗi khi có sự việc liên quan đến ngành Y tế, liên quan đến sức khỏe người dân, Chính phủ đều có thông tin rất sớm, chỉ đạo rất nghiêm khắc, quan trọng nhất là mỗi lần có sự cố như vậy thì cả bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải rà soát lại, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, không để những sự cố như vậy hoặc tương tự như vậy có thể xảy ra.
“Chúng ta cũng biết ngành Y tế có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ nhân dân, mặc dù ngành còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những y, bác sĩ rất tốt, rất tận tâm thì một thực tế là trong 400.000 cán bộ của ngành Y tế, trong đó có khoảng 60.000 bác sĩ, không phải không có những người suy thoái, biến chất, không làm đúng chức năng của người thầy thuốc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của một vài người dân mà còn làm mất lòng tin của cả xã hội. Điều này, như tôi đã có lần chia sẻ với các bạn, ai cũng lên án, ai cũng đau xót. Đông đảo những người làm ngành Y, những bác sĩ chân chính càng đau xót”, ông Đam chia sẻ.
Hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người bác sĩ trong trường hợp này đương nhiên phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Dù người đó là bác sĩ hay làm ngành nghề gì đều phải xử lý nghiêm. Xét về đạo đức của một con người, nhất là thầy thuốc, lại càng phải lên án.
Theo Kiến thức
Chính phủ chỉ đạo sau vụ bác sĩ ném xác
Đề cập đến xử lý vụ việc bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nữ nạn nhân xuống sông Hồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Y tế và UBND các tỉnh,thành phố.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, diễn ra chiều ngày 26/10, trả lời thắc mắc của báo giới về vụ bác sĩ vứt xác phi tang bệnh nhân, đến thời điểm này Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận thông tin như thế nào và đã có những chỉ đạo như thế nào đối với ngành Y tế? Tại sao đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản nào từ phía Chính phủ?...Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, mỗi khi có sự việc liên quan đến ngành Y tế, liên quan đến sức khỏe người dân, Chính phủ đều có thông tin rất sớm, thậm chí có những vụ việc cơ quan thông tin đại chúng chưa đưa thì Chính phủ đã biết qua báo cáo từ các cơ quan chức năng.
Vụ việc này Chính phủ nắm thông tin từ báo chí và đã yêu cầu Bộ Y tế báo cáo. Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố, rà soát lại các quy định, nếu cần thiết thì phải xem xét, sửa đổi, bổ sung, nếu chưa có thì phải ban hành.
Nạn nhân bị bác sĩ thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường ném xuống sông, hiện vẫn chưa được tìm thấy.Ảnh: KN
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Chính phủ rất quan tâm đến chăm sóc và sức khỏe của người dân. Mỗi khi có sự cố, bao giờ Chính phủ cũng chỉ đạo rất nghiêm khắc, quan trọng nhất là mỗi lần có sự cố như vậy thì cả bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải rà soát lại, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, không để những sự cố như vậy hoặc tương tự như vậy có thể xảy ra.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ: "Chúng ta cũng biết ngành Y tế có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ nhân dân, mặc dù ngành còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những y, bác sĩ rất tốt, rất tận tâm thì một thực tế là trong 400.000 cán bộ của ngành Y tế, trong đó có khoảng 60.000 bác sĩ, không phải không có những người suy thoái, biến chất, không làm đúng chức năng của người thầy thuốc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của một vài người dân mà còn làm mất lòng tin của cả xã hội. Điều này, như tôi đã có lần chia sẻ với các bạn, ai cũng lên án, ai cũng đau xót. Đông đảo những người làm ngành Y, những bác sĩ chân chính càng đau xót."
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người bác sĩ trong trường hợp này đương nhiên phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Dù người đó là bác sĩ hay làm ngành nghề gì đều phải xử lý nghiêm. Xét về đạo đức của một con người, nhất là thầy thuốc, lại càng phải lên án.
Đinh Bách
Theo_VnMedia
Lừa gạt tìm hài cốt liệt sỹ: "Phải xử lý nghiêm" Người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, nếu có sai phạm trong khi tìm kiếm mộ liệt sỹ phải xử lý rất nghiêm, ai vi phạm đều bị xử lý. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 26/10, PV đặt câu hỏi đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Người Phát ngôn của...