Bộ trưởng Y tế lại khổ tâm vì thương bệnh nhân
“Bệnh nhân nào cũng là bệnh nhân, không có bệnh nhân thì không có bác sỹ. Bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) càng phải thương họ hơn vì họ không có tiền”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại Diễn đàn Quốc gia về Chất lượng bệnh viện lần thứ 2 diễn ra vào sáng 18/12 tại Hà Nội.
Thương bệnh nhân BHYT hơn dịch vụ
Theo bà Tiến, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh hiện còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh như thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế; thời gian, thủ tục khám chữa bệnh; quản lý hành nghề y tư nhân nhiều địa phương còn chưa chặt chẽ.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải, nằm ghép; chất lượng xét nghiệm chưa đồng đều; lạm dụng thuốc… đang là thách thức của hệ thống y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng bệnh viện là sự hài lòng của người bệnh. Nếu bệnh viện nào không phấn đấu để đạt được sự hài lòng của người bệnh thì phía BHYT sẽ không ký hợp đồng khám chữa bệnh, lúc đó bệnh viện sẽ mất đi lượng bệnh nhân lớn, mất đi uy tín và niềm tin.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Trước vấn đề xã hội hóa y tế đã nảy sinh nhiều bất cập sau thời gian dài thực hiện tự chủ tài chính, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ đang xây dựng và sắp ban hành thông tư về phòng khám và khoa khám bệnh theo yêu cầu để tránh tình trạng lẫn lộn công – tư.
Nhằm khuyến khích các cơ sở y tế cải tiến chất lượng, Bộ Y tế vừa ban hành bộ tiêu chí mới đánh giá xếp hạng bệnh viện gồm 83 tiêu chí. Trong đó, 19 tiêu chí hướng đến người bệnh và 38 về hoạt động chuyên môn. Đây cũng được coi là công cụ để đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết quan điểm này được hiểu là bệnh viện cần coi người bệnh như khách hàng của mình.
Video đang HOT
“Người bệnh đến phải được phấn khởi tiếp đón niềm nở còn mọi người trong bệnh viện phải hết lòng phục vụ”, ông Khoa cho hay.
Khổ tâm nhiều lần vì bệnh nhân khổ
Trước đó, tại phiên giải trình Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội diễn ra vào chiều 17/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, có đến 60% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến trên mắc các loại bệnh nhẹ, có thể khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến cơ sở.
Tuy nhiên do việc người dân tiến hành khám chữa bệnh vượt tuyến đã dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh viên TW.
Chứng kiến những cảnh ấy bộ trưởng đã không khỏi đau lòng và phát biểu khi tuyến trung ương thì “đến thăm là thấy khổ tâm, bệnh viện như trại tị nạn”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi bệnh nhân
Đây không phải là lần đầu tiên bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lên tiếng cho tình cảnh vất vả, khổ sở của bệnh nhân khi đi khám bệnh.
Vào cuối tháng 11/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có chuyến thị sát về tình trạng quá tải tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. Dù đã “chuẩn bị tâm lý” từ trước nhưng bộ trưởng vẫn không khỏi “choáng” và đau lòng khi chứng kiến bệnh nhân lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón mình.
Dù đã nhiều lần đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhưng bà Tiến vẫn tỏ ra ngạc nhiên khi thấy hành lang, cầu thang của bệnh viện, các ghế đá ngoài sân có quá nhiều người chen chúc nằm ngồi, với lỉnh kỉnh chăn, mùng, giỏ xách. Thấy nơi nào tổ chức chưa hợp lý, chưa thuận tiện cho bệnh nhân đi khám bệnh, lãnh thuốc… là Bộ trưởng hỏi ngay lãnh đạo bệnh viện “ Sao lại làm thế này?
Và Bộ trưởng lại không thể cầm lòng khi nói với ông Huỳnh Văn Biết – Phó giám đốc Sở Y tế TP: “Các anh phải làm nhanh lên. Tiền có rồi, để lâu sốt ruột quá. Tôi thấy nhà hàng, trung tâm thương mại, cầu, đường cao tốc được xây dựng mới rất hiện đại mà để một bệnh viện thế này, rất tội bệnh nhân”.
Theo Đất Việt
Năm 2014, viện phí tiếp tục tăng
Theo dự kiến của Bộ Y tế, năm 2014, viện phí tại khu vực điều trị sẽ tiếp tục tăng theo hướng tính cả tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...
Trong khi vẫn còn không ít lời phàn nàn của người bệnh về chất lượng dịch vụ sau hơn 1 năm tăng viện phí thì nhiều cơ sở y tế lại cho rằng cần tiếp tục tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tăng rồi, vẫn lỗ?
TP HCM là địa phương cuối cùng được HĐND thông qua viện phí mới sau gần 2 năm liên bộ Y tế - Tài chính có thông tư về việc này với giá 447 dịch vụ y tế và giá ngày, giường bệnh được điều chỉnh. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, sau hơn 1 năm thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, nhìn chung, các cơ sở đã có ý thức hơn trong việc nâng chất lượng khám chữa bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết để cải thiện chất lượng dịch vụ với viện phí mới, BV đã chi 50 tỉ đồng nâng cấp khu khám bệnh, tăng gấp đôi số phòng khám (từ 30 lên 60), đồng thời nâng cấp, sửa chữa phòng bệnh, lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở... - đều là những thứ thiết yếu cho người bệnh. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc điều chỉnh viện phí sẽ giải quyết được ngay tình trạng quá tải.
Khu vực chờ khám bệnh của Viện Tim mạch quốc gia (TP Hà Nội) được đầu tư nâng cấp sau khi tăng viện phí
"Từ khi tăng viện phí, BV chịu áp lực phải tăng chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn, quy định khám hạng 1 và hạng đặc biệt phải bảo đảm định mức chỉ khám 35 bệnh nhân/bàn/ngày. Trong khi đó, diện tích đất có hạn, BV không thể mở rộng phòng khám" - lãnh đạo một BV phân trần.
Với mức viện phí được phê duyệt chiếm 80%-90% khung giá, nhiều BV vẫn kêu lỗ vì thu không đủ bù chi. Theo ông Hoàng Tiến Bình, Phó Giám đốc BV Đa khoa Thảo Nguyên (tỉnh Sơn La), dù viện phí mới được tính các yếu tố chi phí trực tiếp nhưng hiện giá nhiều dịch vụ đã không còn phù hợp.
Ông Bình đơn cử dịch vụ cắt amiđan (gây mê), theo khung giá thì tăng 480.000 đồng nhưng tiền vật tư (chỉ khâu, ống đặt nội khí quản, gạc thấm nước) có giá trị trung bình lại không được tính. Với kỹ thuật này, BV đang lỗ 174.000 đồng. Thủ thuật rửa dạ dày cũng vậy, với giá 21.000 đồng nhưng chi phí sử dụng 1 sonde dạ dày đã là 23.000 đồng, chưa kể vật tư khác và chi phí cho người thực hiện hơn 38.000 đồng.
Tại BV Việt Đức (TP Hà Nội), giá 1 ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV, cho biết giá này không đủ chi cho khoản vệ sinh phòng bệnh, giường bệnh. Chỉ tính riêng tiền vệ sinh, BV này chi khoảng 10 tỉ đồng/năm. Để tồn tại, BV phải lấy nguồn ở các phòng bệnh dịch vụ bù sang phòng bệnh được BHYT chi trả.
Tăng độ bao phủ của BHYT
Lý giải giá dịch vụ y tế mới đã tính đủ các chi phí trực tiếp nhưng nhiều BV vẫn lỗ, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, cho rằng phần lớn các tỉnh mới thu viện phí ở mức 60%-80% giá tối đa. Như vậy, chưa đủ các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ nên nhiều BV vẫn rất khó khăn trong bảo đảm kinh phí để hoạt động, chưa thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh một cách rõ rệt.
Bộ Y tế cho biết theo lộ trình năm 2014, khung viện phí được xây dựng theo hướng chi phí phụ cấp thường trực của nhân viên y tế được tính vào giá ngày, giường điều trị nội trú; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá của từng phẫu thuật, thủ thuật. Với việc điều chỉnh này, điều quan trọng là phải bảo đảm tăng độ bao phủ của BHYT để bệnh nhân không phải bỏ tiền túi chi trả thêm.
Việc điều chỉnh viện phí sẽ theo hướng chuyển dần từ cấp ngân sách cho bên cung cấp dịch vụ là BV sang đầu tư trực tiếp cho người dân, bằng cách dùng ngân sách mua BHYT cho dân.
Lưu ý sức dân Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, tăng viện phí là cơ hội tốt cho cả người bệnh lẫn cơ sở y tế. Thực tế, sau khi được tăng viện phí, các BV đã dành 15% kinh phí thu được để cải tạo cơ sở vật chất, nhất là khoa khám bệnh; mua sắm máy móc, trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhìn nhận việc điều chỉnh viện phí là cần thiết nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng cần lưu ý đến sức chịu đựng của người dân. Hiện nay, kể cả khi đã được Quỹ BHYT chi trả thì 50% chi phí y tế vẫn do người dân trả.
Theo Ngọc Dung
Siết chặt cấp phép phòng khám tư nhân Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2013. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, thực hiện mọi giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Đặc biệt, cần siết chặt việc cấp giấy phép, tăng cường kiểm tra,...