Bộ trưởng Y tế: Đặt TP.HCM trong tình trạng báo động cao, coi như có dịch Covid-19
Nhìn nhận TP.HCM có đầy đủ yếu tố nguy cơ cao, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị đặt TP.HCM trong tình trạng báo động cao, coi như đã có dịch để triển khai tất cả biện pháp phòng dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất . ẢNH: SỸ ĐÔNG
Tại buổi làm việc với TP.HCM về công tác phòng dịch Covid-19 sáng 28.4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhìn nhận TP.HCM có đầy đủ các yếu tố nguy cơ, cao hơn các tỉnh thành, bao gồm cả các tỉnh vùng biên.
Lãnh đạo Bộ Y tế xác định việc phòng chống dịch Covid-19 ở TP.HCM trong bối cảnh hiện nay phải nâng cao hơn.
“Mặc dù chưa phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, nhưng chúng tôi đề nghị kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng dịch, đặt trong tình trạng báo động cao, coi như đã có dịch để triển khai tất cả biện pháp”, ông Long đề nghị bởi TP.HCM cũng như cả nước sắp bước vào đợt nghỉ lễ 4 ngày (đợt lễ 30.4 – 1.5). Nếu có dịch thì ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế TP.HCM và cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong các ngày lễ, ngày nghỉ do nhu cầu đi lại lớn nên TP.HCM cần tăng cường kiểm tra, giám sát nơi tập trung đông người như nhà hàng, siêu thị, khu vui chơi.
Nhiều phường ở TP.HCM đang ra quân xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng.ẢNH: NGUYÊN VŨ
Về công tác tầm soát, ông Long đề nghị TP.HCM nâng công suất xét nghiệm Covid-19 lên 50.000 mẫu đơn/ngày, khi đó có thể xét nghiệm 500.000 mẫu một ngày; đồng thời tập huấn lại cho các nhân viên, tổ lấy mẫu, sẵn sàng chi viện cho các tỉnh còn khó khăn. Bên cạnh đó, TP.HCM cần chuẩn bị tình huống cách ly trên diện rộng trong thời gian ngắn; sẵn sàng điều trị số lượng ca bệnh lớn, rà soát lại trang thiết bị, máy thở, thuốc men…
Nhiều nơi có biểu hiện lơ là phòng dịch
Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao những kết quả phòng chống dịch Covid-19 mà TP.HCM đạt được, nhất là chủ động đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị TP.HCM xử lý nghiêm người không đeo khẩu trang nơi công cộng và người nhập cảnh trái phép .ẢNH: SỸ ĐÔNG
Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế diễn biến phức tạp, số người mắc và người chết gia tăng, dịch bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu TP.HCM phải cảnh giác cao độ bởi nguy cơ dịch bệnh quay trở lại rất cao, nhất là từ nhập cảnh, bao gồm cả hợp pháp và trái phép.
Sau một thời gian dài không có ca nhiễm trong cộng đồng, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, tâm lý ngại tiêm vắc xin trong nhân dân; một số cấp ủy và chính quyền địa phương cũng có biểu hiện lơ là nhất định.
Sáng 28.4: Không ca Covid-19 mới, hơn 300.000 người được tiêm vắc xin
“Vì yêu cầu phát triển không thể ngăn sông cấm chợ được, nhưng nếu tổ chức mà không có sự kiểm soát, không phòng ngừa thì có ca nhiễm sẽ cực kỳ nguy hiểm”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định, đồng thời dẫn chứng trường hợp nhập cảnh trái phép vào Bệnh viện Từ Dũ mà dương tính với vi rút SARS-COV-2 thì cả tuần lễ âm thầm lây bệnh cho nhiều người. Lúc đó, công tác truy vết và cách ly sẽ cực kỳ khó khăn, lực lượng chức năng sẽ rất cực khổ.
Để siết chặt thêm công tác phòng chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng đề nghị TP.HCM tiếp tục xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng và người nhập cảnh trái phép, nếu người nhập cảnh trái phép mà trốn tránh thì xem xét xử lý hình sự. Ngoài ra, người nhập cảnh trái phép vào khu cách ly tập trung mà tiếp tục phá hủy tài sản nhà nước thì cũng phải xem xét yếu tố hình sự để xử lý.
'Chỉ 1 ca mắc Covid-19 ở cộng đồng dịp 30/4, cả nước sẽ rất cực'
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh chỉ cần 1 ca lây nhiễm ở cộng đồng xuất hiện trong dịp lễ 30/4-1/5, ngành y cả nước sẽ rất cực khổ khi phải truy vết các ca tiếp xúc.
Sáng 28/4, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cùng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì phiên làm việc đột xuất với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM. Buổi làm việc nằm trong kế hoạch của Chính phủ về việc kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố phía nam.
"Thời gian qua, dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên thế giới và các nước trong khu vực. Chúng ta đã giữ được việc không có lây nhiễm trong cộng đồng thời gian dài nhưng đang chịu áp lực lớn đối với nhóm chuyên gia nhập cảnh, bà con từ nước ngoài về và người nhập cảnh trái phép", Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác phòng chống Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Quang Huy.
Phó thủ tướng nhận định dịp 30/4-1/5, du lịch nội địa sẽ gia tăng tại nhiều địa điểm trên cả nước, những lễ hội, kỷ niệm, hoạt động tập trung đông người đòi hỏi ngành y mỗi địa phương cần những biện pháp quyết liệt. Ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh chỉ cần 1 ca lây nhiễm ở cộng đồng xuất hiện trong dịp này, ngành y cả nước sẽ rất cực khổ khi phải truy vết các ca tiếp xúc.
"Toàn bộ khu cách ly hiện tại của TP.HCM phải tuyệt đối an toàn. Không thể nói an toàn thấp, an toàn cao và an toàn như tiêu chí hiện tại được. Chỉ một ca lây lan trong này là cả nước phải chịu", ông Trương Hòa Bình lưu ý.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết chỉ một tháng qua, 108 người nhập cảnh trái phép trên địa bàn được phát hiện. Ông Phong nhấn mạnh đây chỉ là con số phát hiện được, số lượng thực tế có thể còn cao hơn.
Đối với những trường hợp này, quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm và cách ly, phòng dịch theo đúng quy định.
"Từ hôm qua, người dân trên địa bàn bước chân ra đường là phải đeo khẩu trang. Thành phố đã bắt đầu xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng hay tập trung đông người", ông Nguyễn Thành Phong thông tin.
Báo cáo tại buổi họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết địa bàn vừa trải qua 75 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
TP.HCM có 378 giường tại khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, 1.899 giường tại các điểm cách ly ở quận, huyện. Ngoài ra, thành phố thực hiện cách ly tập trung có thu phí tại 41 khách sạn với công suất 3.929 người.
"Toàn bộ khu cách ly đã được kiểm tra công tác an toàn phòng chống dịch Covid-19. Camera giám sát được bố trí để trích xuất dữ liệu, điều tra dịch tễ khi cần thiết", Giám đốc Sở Y tế thông tin.
Ngoài ra, các đoàn kiểm tra của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố định kỳ và đột xuất kiểm tra các cơ sở cách ly trên. Đối với những cơ sở không đạt các tiêu chí an toàn, sở sẽ yêu cầu khắc phục hoặc tước giấy phép nếu không tuân thủ.
Từ đầu mùa dịch tới nay, TP.HCM ghi nhận 254 người dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 225 trường hợp đã khỏi bệnh, 29 người đang được điều trị.
Từ 8/3 đến ngày 18/4, ngành y thành phố đã tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đợt 1 cho 9.155 nhân viên của 73 cơ sở y tế công. Từ ngày 19/4, thành phố tiếp tục tiêm đợt 2 cho 1.022 nhân viên của 10 cơ sở y tế.
Thành phố đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đợt 2 từ ngày 19/4. Đến nay, tổng số nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được tiêm vaccine là hơn 14.000 người.
Sẵn sàng cho ngày bầu cử sớm Trên địa bàn TP. Vũng Tàu có 5 khu vực sẽ tổ chức bỏ phiếu sớm vào ngày 4/5. Thời điểm này, TP. Vũng Tàu đang tập trung toàn lực cho công tác chuẩn bị nhằm bảo đảm cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra thành công. Cử tri kiểm tra...