“Bộ trưởng y tế cũng có một phần trách nhiệm”
Trong thời gian Quốc hội nghỉ giữa giờ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội đã trao đổi với chúng tôi về trách nhiệm của ngành y tế trước nhiều vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian gần đây.
Ông Lợi nói: Về vụ bác sĩ phẫu thuật gây chết người rồi phi tang cho thấy, đạo đức nghề nghiệp quá kém. Quản lý có tốt bao nhiêu đi chăng nữa mà đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp không tốt thì không thể chấp nhận được.
Qua việc này cho thấy, chúng ta cần phải kiểm soát các phòng khám tư nhân, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ chứ không thể coi các dịch vụ này đơn thuần như các dịch vụ khác bởi đây là các dịch vụ liên quan trực tiếp đến sinh mạng của con người.
Bộ Y tế cần phải chỉ đạo sát sao không chỉ bằng văn bản mà cả thanh tra, kiểm tra, Sở Y tế cũng phải tăng cường giám sát, chính quyền quản lý địa bàn cũng phải nắm được có bao nhiêu cơ sở trên địa bàn của mình, cơ quan công an cũng phải kiểm tra hộ khẩu, hộ tịch nhất là với đối tượng là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Quan trọng nhất là làm tốt việc phối kết hợp, kiểm soát để khi xảy ra chuyện có thể dễ dàng xử lý.
Cũng đến lúc phải có quản lý, kiểm soát việc quảng cáo tuyên tuyền chứ không để tràn lan như hiện nay
Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội. Ảnh: VOV
Theo ông, trách nhiệm quản lý ngành trong những vụ việc này như thế nào khi đơn vị quản lý bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường nói các phòng khám tư nhân thuộc trách nhiệm của Sở Y tế và các phòng y tế ?
Quy định hành nghề ctrong luật không cấm việc bác sĩ làm thêm ngoài giờ nhưng nếu đơn vị quản lý nói như thế là không được đầy đủ trách nhiệm bởi họ phải quản lý được nhân viên của mình làm việc ở đâu.
Không chỉ đến vụ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ gây chết người rồi ném xác phi tang mà trước đó ngành y tế đã có rất nhiều vụ lùm xùm gây bức xúc dư luận như vụ nhân bản bệnh án ở bệnh viện Hoài Đức, trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine… Liệu có phải do khâu quản lý có vấn đề không, thưa ông?
Để xảy ra những vụ việc như thế, tôi tiếc cho ngành y tế. Phải nói rằng Đảng, Nhà nước rất quan tâm trong việc phân bổ ngân sách, ưu tiên trái phiếu chính phủ cũng như quan tâm trong chỉ đạo. Qua những vụ việc trên cho thấy hai điều:
Video đang HOT
Thứ nhất, đồng tiền khiến cho y đức xuống cấp.
Thứ hai, quản lý nhà nước ở góc độ nào đó rất lỏng lẻo. Lấy ví dụ vụ Hoài Đức, trách nhiệm không chỉ riêng ngành y tế mà cả ngành bảo hiểm xã hội không xem xét, kiểm tra kỹ chứng từ quyết toán.
Tôi cho rằng, chính quyền cần phải vào cuộc và quan trọng nhất là phải nâng cao y đức bằng cách đảm bảo thu nhập cho ngành y, chứ qua bao nhiêu trường lớp, 6 năm đào tạo mà y đức như vậy thì không ổn, những chuyện như thế không được phép tồn tại.
Ông đánh giá thế nào về động thái xin lỗi người dân của Bộ Y tế?
Tôi hoan nghênh Bộ Y tế bởi dù muộn còn hơn không. Tuy nhiên, Bộ Y tế cần phải xử lý nhanh hơn, tốt hơn và công khai cho người dân. Quan trọng nữa là phải có biện pháp mạnh, có tính răn đe tốt để tình trạng đó không tái diễn.
Nhưng, có ý kiến rằng, không thể không nói đến trách nhiệm của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ?
Bộ Y tế không thể ôm hết việc của 63 tỉnh thành. Tuy nhiên trong quản lý, Bộ y tế là người có trách nhiệm cao nhất nên những vụ việc thế này xảy ra, có một phần trách nhiệm của Bộ trưởng.
Chúng ta phê phán ngành y tế là chưa chính xác. Cần phải ghi nhận những thành tích ngành y tế những năm gần đây. Tiếc là ngành y tế liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người nên dư luận xã hội cũng lớn hơn ngành khác.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các Bộ trưởng của Quốc hội cũng đánh giá một phần trách nhiệm của các Bộ trưởng?
Việc tín nhiệm thấp cũng có hai nguyên nhân: Thứ nhất là bản thanh ngành đó “ nóng” được nhiều người quan tâm, thứ hai là do Bộ trưởng chưa làm tốt.
Tuy nhiên, các Đại biểu cũng rất công tâm khi ghi nhận, đánh giá. Có nhiều Bộ trưởng như Bộ trưởng Bộ Giao thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế lúc đầu cũng có nhiều ý kiến, tuy nhiên sau này có cố gắng cũng được ghi nhận.
Chúng ta phê phán nhưng trên tinh thần xây dựng bởi đất nước ta còn khó khăn, đầu tư còn hạn chế nên nhiều lĩnh vực chưa hiệu quả ngay được.
Theo Một thế giới
"Thanh tra 804 cuộc, chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng nhỏ"
"Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 1 đến 2 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính..." - báo cáo thẩm tra của Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng nêu rõ.
Ngày 22/10, Chính phủ đã có báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Theo báo cáo, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã có tác dụng răn đe tham nhũng.
Theo đó, một số lĩnh vực, qua khảo sát, tình hình tham nhũng đã có xu hướng giảm so với kết quả khảo sát trước đó như thuế, hải quan, truyền thông, dịch vụ đăng ký và cấp phép. Tuy nhiên, Chính phủ nhận định, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản tại một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo thẩm tra
Thanh tra nhiều, phát hiện gần như không
Báo cáo Thẩm tra do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày sáng 22/10 cho thấy, việc phát hiện tham nhũng và kiến nghị xử lý về hình sự thông qua công tác thanh tra, kiểm toán tăng cả về số vụ và số đối tượng. Tuy nhiên, việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn yếu và đây là hạn chế đã kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục rất chậm.
Hầu hết các địa phương mà Đoàn của Ủy ban Tư pháp tiến hành giám sát, khảo sát đều cho rằng, số vụ việc phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra; số tiền, tài sản sai phạm có liên quan đến tham nhũng phát hiện được qua công tác thanh tra, kiểm toán là rất lớn, nhưng kiến nghị thu hồi khoảng trên 40%, số thu hồi được còn thấp hơn nữa (đạt dưới 50% số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi).
Đặc biệt, tại các địa phương, Cơ quan thanh tra tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra nhưng lại phát hiện được rất ít tham nhũng. "Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 01 đến 02 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính..." - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp dẫn chứng.
Ngoài ra, việc xử lý sai phạm, thực hiện kiến nghị sau kết luận của Thanh tra, Kiểm toán thực hiện còn hạn chế.
"Qua nhiều năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng thì công tác tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là rất yếu. Đây là hạn chế đã được nêu ra nhiều lần trong báo cáo của Chính phủ, Quốc hội nhưng tiến triển chậm, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và xử lý cán bộ, công chức, viên chức" - báo cáo nêu rõ.
Trước đó, theo Báo cáo của Chính phủ thì chỉ có Ngân hàng nhà nước tự phát hiện được 45 vụ việc vi phạm pháp luật với số tiền sai phạm là 917,161 tỷ đồng, đã thu hồi được 23,48 tỷ đồng, đạt 2,5% số tiền phải thu hồi.
Nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái đạo đức
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình hình tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay, Ủy ban Tư pháp cho rằng chủ yếu là tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó có lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích vẫn còn nặng nề nên không ít người đứng đầu vẫn còn bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.
Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Tư pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày cũng cho rằng, vẫn còn có biểu hiện xử lý không nghiêm minh, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm như lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xử lý hành vi tham nhũng bằng biện pháp kỷ luật, hành chính; hoặc chưa xem xét toàn diện loại vụ việc đã khởi tố nhưng do đã khắc phục hậu quả, trả lại tiền, tài sản tham nhũng nên đình chỉ điều tra bị can.
Ngoài ra, khi xét xử thì áp dụng nhiều lần tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt và cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ;...
Ủy ban Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra tự phát hiện tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; ban hành tiêu chí cụ thể để xác định và xử lý được trách nhiệm của người đứng đầu, tránh trường hợp người đứng đầu tích cực phát hiện được nhiều tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình thì lại bị coi là nơi để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng phát sinh; tăng cường chỉ đạo công tác phân tích, thống kê thông tin, số liệu về phòng chống tham nhũng.
Kết quả khảo sát xã hội học với phương pháp đo lường từ trải nghiệm thực tiễn của người dân (chỉ số PAPI - chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2012) cho thấy tình trạng tham nhũng vặt và hối lộ trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến, nghiêm trọng; tỷ lệ người dân tin vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương không cao; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách thủ tục hành chính công...còn hạn chế và không có nhiều chuyển biến so với năm trước. Tổ chức minh bạch thế giới xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt nam (CPI năm 2012) đứng thứ 123/176 nước (chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100).
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Đề xuất áp dụng "cái chết êm ái" Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó rất đáng chú ý là đề xuất cho phép thực hiện "chết êm ái". Đây là một hình thức trợ tử (hỗ trợ bệnh nhân được chết) mà theo các chuyên gia là "rất cần thiết" (Ảnh minh họa) Rất khó để... chết Chị Trần Thu Tiến (53 tuổi,...