Bộ trưởng Y tế: BV như trại tị nạn
Lại thêm một lần Bộ trưởng Y tế bị các đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng quá tải bệnh viện.
Chiều 17/4, UB Các vấn đề xã hội nghe Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình về chuyển tuyến khám chữa bệnh và quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Trong 3 giờ đồng hồ, chuyện vượt tuyến, quá tải bệnh viện và bội chi quỹ BHYT “ nóng” với 13 ý kiến từ các ĐBQH.
Không một chỗ trống
Sau khi nghe Bộ trưởng Y tế báo cáo, ĐB Cao Văn Sang (TP HCM) và ĐB Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh) đặt câu hỏi: “Ngành y tế đang thiếu và yếu về nhân lực, ở tuyến dưới còn thiếu nặng nề hơn khiến người dân dồn lên tuyến trên. Vấn đề chuyển tuyến, vượt tuyến đang diễn ra phổ biến khiến việc phân tuyến kỹ thuật không hiệu quả. Giải pháp căn cơ mà Bộ Y tế đưa ra là gì?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận có những điểm bất cập như các ĐB đã nêu. Hiện các trạm y tế xã không có nguồn nào để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị. Chính phủ đã duyệt đề án nâng cấp các trạm y tế xã song do kinh tế khó khăn nên chưa triển khai đề án.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết thông tư về chuyển tuyến xây dựng đã 2 năm nay nhưng vẫn chưa thể ban hành do chưa thống nhất được một số điểm quan trọng, trong đó đáng chú ý là nếu bệnh viện tuyến trên nhận khám bệnh cho bệnh nhân mắc bệnh thông thường (mà tuyến dưới chữa được) sẽ bị phạt và hạ bậc thi đua.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Có những bệnh nhân lớn tuổi đi tập thể dục từ 5 giờ sáng đợi đến 3 giờ chiều mới lấy được thuốc (Ảnh: Minh Thăng)
Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đặt câu hỏi: Quá tải có phải do chất lượng khám chữa bệnh của tuyến trên tốt hơn tuyến dưới hay không?
Bộ trưởng Y tế nói: “Hiện nay, đúng là bệnh viện tuyến trên có thầy thuốc tốt hơn, trang thiết bị đầy đủ hiện đại hơn, xã hội hóa mạnh hơn nên đầu tư đồng bộ. Có đến 60% bệnh nhân điều trị ở tuyến trên mà không cần thiết, đặc biệt là tuyến trung ương.
Để đảm bảo “tuyến nào làm việc của tuyến ấy”, bà Tiến khẳng định giải pháp căn cơ mà Bộ Y tế đưa ra là thực hiện phân tuyến kỹ thuật rất chặt chẽ, không để chuyển tuyến tràn lan.
Ngoài ra, các đề án nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tỉnh cùng với đề án bác sỹ gia đình, luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới, bệnh viện vệ tinh sẽ được triển khai đồng bộ để nâng cao chất lượng tuyến dưới.
“Nếu không làm vậy thì không thể giảm tải được. Vào bệnh viện Ung bướu ở TP HCM mà thấy không khác gì trại tị nạn, đến đêm vẫn không còn một chỗ trống, người nhà bệnh nhân không còn nơi để ngủ”, Bộ trưởng cho hay.
Chờ đợi khám bệnh: Quá lâu, quá khổ
Video đang HOT
Cũng liên quan đến việc chuyển tuyến, quá tải, một số ĐBQH nói việc khám chữa bệnh phải đợi chờ quá lâu, có nơi người dân đi xếp hàng từ 4 giờ sáng.
Bộ trưởng Y tế cũng cho hay bà biết có những bệnh nhân lớn tuổi đi tập thể dục từ 5 giờ sáng mà đợi đến 3 giờ chiều mới lấy được thuốc. Thủ tục khám chữa bệnh và thanh toán BHYT quá rườm rà nên ngành y tế có muốn nhanh cũng không được.
“Chúng tôi đang đề xuất các bệnh viện nên có một cửa đón tiếp riêng dành cho những bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên. Ngay trong tuần này Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư quy định quy trình khám chữa bệnh, làm sao để với bệnh nhân khám có xét nghiệm, chụp chiếu thì thời gian chờ đợi không quá 2-3 tiếng. Việc thanh toán BHYT cũng giảm từ 6 chữ ký xuống còn 4 chữ ký”, bà Tiến nói.
Ngoài ra, vấn đề phục vụ người bệnh cũng được người đứng đầu ngành y tế lưu tâm: “Nếu một bệnh viện không trích tiền thu được từ việc tăng giá viện phi để tái đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và không khiến cán bộ nhân viên thay đổi thái độ phục vụ thì sẽ đề xuất BHXH Việt Nam không ký tiếp hợp đồng khám chữa bệnh BHYT”.
Ủng hộ quan điểm phải phân tuyến chặt chẽ để tránh chuyển tuyến tràn lan, phá vỡ hệ thống khám chữa bệnh, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội bà Trương Thị Mai lưu ý Bộ trưởng Y tế một điểm quan trọng.
Theo đó, với những nơi ở tuyến dưới vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận được tới kỹ thuật để khám chữa bệnh thì cần cân nhắc kỹ càng, bởi nếu không cho chuyển tuyến thì rất nguy hiểm, liên quan trực tiếp tới sinh mạng người bệnh.
Điều này càng nên được lưu tâm trong bối cảnh các bệnh viện tuyến dưới cũng được chủ động triển khai nghị định về tự chủ tài chính, họ có xu hướng giữ lại bệnh nhân để tăng thu.
Theo 24h
Cảnh bệnh nhân chui gầm giường lên triển lãm
Nằm ngủ gầm giường, trong lồng, ngồi vạ vật bên hành lang, chờ đợi khám,... Đó chính là những hình ảnh xúc động được trưng bày tại triển lãm "Chợ sức khỏe", 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Ngày 24/1, Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số tổ chức buổi triển lãm về những hình ảnh thăm, khám của nhiều bệnh nhân tại các bệnh viện Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Hơn 100 bức ảnh do nhóm sinh viên các trường đại học, cao đẳng, cộng tác viên, nhân viên của trung tâm ghi lại ở các bệnh viện. Mỗi hình ảnh là một góc nhìn, một câu chuyện xúc động về những khó khăn, vất vả của nhiều bệnh nhân khi phải đến bệnh viện.
Hoàng Thị Thu Thủy, sinh viên năm 3, trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội cho biết, trong những lần đến thăm người thân ở bệnh viện K Hà Nội, em thấy tình trạng người bệnh đứng, ngồi vật vờ ở hành lang rất khổ sở. Do đó, khi biết Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số có buổi triển lãm ảnh về thực trạng ở bệnh viên em đã đăng kí tham gia.
Qua những bức ảnh, Thủy muốn gửi đến các cán bộ y, bác sĩ một góc nhìn về những khó khăn bệnh nhân đang gặp phải ở các bệnh viện hiện nay. Từ đó, lãnh đạo ngành Y tế sẽ hiểu và thông cảm hơn cho người bệnh và có sự đầu tư tốt hơn cho cơ sở vật chất cho người bệnh khi đến thăm, khám.
Có mặt ở buổi triển lãm, anh Nguyễn Hồng Dương, 43 tuổi, ở phố Lê Phụng Hiếu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, cũng không khỏi giật mình khi xem những bức ảnh về cảnh người thân chờ đợi bệnh nhân ở bệnh viện. Anh nói: "Tôi cũng đã nhiều lần đến bệnh viện thăm khám và từng gặp cảnh chờ đợi, vạ vật ngoài hành lang, nhưng không ngờ khi đến triển lãm, tôi thấy nhiều người còn gặp cảnh khổ sở hơn rất nhiều. Tôi nghĩ qua buổi triển lãm, nhiều lãnh đạo, cán bộ, y bác sĩ sẽ phải có cái nhìn mới hơn về bức tranh, thực trạng ở các bệnh viện hiện nay".
Anh Phạm Vũ Thiên, Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân Số cho biết, từ những bức ảnh ở triển lãm, anh muốn thông tin đến với người dân về bức tranh toàn cảnh ở các bệnh viện. Đặc biệt với đội ngũ y bác sĩ và những cán bộ ngành y tế, họ sẽ có cải thiện trong việc thông tin, hướng dẫn người dân trong việc thăm, khám, minh bạch hơn trong giá dịch vụ chăm sóc người bệnh.
"Bức ảnh sẽ là thông tin hai chiều để người dân và đội ngũ y bác sĩ hiểu và thông cảm cho nhau. Khi đó, người bệnh đến thăm khám sẽ được tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn, không còn cảnh bệnh nhân ngủ gầm giường, trong lồng hay cảnh vật vạ ngoài hành lang", anh Thiên chia sẻ.
Triển lãm diễn ra từ ngày 24/1 đến ngày 28/1.
Một số bức ảnh phóng viên ghi lại tại buổi triển lãm:
Ngủ ở gầm giường ở bệnh viện
Ngủ trong lồng ở hành lang bệnh viện
Chị Như quê ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên (ảnh trái), phải ngủ ở tại vỉa hè gần bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân co ro trong giá lạnh
Bệnh viện quá tải
Người nhà bệnh nhân ngồi chờ ở gần cửa hàng tạp hóa
Đứng chen nhau chờ ở phòng siêu âm, chụp điện
Vẻ mặt lo âu của người thân có bệnh nhân nằm viện
Cơ sở vật chất ở bệnh viện xuống cấp
Rất nhiều người dân đến xem triển lãm
Nhóm tác giả thực hiện bộ ảnh
Các bộ trưởng "quá vô tình"? Chiều 22/3 vừa qua, khi chất vấn Bộ trưởng BộGiáo dụcvà Đào tạo Phạm Vũ Luận, Phó chủ nhiệm Ủy banPháp luậtcủa Quốc hội, đại biểu Lê Minh Thông đã nhắc đến một số bức thư ngỏ mà theo lời ông là đã gây xôn xao dư luận thời gian qua. Tác giả các bức thư này chính là TS. Trần Đăng Tuấn,...