Bộ trưởng Y tế: 3 khó khăn của Việt Nam khi tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19
Tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu vẫn đang diễn ra, các nước lại thay đổi chính sách trong tiêm chủng, giảm bớt cung ứng nên kế hoạch tiếp nhận vắc xin tại nước ta bị ảnh hưởng.
“Trong tháng 10 này, mặc dù chúng ta có kế hoạch tiếp nhận vắc xin Covid-19 với số lượng lớn, tuy nhiên nguồn cung chưa đảm bảo. Hiện đã giữa tháng 10, nhưng mới chỉ nhận được lượng vắc xin đạt 20% so với kế hoạch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin tối 13/10.
Theo ông, thời gian qua, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 80 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 nhờ nỗ lực lớn trong chiến lược vắc xin. Việc tiếp cận vắc xin ở nước ta cũng như nhiều nước chưa thể tự sản xuất gặp không ít khó khăn.
Trong đó, khó khăn chung lớn nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán, nhập khẩu. Chúng ta phải chấp nhận hầu hết các điều kiện mà nhà cung ứng đưa ra như vấn đề thoả thuận bồi hoàn, miễn trừ về trách nhiệm, bảo mật thông tin và cả rủi ro liên quan đến giao hàng không đúng thời hạn.
Video đang HOT
Thứ hai là tình trạng khan hiếm nguồn cung ứng trên toàn cầu vẫn đang diễn ra. Hiện nay, ngay cả cơ chế COVAX cũng chưa đạt được kế hoạch cung ứng vắc xin cho các nước, trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, các nước thay đổi chính sách tiêm chủng vắc xin như mở rộng đối tượng tiêm, tiêm tăng cường mũi 3, do đó có sự điều chỉnh trong chính sách cung ứng, làm nước ta cũng bị ảnh hưởng theo.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt để tăng tốc tìm kiếm nguồn cung vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.
Liên quan đến tốc độ tiêm chủng, Bộ trưởng cho biết, gần đây, Bộ Y tế liên tục có các chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.
Việt Nam đã và đang tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử tại hơn 12.000 điểm tiêm ở tất cả các tỉnh, thành phố, bao gồm cả điểm tiêm cố định và lưu động. Bộ Y tế cũng thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị trực tuyến, kiểm tra giám sát với các địa phương để đôn đốc triển khai chiến dịch tiêm chủng. Nguyên tắc là đẩy nhanh bao phủ mũi 1, vắc xin nào về thì tổ chức tiêm ngay, sau đó trả bù mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đến thời hạn.
“Vì vậy, tốc độ tiêm vắc xin của nước ta hiện ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới, có nhiều ngày vượt trên 1 triệu liều/ngày. Chúng tôi hy vọng có thể đạt mức cao hơn về số lượng mũi tiêm trong ngày”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo ông, tốc độ tiêm vắc xin quyết định cho việc mở cửa nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Do đó, Bộ Y tế đã liên tục khuyến cáo các địa phương phải tăng tốc tiêm chủng. “Nếu địa phương nào tiêm chủng chậm thì Bộ Y tế sẽ điều chuyển vắc xin đến địa phương có tốc độ tiêm đảm bảo yêu cầu”, Bộ trưởng nói.
Đến hết ngày 12/10, cả nước đã thực hiện tiêm tổng cộng 56.330.750 liều vắc xin Covid-19 các loại. Trong đó, có 39.837.150 mũi 1 và 16.493.600 mũi 2.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm tụ tập đông người nơi công cộng
Trong công điện vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an chỉ đạo các địa phương kịp thời chấn chỉnh, không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Người dân Hà Nội đi chơi đêm Trung thu 21.9 . GIANG NGỌC
Văn phòng Chính phủ sáng nay, 23.9, vừa phát đi công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các tỉnh Hà Nam, Kiên Giang về việc tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Công điện nêu rõ, trong mấy ngày vừa qua, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tại một số địa phương đã có hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch, một số nơi xuất hiện các ổ dịch mới. Để kịp thời chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu:
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh trật tự xã hội thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chỉ đạo các địa phương kịp thời chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Tiểu ban Y tế thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chỉ đạo các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Hà Nam, Đà Nẵng, Kiên Giang thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm thần tốc để bóc tách F0, có biện pháp quản lý F1 hiệu quả đối với các khu vực phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng, kiên quyết không để lây lan rộng.
Thủ tướng yêu cầu các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Hà Nam, Đà Nẵng, Kiên Giang tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm mục tiêu nhanh nhất, sớm nhất kiểm soát dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.
Nghiên cứu kiến nghị về 2 phương pháp điều trị Covid-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. Ngày 20/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị...