Bộ trưởng Xây dựng và Chủ tịch Hà Nội “chia lửa” câu hỏi về 8B Lê Trực
Trả lời chất vấn của Trung tướng Nguyễn Thanh Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh về việc chậm xử lý “tòa nhà sai phép mọc ngay gần trụ sở Văn phong Quốc hội”, tức nhà 8B Lê Trực, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận trách nhiệm và cam kết sẽ sớm xử lý…
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung…
Ông Nguyễn Đức Chung quả quyết, TP Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc trong xử lý sai phạm của tòa nhà này, nhưng cũng có lý giải nguyên nhân chậm trễ do lý do kỹ thuật.
“Hiện chúng tôi đã hạ được toàn bộ tầng 19, nhưng để hạ tiếp các tầng tiếp theo thì hiện chủ đầu tư và Hà Nội đang trình phương án kỹ thuật vì từ tầng 14 – 18 chủ đầu tư đều có giật cấp vào. Bộ Xây dựng đang mời nhà khoa học xem cắt tầng thì có đảm bảo cho dân ở hay không, hay trình phương án khác, vì chúng đặt vấn đề an toàn lên trên. Chậm là ở nguyên nhân này” – ông Chung lý giải.
Tuy vậy, với “trách nhiệm cá nhân”, ông Chung cũng hứa, TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ thẩm định kỹ thuật và công bố công khai, kiên quyết thực hiện theo chỉ đao của Thủ tướng với vi phạm của nhà 8B Lê Trực.
Trả lời thêm về dự án này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng cho biết, Hà Nội đã rất kiên quyết xử lý dự án này, và hiện xử lý giai đoạn cắt tầng, phá dỡ một số phần vi phạm liên quan đến kết cấu, an toàn của công trình.
Tuy theo quy định của pháp luật, dự án này thuộc trách nhiệm của UBND TP Hà Nội nhưng thấy đây là vấn đề lớn nên Bộ Xây dựng đã phối hợp với Hà Nội ngay từ đầu. Bộ đang mời chuyên gia và các cơ quan chuyên môn của Bộ thẩm định phương án để khẳng định an toàn về di dời.
Bộ trưởng Xây dựng cam kết trong tháng 8 sẽ có ý kiến chính thức với Hà Nội.
Video đang HOT
… và Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cùng “hợp lực” trả lời câu hỏi về nhà 8B Lê Trực.
Về việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo, ông Nguyễn Đức Chung cho biết: Trước 2015, Hà Nội có hơn 300 trường hợp, sau khi xử lý, đến nay còn 132 trường hợp.
“Chúng tôi khắc phục bằng 2 giải pháp: Với nhà đã tồn tại trước tháng 12/2016, các căn nhà dưới 30m thì cương quyết thu hồi trồng cây, hoa; hoặc khuyến khích các hộ giáp ranh liền kề hợp khối”. Ông Chung khẳng định sẽ tích cực làm tiếp 132 trường hợp tồn tại.
Để không phát sinh nhà siêu mỏng, siêu méo mới, đối với công trình giao thông mới, Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên & Môi trường và các Ban Quản lý dự án khi công bố chỉ giới đường đỏ, xác định luôn đất dưới 30m thì thu hồi giải phóng mặt bằng để trồng cây xanh. Nếu các hộ dân thỏa thuận được với nhà xung quanh thì cho hợp thửa, hợp khối…
Giai đoạn 2015 – 2016, Hà Nội phát sinh 56 tường hợp siêu mỏng, siêu méo mới, chủ yếu ở các tuyến mương thuộc dự án thoát nước giai đoạn 2 do Nhật Bản tài trợ. Ông Nguyễn Đức Chung cho biết Hà Nội cũng đang tập trung giải quyết.
“Chúng tôi hứa với Quốc hội, thời gian tới sẽ tập trung giải quyết để chấm dứt nhà siêu mỏng, siêu méo” – ông Chung cam kết.
P.Thảo
Theo Danviet
Bộ trưởng Xây dựng lần đầu trả lời chất vấn
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, quản lý sử dụng đất tại đô thị gắn với phát triển giao thông là những vấn đề dành cho Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trong lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội sáng nay, 16/8.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định, các nhóm vấn đề đặt ra trong phiên chất vấn xác đáng, đang được dư luận quan tâm, đòi hỏi.
Trong khuôn khổ phiên họp thứ 13, UB Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp. Bộ trưởng Xây dựng là vị tư lệnh ngành được chọn "lên ghế nóng" lần này.
Tham gia phiên chất vấn có Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực - ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông.
UB Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chuẩn bị để tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan, theo dự kiến chương trình.
Trong báo cáo phục vụ phiên chất vấn, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết một số kết quả về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
Theo đó, về xây dựng thể chế thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hình thành đồng bộ và cơ bản đáp ứng yêu cầu điều chỉnh thống nhất các hoạt động lập và quản lý quy hoạch.
Đến nay đã có 16 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh (vùng kinh tế xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn và vùng đặc thù) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (tương đương 63 đồ án quy hoạch, 30% đang tổ chức lập điều chỉnh). 100% thành phố, thị xã, thị trấn đã có quy hoạch chung được duyệt (tương đương 805 đồ án). Quy hoạch phân khu khu vực đô thị đạt trung bình khoảng 75%, quy hoạch chi tiết đạt trung bình khoảng 35%, tỷ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 99% (8926 xã).
Bộ trưởng Xây dựng báo cáo, đây là kết quả của việc đổi mới công tác quy hoạch xây dựng, linh hoạt trong xác định mục tiêu, định hướng, chú ý nhiều hơn đến yếu tố thị trường để cập nhật phục vụ việc lập quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch kịp thời. Nhiều quy hoạch xây dựng đã bám sát với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển, đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng các kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm.
Về phát triển đô thị, báo cáo cho biết, tính đến hết tháng 5/2017 dân số đô thị toàn quốc đạt khoảng 33 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 37,0%. (so với 23,7% năm 1999), mật độ dân số đô thị trung bình là 1.888 người / km2. Diện tích đất toàn đô thị là 43.792 km2 chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên toàn quốc, trong đó diện tích đất khu vực nội thị là 18.766,66 km2 chiếm 5,67% diện tích đất tự nhiên toàn quốc.
Tổng số đô thị cả nước là 805 đô thị (tăng thêm 8 đô thị loại 5 so với cuối năm 2016), bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt, 17 đô thị loại 1, 25 đô thị loại 2, đô thị loại 3 là 44, 84 đô thị loại 4 và đô thị loại 5 là 633.
Bộ trưởng cho biết, khu vực đô thị đóng góp trên 50% GDP, khoảng 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 2/3 giá trị xuất khẩu.
Đánh giá hạn chế, người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng, một số quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tính khả thi thấp. Một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đúng trình tự, nội dung theo quy định, công tác kiểm tra thanh tra giám sát của cơ quan quản lý, của cộng đồng còn yếu, một số vi phạm chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm.
Hạn chế tiếp theo là hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển không đồng bộ, không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển kinh tế và dân số dẫn tới nhiều hệ lụy: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, ngập lụt, dịch vụ kém phát triển, nhà ở xã hội thiếu gay gắt. Với tác động ngày càng bất lợi của biến đổi khí hậu, các hệ lụy trên ngày càng trầm trọng, gay gắt nhất là ở các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TPHCM.
Tại báo cáo, Bộ trưởng cũng cho biết các nội dung được cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm gửi kiến nghị, chất vấn ông đều đã hồi âm đầy đủ.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vi phạm xây dựng Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, thời gian qua đã có 18 trường hợp, đó là Chủ tịch các quận, huyện, các Phó Chủ tịch quận, huyện phụ trách trực tiếp, chủ tịch của các xã, phường, liên quan đến Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra bị xử lý vì liên quan đến vi phạm trong quản lý trật tự xây...