Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Bỏ phiếu qua thư như “đùa với lửa”
Quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Barr tương tự với những gì Tổng thống Donald Trump từng nói khi phản đối bỏ phiếu qua thư.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói rằng việc bỏ phiếu qua thư đối với cuộc bầu cử ngày 3/11 tới có thể sẽ xảy ra tình trạng gian lận. Quan điểm này tương tự với những gì Tổng thống Donald Trump từng nói về việc ông phản đối bỏ phiếu qua thư.
“Những người đang tìm cách thay đổi luật lệ với phương pháp này có vẻ rất cởi mở với gian lận và cưỡng ép. Điều đó là thiếu thận trọng và nguy hiểm và những người này đang đùa với lửa”, ông Barr trả lời phỏng vấn CNN ngày 2/9.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: Reuters
Bỏ phiếu qua thư không phải là điều mới lạ ở Mỹ. Cứ 4 cử tri thì có gần 1 cử tri bỏ phiếu bầu Tổng thống năm 2016 theo cách này. Các chuyên gia nói rằng việc gian lận phiếu bầu dù cử tri bỏ phiếu theo hình thức nào cũng là điều rất hiếm gặp ở Mỹ.
Ông Barr dẫn một báo cáo năm 2005 của Ủy ban cải cách bầu cử liên bang, do cựu Tổng thống Jimmy Carter và cựu Ngoại trưởng James Baker đứng đầu, trong đó kết luận rằng, lá phiếu của những người vắng mặt trong ngày bầu cử (phiếu bầu qua thư) có khả năng xảy ra gian lận.
Video đang HOT
Ông nói thêm rằng, hiện đang có nhiều cuộc điều tra liên quan đến gian lận phiếu bầu ở một số bang.
Cuộc bầu cử ngày 3/11 tới dự kiến sẽ có số lượng người bỏ phiếu qua thư cao kỷ lục do những lo ngại về việc bỏ phiếu trực tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ tìm cách “đánh cắp” cuộc bầu cử bằng việc thúc đẩy bỏ phiếu qua thư. Trong khi đó, đảng Dân chủ nói rằng, ông Trump và đảng Cộng hòa đang tìm cách trấn áp phiếu bầu để có lợi thế.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Barr nói rằng, các điểm bỏ phiếu có thể sắp xếp nhằm bảo vệ cử tri khỏi dịch bệnh và những người có bệnh lý nền có nguy cơ cao mắc Covid-19 có thể bỏ phiếu qua thư.
Ông cũng nêu quan ngại về việc nước ngoài làm giả phiếu bầu của Mỹ, dù chưa thấy bằng chứng nào về việc này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng, trong vấn đề can thiệp bầu cử, Trung Quốc là mối đe dọa còn lớn cả Nga./.
Hơn 1.100 cựu quan chức yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ chức
Hơn 1.100 cựu quan chức Bộ Tư pháp và cựu công tố viên cùng ký đơn yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp William Barr từ chức với lý do ông này cố ý can thiệp nhằm giảm án cho bạn thân ông Trump.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr (trái) và Tổng thống Donald Trump họp báo tại Nhà Trắng hồi tháng 7-2019. Ảnh: AFP
Theo tờ The New York Times ngày 16-2, những người ký vào đơn kiến nghị nói trên biết rõ lá đơn không đủ gây sức ép để buộc Bộ trưởng Tư pháp William Barr từ chức. Do vậy, nhóm này kêu gọi những người làm việc lâu năm trong Bộ Tư pháp "hãy giữ lời tuyên thệ khi nhậm chức là bảo vệ công lý, không để bị ảnh hưởng bởi phe phái, chính trị".
"Đáng tiếc là hành động của ông Barr trong việc tuân hành các chỉ thị cá nhân của Tổng thống, đã cho thấy điều khác hẳn với lời nói của ông. Những hành động đó, cùng với các thiệt hại gây ra cho danh tiếng và sự liêm chính của Bộ Tư pháp đòi hỏi ông Barr phải từ chức", nhóm cựu quan chức tuyên bố.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: CNBC
Được biết, nguyên nhân của các diễn biến trên bắt nguồn từ việc cố vấn chính trị lâu năm của Tổng thống Donald Trump - ông Roger Stone hôm 25-1 năm 2019 bị bắt giữ với bảy tội danh liên quan đến cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Các tội danh này bao gồm năm lần nói dối trước Quốc hội, một tội danh mua chuộc nhân chứng và cản trở quá trình điều tra của Ủy ban Quốc hội.
Ông Stone cũng bị cáo buộc nhiều lần liên hệ với WikiLeaks thông qua trung gian để có được những email bị đánh cắp từ Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và ban vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Sau đó, ông đã chuyển thông tin về tài liệu này cho đội ngũ của ông Trump.
Đến ngày 11-2 năm nay, bốn Công tố viên liên bang trong vụ truy tố ông Stone đã đề nghị với tòa mức án từ 7 năm đến 9 năm tù. Tổng thống Trump lập tức viết nhiều dòng trạng thái trên trang Twitter cá nhân chỉ trích đề nghị này.
Sau đó, do yêu cầu của Bộ trưởng Barr, Bộ Tư pháp đưa ra một đề nghị khác, nói rằng ông Stone nên được hưởng sự khoan hồng và lãnh án tù nhẹ hơn. Cả bốn Công tố viên trên đồng loạt đệ đơn từ chức một ngày sau đó.
Trước làn sóng chỉ trích kịch liệt, Bộ Tư pháp phải lên tiếng khẳng định ông Barr không hề nói chuyện trực tiếp với ông Trump trước khi đề nghị giảm án, do đó không thể nói ông chủ Nhà Trắng có ảnh hưởng gì đáng kể.
Dù vậy, trong một cuộc phỏng vấn hôm 14-2 với đài ABC News, ông Barr cũng phải thừa nhận những phát ngôn của Tổng thống Trump khiến ông "gặp nhiều khó khăn khi làm việc, đảm bảo sự chính trực và công tâm".
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Ông Trump "làm phiền" Bộ trưởng Tư pháp Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vừa bất ngờ lên tiếng phàn nàn công việc "bị cản trở" khi Tổng thống Donald Trump thường xuyên cho đăng tải thông điệp về cơ quan này trên Twitter. Tổng thống Trump (trái) và Bộ trưởng Tư pháp Barr. Ảnh: Philadelphia Inquirer Đây được xem là phản ứng hiếm hoi của người đứng đầu ngành...