Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói gì về cấp dưới bị tố nhận 12 tỉ đồng “chạy dự án”?
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết đang xác minh thông tin 2 cán bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo bị tố nhận 12 tỉ đồng tiền chạy dự án.
Liên quan đến việc 2 cán bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, TN-MT) bị doanh nghiệp tố nhận 12 tỉ đồng tiền chạy dự án, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay 28-5, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết việc này liên quan đến công tác cán bộ. Do đó, ngay khi nắm được phản ánh, Bộ TN-MT đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc kiểm tra, làm việc với các cán bộ liên quan để xác thực tính chính xác của thông tin.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết đang xác minh thông tin 2 cán bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo bị tố nhận 12 tỉ đồng tiền chạy dự án
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, lãnh đạo Bộ TN-MT đã giao cho Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị thanh tra xác minh, kiểm tra. “Nếu xác định cán bộ có vi phạm thì họ sẽ bị xử lý theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đình chỉ tất cả mọi chức vụ. Nếu sai phạm nghiêm trọng hơn thì có thể chuyển các cơ quan liên quan như công an” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.
Bộ trưởng TN-MT cho biết thêm 2 cán bộ này đang làm báo cáo giải trình và Bộ TN-MT cũng đang làm việc với các bên có liên quan.
Trước đó, có cơ quan báo chí đã phản ánh việc Chủ tịch HĐQT của một công ty cổ phần tố cáo đã chi tiền cho 2 cán bộ thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo. Tổng số tiền người này nói đã chi là 12 tỉ đồng để trúng thầu 1 dự án trên địa bàn tỉnh Long An và 1 dự án ở TP Hải Phòng.
Sau khi chuyển tiền, qua 2 năm chờ đợi vẫn không thấy dự án đâu, đại diện công ty đã gặp 2 cán bộ trên để đòi lại tiền đã chuyển khoản nhưng 2 ông này khất lần, không trả. Đại diện công ty này đã tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 2 cán bộ trên tới cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Theo Danviet
Đề xuất bỏ biên chế suốt đời, xoá hình thức kỷ luật giáng chức
Chính phủ đề xuất tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới tới đây sẽ chỉ được ký hợp đồng xác định thời hạn thay vì "biên chế suốt đời".
Chiều 24/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Bỏ biên chế suốt đời
Một nội dung mới đáng chú ý trong tờ trình của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đề xuất đối với tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình dự án Luật tại phiên họp.
Đây được xem là biện pháp thúc đẩy canh tranh vi tri viêc lam đê nâng cao chât lương đôi ngu can bô, công chưc, viên chưc từ đó thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, gắn chế độ tiền lương với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Đây là phương án được Bộ Nội vụ lựa chọn trình ra Quốc hội xem xét, bên cạnh phương án giữ như quy định hiện hành là sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, để người lao động yên tâm làm việc.
Về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, qua tổng hợp, ý kiến các Bộ, ngành, địa phương đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm, theo đó những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...
Tuy nhiên, do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên quá trình thực hiện có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.
Xem xét bỏ hình thức kỷ luật giáng chức
Liên quan đề xuất không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay hiện còn 2 phương án. Một là, không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, bởi vì việc quy định đồng thời 2 hình thức kỷ luật "giáng chức" và "cách chức" áp dụng đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến tình trạng nể nang, chỉ áp dụng hình thức "giáng chức" thay vì phải áp dụng hình thức "cách chức".
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo thẩm tra.
Hơn nữa, quy định về hình thức kỷ luật giáng chức là không phù hợp với việc bố trí công chức theo vị trí việc làm. Vì vậy, để bảo đảm tính nghiêm minh, sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng lợi dụng quy định để xử lý kỷ luật ở mức độ nhẹ hơn thì không nên tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức.
Hai là, giữ hình thức kỷ luật giáng chức như Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội theo phương án không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức theo phương án 1.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Đây cũng là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng lớn đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về 2 dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Uy ban Phap luât nhân thây, nhưng nôi dung giao Chinh phu quy đinh chi tiêt trong dư thao Luât tương đôi nhiêu va rât quan trong nhưng hô sơ dư an Luât mơi co 3 dư thao Nghi đinh quy đinh chi tiêt.
Đê nghi Chinh phu chi đao sat sao viêc xây dưng, chinh ly va ban hanh cac văn ban quy đinh chi tiêt, bao đam văn ban đươc ban hanh kha thi, co hiêu lưc cung thơi điêm co hiêu lưc cua Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc.
DUY THÀNH
Theo VTC
Cán bộ 'hạ cánh' chưa hẳn... an toàn Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc/nghỉ hưu 3-5 năm hoặc đến 70, 80 tuổi mới phát hiện có vi phạm thì có bị xử lý kỷ luật, bị xóa tất cả chức danh, quyền lợi có trước đó? Sáng 17-4, tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về dự...