Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến tâm lũ Mù Cang Chải
Chiều ngày 5.8 và 6.8, Đoàn công tác do đồng chí Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ quét tại huyện Mù Cang Chải.
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ quét.
Thay mặt Đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chia sẻ những khó khăn mất mát với nhân dân Mù Cang Chải và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do lũ ống vừa qua. Đồng chí cũng đánh giá cao công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, đồng thời cũng đề nghị tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải tiếp tục huy động thêm lực lượng để tìm kiếm các nạn nhân mất tích; tập trung lực lượng sửa chữa trường lớp để đảm bảo cho các cháu học sinh vào năm học mới; quan tâm đến công tác khắc phục môi trường, nguồn nước để đảm bảo vệ sinh tránh tình trạng phát sinh dịch bệnh. Tiếp tục rà soát và di dời các hộ gia đình ở khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Đồng chí cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm cùng chung tay, góp sức hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân bị thiệt hại do lũ ở Mù Cang Chải sớm ổn định cuộc sống.
Đồng chí Trần Hồng Hà cũng lưu ý, theo dự báo tình hình mưa bão còn diễn biến phức tạp, tỉnh Yên Bái tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và lũ quét rất cao, vì vậy tỉnh cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả; tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc bố trí lại dân cư, tính toán quy hoạch lại khu dân cư cho phù hợp để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Kiểm tra tình hình thiệt hại do lũ quét gây ra tại thị trấn Mù Cang Chải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ những mất mát và thiệt hại mà nhân dân huyện Mù Cang Chải trong trận lũ quét vừa qua.
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ quét.
Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng quà cho các đơn vị trường bị thiệt hại do lũ quét ở huyện Mù Cang Chải.
Video đang HOT
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thăm hỏi gia đình anh Nùng Văn Day ở tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải.
Nhân dịp này, Đoàn đã đến tặng 30 bộ máy tính, 01 bộ máy chiếu và 200 giường tầng cho học sinh bán trú huyện Mù Cang Chải; Đến thăm và tặng quà cho gia đình anh Nùng Văn Day hộ gia đình bị trôi nhà do lũ quét ở tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo nhanh với đoàn công tác về tỉnh hình khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Ngay sau khi nhận được tin về thiệt hại do lũ ống, lũ quét tại huyện Mù Cang Chải, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành đoàn thể và địa phương tăng cường lực lượng tập trung tìm kiếm người mất tích; Tính đến chiều ngày 5.8 có 04 người bị chết, 10 người mất tích, 09 người bị thương.
Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức di dời và bố trí nơi ở tạm thời cho 51 hộ có nhà bị trôi sập đổ hoàn toàn; tiến hành di dời 47 hộ gia đình nằm trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Phối hợp với huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu để tìm kiếm và giải quyết thủ tục khi tìm kiếm người mất tích; bố trí phương tiện, vật dụng để vận chuyển và lo thủ tục mai táng cho những người mất tích bị chết và tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời; hỗ trợ tiền, lương thực, thuốc men, vật dụng cần thiết cho các gia đình bị thiệt hại kịp thời để sớm ổn định cuộc sống của nhân dân.
Đối với các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại về người, nhà và tài sản, hoa màu, tỉnh đã hỗ trợ các gia đình có người chết và mất tích 10 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương 2,5 triệu đồng/người; hỗ trợ các gia đình có nhà bị cuốn trôi 25 triệu đồng/nhà; đối với nhà bị sạt lở hỗ trợ 10 triệu đồng/nhà; đồng thời hỗ trợ các gia đình có nhà bị trôi hoàn toàn 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 6 tháng. Đến thời điểm này đã có 45 đoàn đến trao quà và tiền với số tiền 2,364 tỷ đồng; 5,2 tấn gạo và 2.633 thùng mỳ tôm và các vật dụng khác.
Hiện nay tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích; tập trung khắc phục, sửa chữa các công trình công cộng, nhất là khắc phục sửa chữa trường lớp học bị thiệt hại để đảm bảo cho khai giảng năm học mới; khắc phục sửa chữa các công trình giao thông và thủy lợi hư hỏng trên địa bàn đảm bảo giao thông thông suốt và đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa mùa. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát di dời các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; chỉ đạo ngành y tế phối hợp với lực lượng chuyên môn tăng cường của tỉnh tổ chức tiêu độc khử trùng đồng thời chỉ đạo các hộ dân các xã bị thiệt hại tập trung dọn dẹp vệ sinh khu vực xảy ra thiên tai.
Trước đó, ngay sau khi trao quà của cán bộ, viên chức, người lao động Bộ TN&MT đến Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái vào chiều 5.8, tối cùng ngày, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai khắc phục hậu quả đợt thiên tai vừa qua.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà (bên phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã chủ trì buổi làm việc tối 5.8 tại UBND huyện Mù Cang Chải.
Tham dự buổi làm việc về phía Bộ TN&MT có Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia Lê Công Thành, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Nguyễn Xuân Trường, Viện trưởng Viện Khoa học KTTV và BĐKH Nguyễn Văn Thắng, Phó Chánh Văn phòng Bộ TN&MT Đặng Ngọc Điệp.
Về phía tỉnh Yên Bái có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải.
Báo cáo với Bộ trưởng và đoàn công tác, ông Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: đến thời điểm chiều 5.8, trận lũ quét xảy ra trên địa bàn Mù Cang Chải đã làm 4 người chết và còn 10 người mất tích, 9 người bị thương; 50 ngôi nhà bị xóa sổ hoàn toàn, 5 ngôi nhà bị hư hỏng nặng; 141 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 45 ha ruộng lúa, 1.100 m2 ao cá bị vùi lấp… Tổng thiệt hại về tài sản ước tính lên tới trên 150 tỉ đồng.
Về công tác khắc phục thiệt hại, ông Đỗ Đức Duy cho hay: Ngay sau khi nhận tin báo về thiệt hại do lũ ống, lũ quét tại huyện Mù Cang Chải, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Chính phủ, lãnh đạo tỉnh… đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn.
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trên toàn địa bàn huyện. Bên cạnh khẩn trương tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn, việc triển khai công tác cứu trợ sau mưa lũ cũng đang được cấp ủy, chính quyền và các lực lượng huyện Mù Cang Chải gấp rút thực hiện với phương châm: “giúp người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ ổn định lại cuộc sống một cách nhanh nhất”.
Bước đầu tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ đối với các gia đình có người chết và mất tích 10 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương 2,5 triệu đồng/người; hỗ trợ các gia đình có nhà bị cuốn trôi 25 triệu đồng/nhà; đồng thời, hỗ trợ các gia đình có nhà bị trôi 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 6 tháng…
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia sâu sắc đối với những mất mát, thiệt hại mà đợt lũ ống, lũ quét gây ra đối với người dân Mù Cang Chải. Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự cố gắng của tỉnh Yên Bái trong việc tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả của đợt lũ.
Thông báo với cán bộ, nhân dân huyện Mù Cang Chải về việc chiều 5.8, Bộ TN&MT đã trao cho tỉnh Yên Bái 600 triệu đồng từ Quỹ Bảo vệ môi trường để giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau lũ ống; 200 triệu đồng từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, viên chức, người lao động Bộ TN 200 bộ giường tầng cho Trường Dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải… Bộ trưởng khẳng định đó là chút tấm lòng, thể hiện tình cảm tương thân tương ái của ngành TN&MT đối với đồng bào Mù Cang Chải trong lúc khó khăn này.
Về công việc khắc phục hậu quả của đợt lũ ống, lũ quét, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải, bên cạnh những biện pháp, giải pháp cấp bách về tìm kiếm cứu nạn cần đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống người dân đặc biệt là chỗ ăn, chỗ ở của đồng bào.
Bộ trưởng lưu ý các thành viên trong đoàn công tác, UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo Sở TN&MT Yên Bái cần đặc biệt quan tâm về vấn đề chất lượng môi trường, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ ống, lũ quét. “Môi trường sau lũ thường kéo theo ô nhiễm và bệnh tật, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh môi trường sau lũ tại Mù Cang Chải. Làm sao đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, dịch bệnh không bùng phát” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng giao các đơn vị như: Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Khoa học KTTV và BĐKH, Viện Khoa học địa chất khoáng sản Việt Nam nghiên cứu, rà soát nguyên nhân để rút kinh nghiệm đồng thời đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình để cảnh báo, ứng phó với sự cố sau này.
Mù Cang Chải vẫn ngổn ngang sau lũ. Ảnh: Vũ Ngọc Anh (Sở TN&MT Yên Bái)
Người đứng đầu ngành TN&MT cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc hệ thống trường lớp, trang thiết bị tại các trường học bị thiệt hại do cơn lũ gây ra. Bên cạnh việc ủng hộ 200 bộ giường cho Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mù Cang Chải, sáng mai 6/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ trực tiếp đến thị sát những thiệt hại tại ngôi trường này để góp phần cùng sớm hoàn thiện việc khắc phục, đảm bảo các em được khai giảng năm học 2017 – 2018 đúng thời gian…
“Nhân dịp này, tôi cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… mỗi người bằng một hành động thiết thực, một việc làm thiết thực để giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn trước mắt sau thiệt hại của đợt lũ ống này” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, ông Đỗ Đức Duy bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến Bộ trưởng cùng tập thể lãnh đạo bộ và toàn ngành TN&MT đã dành cho Yên Bái nói chung và Mù Cang Chải nói riêng tình cảm và sự sẻ chưa thiết thực trong những ngày khó khăn này.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Đức Duy mong muốn và đề nghị Bộ TN&MT cử đoàn chuyên gia lên giúp Yên Bái xử lý môi trường sau lũ. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đồng ý và hứa sẽ sớm cử đoàn công tác lên giúp Yên Bái.
Theo Danviet
Thanh tra cần giải quyết được bức xúc của người dân
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu, thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; giải quyết được các vấn đề bức xúc của người dân...
Thanh tra tại Formosa
Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã có cuộc họp với các đơn vị: Thanh tra Bộ; các Tổng cục: Quản lý đất đai, Môi trường, Địa chất và Khoáng sản; các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Pháp chế; Cục Quản lý tài nguyên nước... về công tác thanh tra, kiểm tra năm 2016.
Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị dự họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết luận: Thanh tra, kiểm tra là công cụ sắc bén của công tác quản lý nhà nước, góp phần bổ sung, hoàn thiện và đưa nhanh chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của người dân. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải quán triệt quan điểm coi thanh tra, kiểm tra là công việc ưu tiên hàng đầu và phải đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai công tác này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dù thời gian vừa qua, các đơn vị đã tích cực triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nhưng trong quá trình triển khai cũng phát sinh một số vướng mắc, tồn tại, hạn chế như: thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thuộc Bộ, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành và giữa các cơ quan ở Trung ương với địa phương; kết quả thanh tra, kiểm tra chưa gắn với công tác hoạch định chính sách, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt được hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần khắc phục ngay một số tồn tại, hạn chế nêu trên, trong đó đặc biệt quan tâm để giải quyết được những vấn đề bức xúc của người dân.
Đồng thời, theo Bộ trưởng, đối tượng thanh tra, kiểm tra phải được rà soát, lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo đúng đối tượng, không trùng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cần có sự phối hợp để đảm bảo hiệu quả, hạn chế tình trạng nhiều đoàn tập trung tại một địa phương ở nhiều thời điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động của địa phương.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần rà soát, cân đối nguồn lực để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, các nhiệm vụ cần phải ưu tiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng. Thời gian triển khai thanh tra, kiểm tra cần hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào thời điểm 6 tháng cuối năm.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới để trở thành công cụ sắc bén, hữu hiệu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
"Thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, trên cơ sở đó chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo pháp luật; những bất cập, kẽ hở về chính sách, pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra cần kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện sớm để đảm bảo phù hợp với thực tiễn mà không cần chờ đến sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra" Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ.
Đặc biệt, Bộ trưởng cho rằng, các Kết luận thanh tra, kiểm tra cần được báo cáo kiến nghị với cấp có thẩm quyền để giao trách nhiệm cho người đứng đầu khắc phục và báo cáo kết quả khắc phục. Thanh tra Bộ cần có hướng dẫn quy trình, nguyên tắc để các địa phương triển khai thống nhất và báo cáo kết quả về Bộ.
Đánh giá thanh tra, kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý nhà nước, do vậy, Bộ trưởng yêu cầu các Vụ Tổng hợp cần quan tâm ưu tiên nguồn lực cho công tác này; đồng thời nghiên cứu báo cáo Lãnh đạo Bộ giải pháp bố trí nguồn dự phòng để triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn.
"Tinh thần của Thủ tướng, của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ là nắm bắt, giải quyết bằng được trên cơ sở khách quan, khoa học, đúng pháp luật... những bức xúc, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Vì vậy tôi đề nghị các đơn vị chủ động, nâng cao chất lượng công tác thanh tra. Nếu tài liệu các cuộc kiểm tra, thanh tra mà đưa về bỏ tủ thì nội dung thanh kiểm tra không còn ý nghĩa. Thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; giải quyết được các vấn đề bức xúc của người dân" Bộ trưởng Trần Hồng Hà cương quyết.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Rà soát các cơ sở có nguồn thải lớn ra sông, biển Ngày 6-5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, ven các sông lớn lập danh sách các cơ sở có nguồn thải lớn để kiểm tra. Bộ TN-MT sẽ rà soát các cơ sở có nguồn thải lớn ra sông, ra biển Bộ trưởng Trần Hồng...