Bộ trưởng TN-MT: Tính toán việc nhận chìm bùn thải với cả đời nhiệt điện Vĩnh Tân

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giải thích, các chất nạo vét từ biển đều được xem là tài nguyên biển, cần cố gắng tái sử dụng ở mức cao nhất. Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn nạo vét tại nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã từng được đánh giá nhưng nay cần xét lại toàn diện để tính tới khả năng thực hiện trong toàn bộ tuổi đời dự án nhiệt điện này (70 năm).

Chiều 3/8, báo giới đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành có mặt tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 cập nhật thông tin về việc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được giao rà soát lại toàn bộ dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải nạo vét trước nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển Bình Thuận.

Trao đổi về vấn đề này, trước hết, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà phân tích, một số người dân có nhầm lẫn là vật chất nạo vét ở khu quay tàu là chất thải. Theo ông Hà, luật Tài nguyên môi trường biển Việt Nam, công ước London, về mặt thuật ngữ thì các vật chất nạo vét từ biển là tài nguyên và được khuyến cáo xem xét tái sử dụng, hoàn nguyên.

Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường cho biết, trước năm 2005 các hoạt động nhấn chìm vật chất cũng đã diễn ra như khi xây dựng cảng Cái Lân hay cảng Lạch Huyện đều làm theo cách thức này. Việc duy tu bảo dưỡng luồng lạch hàng năm cũng vẫn làm. Bộ Tài Nguyên – Môi trường tiếp cận vấn đề này theo hướng áp dụng luật Tài nguyên Môi trường biển (từ 2015), cần có tính toán, đánh giá tác động một cách cẩn trọng, bài bản hơn.

Trước năm 2015, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều, chặt chẽ như hiện nay. Quan điểm, định hướng chúng luôn là không đánh đổi môi trường nhưng dự án khu nhiệt điện Vĩnh Tân đã được phê duyệt từ lâu. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được xây dựng từ thời điểm đó (2007-2014). Vậy nên, Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng đặt vấn đề cần cập nhật việc này trong tình hình mới.

“Cái gì báo cáo đánh giá chưa nói tới thì báo cáo lần này đã xem xét, đánh giá toàn diện hơn. Quan điểm của Bộ là bảo vệ môi trường, không đánh đổi và môi trường hài hoà với phát triển” – Bộ trưởng Hồng Hà nói.

“Không có nhà khoa học… mạo danh”

Bộ trưởng TN-MT: Tính toán việc nhận chìm bùn thải với cả đời nhiệt điện Vĩnh Tân - Hình 1

Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo.

Thực tế, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Viện Hải dương Nha Trang học đã từng thực hiện nghiên cứu, khảo sát đánh giá tác động với khu vực nhận chìm vật chất với diện tích rộng tới 300ha chứ không chỉ 30ha như dự kiến khoanh vùng về khu vực nhận chìm. Viện Hải dương đã công bố kết quả việc khảo sát, đánh giá này.

Dù vậy, nhận thông tin từ báo chí, dư luận đặt ra các vấn đề thì cũng cần kiểm chứng lại do hiện trạng biển tại thời điểm làm báo cáo đánh giá tác động môi trường khi đó khác với hiện tại. Vì vậy, vừa qua, Chính phủ giao Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng ra rà soát, đánh giá lại toàn diện với dự án này (rà soát cả báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như toàn bộ hồ sơ dự án).

Video đang HOT

“Về phía Bộ Tài nguyên – Môi trường, chúng tôi đã có 22 nhà khoa học đầu ngành ở các lĩnh vực, không có nhà khoa học nào mạo danh, đánh giá bằng cơ sở khoa học ở mọi góc độ. Chúng tôi đã lập hệ thống quan trắc ở các tầng nước, là khảo nghiệm để đánh giá. Nếu giả sử hoạt động này diễn ra thì ngay lập tức Bộ đã có đánh giá” – Bộ trưởng Hồng Hà khẳng định.

Ông Hà cũng cho biết, quan điểm của Chính phủ, môi trường là trên hết. Nhưng vấn đề tiến độ dự án, đáp ứng cân bằng năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam cũng đang được đặt ra. Trường hợp chậm trễ, bên có lỗi sẽ bị phạt 620.000 USD mỗi ngày. Vì vậy phải chọn phương án tốt nhất.

Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường nhấn mạnh: “Để đảm bảo đánh giá chính xác, khoa học, Viện Hàn lâm khoa học cần phải thực hiện việc rà soát một cách bình tĩnh và tiếp tục đánh giá, dự báo cho thời gian tới vì nhu cầu nhận chìm, duy tu bảo dưỡng cho khu nhiệt điện Vĩnh Tân này còn rất lớn. Chúng tôi đã đặt hàng với Viện Hàn lâm khoa học là đánh giá với khả năng hoạt động với toàn bộ tuổi đời dự án – tới 70 năm”.

P.Thảo

Theo Dantri

Ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn "âm thầm, nhưng... nóng bỏng"

Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) về ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn đang rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận vấn đề này đang "âm thầm nhưng bức xúc, nóng bỏng".

Công tác quy hoạch ở khu vực nông thôn chưa được quan tâm trong bối cảnh có nhiều loại hình kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Theo ông Hà, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm nhiều hơn tới quy hoạch hạ tầng nông thôn, trong đó có giải quyết vấn đề môi trường, thiết bị thu gom rác thải, hướng dẫn để mỗi gia đình có thể phân loại, xử lý các chất thải hữu cơ bình thường.

Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) nêu chuyện ô nhiễm xảy ra nhưng không có cơ quan nào đứng ra giải quyết, nên khi khắc phục triệt để gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đề cao vai trò giám sát của người dân nhưng thực tế người dân rất khó tiếp cận thông tin.

Ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn âm thầm, nhưng... nóng bỏng - Hình 1

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, Luật Bảo vệ môi trường và Hiến pháp đã ghi rất rõ về việc người dân có quyền được sống và hưởng môi trường trong lành. Thông tin về môi trường được cung cấp đến người dân, tổ chức và cộng đồng dân cư đều có vai trò tham gia giám sát. Tuy vậy trên thực tế người dân chưa dễ dàng trong việc tiếp cận.

"Mặc dù quy định khi thực hiện dự án thì phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư nhưng cách thức thực hiện như thế nào để người dân có thể quan tâm, tham gia được thì trên thực tế cách làm còn mang tính hình thức, chưa thực chất, nên người dân chưa tiếp nhận đầy đủ. Chính vì thế tôi cho rằng Mặt trận Tổ quốc cũng cần có cơ chế đại diện cho người dân, đóng vai trò thay mặt người dân trong vấn đề giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước"- ông Hà trả lời đại biểu.

Đối với ý kiến của đại biểu về trách nhiệm giữa địa phương và Trung ương khi xảy ra sự cố môi trường, Bộ trưởng Hà thừa nhận việc giải quyết nhiều khi chưa thực sự rõ ràng.

"Tôi cho rằng phải xác định được trách nhiệm cụ thể của mỗi cấp, như hiện nay phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì ở Trung ương nhưng việc cấp phép đầu tư lại ở địa phương, các phân định này quy định ở các luật khác nhau nên cần xem xét để thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và người chịu trách nhiệm đó phải chịu trách nhiệm xuyên suốt từ phê duyệt, cấp phép tới giám sát hoạt động. Trên thực tế các cơ quan trung ương không đảm đương được xử lý các vấn đề môi trường ở địa phương nên sắp tới phải tính tới phân cấp rõ hơn cho địa phương, gắn trách nhiệm để tạo điều kiện về tổ chức, bộ máy, thiết bị và nguồn lực thực hiện"- Bộ trưởng Hà giải thích.

Sắp tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lại Luật Bảo vệ môi trường trong mối quan hệ với Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh. Quá trình đánh giá sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học, gắn trách nhiệm với hội đồng và từng cá nhân cũng như có cơ chế tài chính để giám sát, tránh sự cố gây ô nhiễm môi trường xảy ra như thời gian vừa qua.

Rà soát lại việc xả thải của các nhà máy nhiệt điện than

Đại biểu Ngô Trung Thành (Vĩnh Long) phản ánh hiện tượng các bãi chất thải, khoáng sản bị nước cuốn trôi thời gian qua đã chôn lấp nhiều công trình của người dân nhưng không rõ trách nhiệm và có hay không vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp? Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi để xảy ra tình trạng này?.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng phê duyệt giấy phép liên quan đến công nghệ, đánh giá tác động môi trường, quy hoạch, bố trí chất thải, xử lý chất thải, vật liệu xây dựng, khoáng sản nhỏ lẻ và trách nhiệm của địa phương. Nhưng có trên 50% số doanh nghiệp được kiểm tra không tuân thủ về đánh giá tác động môi trường hoặc thực hiện kỷ cương chưa đầy đủ. Thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Công thương và địa phương tiến hành rà soát lại các bãi thải, đặc biệt trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) dẫn chứng, cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than thải ra 16 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao và tới năm 2020 sẽ có thêm 12 dự án nhiệt điện than nữa trong khi nguồn than không tái tạo và đang cạn kiệt, còn vấn đề môi trường khá phức tạp. "Điều này làm cử tri lo ngại. Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá về tình hình hoạt động và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các nhà máy nhiệt điện than?"- ông Hà nói.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, các nhà máy điện đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề về khí thải, kiểm soát bụi thông qua việc cải tiến quy trình, công nghệ môi trường. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang kiểm soát kỹ lưỡng và sẽ trao đổi để sớm cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương có rà soát đánh giá lại toàn bộ. "Nếu nhân dân, cử tri lo lắng thì cần tổ chức kiểm tra, nâng cao công nghệ nhiệt điện than. Việc đó hoàn toàn có thể làm được nếu có sự xem xét, đánh giá kỹ lưỡng với các nhà khoa học"- ông Hà nói...

Cán bộ, nhân viên Bộ Tài nguyên và Môi trường có đủ liêm khiết ?

Hàng loạt câu hỏi "hóc búa" tiếp tục được đại biểu Quốc hội nêu ra vào cuối buổi chiều nay 15/11. Trong đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) thẳng thắn nhất: "Bộ trưởng thấy rằng bộ máy quản lý, cán bộ nhân viên của Bộ mình có đủ sức, liêm khiết và trình độ năng lực có đáp ứng công việc hay không?. Nếu có dự án lớn nào đó mà xung đột lợi ích giữa địa phương với Bộ, giữa Bộ này, Bộ kia với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc giữa Phó Thủ tướng với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy dự án đó không thực hiện được về tài nguyên, môi trường thì Bộ trưởng có đủ dũng khí bảo lưu quan điểm của mình hay không, hay đi tới thỏa hiệp?"

Ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn âm thầm, nhưng... nóng bỏng - Hình 2

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM)

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh thực tế dù không có phép nhưng doanh ghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động, xả thải ra môi trường, trong khi cơ quan quản lý nhà nước "vô tư" cho phép, không kiểm tra, quan trắc theo dõi, còn trách nhiệm thì không thấy đâu.

"Bộ trưởng đánh giá thế nào về cách quản lý "thả gà ra đuổi và xử lý như hiện nay?"- ông Cương nói.

Trong khi đó, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho biết dự án lấn sông Đồng Nai với hàng trăm nghìn tấn đất đá đổ xuống sông để làm khu đô thị chỉ bị đình chỉ trước sức ép của dư luận. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay sự việc bỗng dưng rơi vào im lặng. "Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc phê duyệt dự án đúng hay sai ?. Tại sao có sự chậm trễ công khai kết luận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như vậy?. Biện pháp xử lý tiếp theo và trách nhiệm của UBND tỉnh Đồng Nai trong sự việc này như thế nào?"- ông Hùng chất vấn.

Quan tâm tới việc khắc phục ô nhiễm môi trường ở dự án Vĩnh Tân 2, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) cho biết, người dân ở huyện Tuy Phong chưa thực sự yên tâm, dù tỉnh Bình Thuận đã có kiến nghị Thủ tướng về vấn đề này. "Đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì đảm bảo an toàn môi trường ở Vĩnh Tân 2, kể cả 3 nhà máy nhiệt điện còn lại đang đầu tư và sẽ hoạt động trong những năm tới?"-ông Cảnh nói.

Chia sẻ với Bộ trưởng Trần Hồng Hà bởi hiện nay "môi trường động đâu cũng ô nhiễm, đất đai đụng đâu cũng thấy khiếu kiện", đại biểu Nguyễn Văn Cường (Hà Nội) đề nghị làm rõ tại sao thực trạng này "càng ngày càng nổi lên nóng hơn và phải chăng có vấn đề lợi ích kinh tế, tạo động lực gây ra những việc này?".

Bên cạnh đó, tình trạng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được cảnh báo từ 20 năm trước khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện, Lào làm ở giữa nguồn, còn Thái Lan làm công trình điều chuyển dòng chảy, trong khi Việt Nam không có động tĩnh gì. "Đây có phải thiên tai hay do chúng ta chậm phản ứng với những cảnh báo từ trước và tương lai có giải pháp gì trước những biến đổi khí hậu đang tác động vào Đồng bằng sông Cửu Long?"- ông Cường chất vấn.

Kết thúc buổi chất vấn chiều 15/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ có "đêm nay về suy nghĩ" và gom lại các vấn đề để trả lời đại biểu Quốc hội trong thời gian khoảng 20 phút sáng mai (16/11). Những vấn đề này nào có thể gom được vào từng nhóm, hoặc cần trả lời cụ thể thì có thể gửi văn bản cho đại biểu.

Thế Kha

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'
08:12:44 18/11/2024
2 sao Vbiz trong hội bạn Trấn Thành vướng nghi vấn nghỉ chơi, người trong cuộc liền phản ứng
07:52:43 18/11/2024
Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới
08:07:48 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024

Tin mới nhất

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân 10X bị ghét nhất Trung Quốc

Hậu trường phim

13:48:19 18/11/2024
Chủ đề Lý Canh Hy đoạt giải có tới 250 triệu lượt tương tác, trong đó có nhiều ý kiến chê bai giải trao chưa chuẩn xác.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết

Sao việt

13:24:49 18/11/2024
Sau gần 1 tuần đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước trong sự săn đón của nhiều người hâm mộ nhan sắc.

Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát

Sao châu á

13:20:19 18/11/2024
Trong diễn biến mới nhất về vụ án, phía Kim Na Jung cho biết sao nữ này không tự nguyện sử dụng ma túy mà bị ép buộc.

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

Thế giới

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.