Bộ trưởng TN-MT nói về việc đổ 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà thông tin, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 có hồ sơ xin cấp phép đổ 1, 5 triệu m3 chất thải ra biển trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu… vì nếu đổ trên đất liền sẽ không hiệu quả về kinh tế – xã hội…
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết, vụ nhà máy điện Vĩnh Tân 1 đổ chất thải ra biển (phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại Vĩnh Tân, Tuy Phong (Bình Thuận) mà dư luận lên tiếng là vấn đề mới và trong ngày mai (11/11), Bộ sẽ làm việc với tỉnh Bình Thuận, sau đó sẽ cung cấp thông tin cho báo chí.
“Hiện nay, Bộ chưa nghiên cứu hồ sơ và công ty đã gửi đề án ra Tổng cục Biển hải đảo rồi để đề xuất. Bây giờ, những việc nhấn chìm hoặc đổ chất thải xuống biển lần đầu thì trong luật phải cho phép. Ví dụ trong nạo vét sông luồng lạch, luật cũng cho phép phải quy hoạch nơi đổ và phải đánh giá tác động nơi quy hoạch đấy.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà bên hành lang Quốc hội.
Đương nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở đây là đổ ở đâu và đổ cái gì. Trong trường hợp nạo vét luồng lạch, phải quy hoạch, xem có ảnh hưởng đến các hệ sinh thái cần phải bảo tồn. Chẳng hạn, nếu gần khu bảo tồn một hệ sinh thái nhạy cảm thì không được.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thực tế, doanh nghiệp luôn lựa chọn nơi thuận tiện nhất, chi phí rẻ nhất, nhưng với lĩnh vực môi trường thì phải chọn vị trí tác động ít nhất và không ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái”, Bộ trưởng Hà nói.
Video đang HOT
Về chất thải của nhiệt điện, theo Bộ trưởng Hà, có những loại hoàn toàn có thể tái chế, tái sử dụng như là nguyên liệu cho sản xuất…
Trong trường hợp xỉ thải đáy lò, theo Bộ trưởng, sau khi xem xét cụ thể chất lượng xỉ thải, đánh giá thành phần, nếu không chứa các hàm lượng độc hại và đáp ứng được các tiêu chuẩn về làm nguyên liệu thay thế các nguyên liệu vật liệu xây dựng thì nhiều nước cũng đã sử dụng.
“Các nước đã sử dụng những vật liệu đó để trộn vào trong các vật liệu xây dựng để phục vụ cho việc kè đê, kè biển…” – ông Trần Hồng Hà nói.
Do vậy, việc xem xét đổ hay tái sử dụng là một bài toán mà hiện nay, Bộ TN-MT và Bộ Xây dựng phải xem xét đánh giá, đồng thời ban hành các quy chuẩn loại xỉ nào có thể làm vật liệu xây dựng, điều đó phụ thuộc vào thành phần chất thải.
Bộ trưởng TN-MT cho biết, trên cơ sở đó, sẽ có phương án nhưng có thể khẳng định, cho đến bây giờ xỉ thải đó không được đổ trực tiếp ra biển. Như vậy, cần có đánh giá và có dự án để xem xét một cách kỹ lưỡng, không được đổ xuống biển trực tiếp.
Trước những lo ngại về việc đổ 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển này có thể gây ra một Formosa thứ hai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nêu rõ: “Quan điểm của Bộ rất rõ ràng như tôi nói, tất cả đã có những quy định rất rõ ràng, trách nhiệm và thẩm quyền. Tất cả những hoạt động về nhấn chìm hoặc đổ chất thải ra biển phải thực hiện nghiêm ngặt, đánh giá rõ ràng xem tác động môi trường nào, luật pháp có cho phép hay không? Còn như tôi nói, tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được”.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao lưu trực tuyến với nhân dân
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với người dân trên cả nước với chủ đề "Hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhân dân và doanh nghiệp" vào ngày 8/11 tới.
Những thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ dự kiến sẽ được người dân phản ánh nhiều tại buổi giao lưu trực tuyến sắp tới.
Buổi giao lưu trực tuyến được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ diễn ra tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.monre.gov.vn). Để buổi giao lưu trực tuyến đạt kết quả tốt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử lãnh đạo, cán bộ bộ am hiểu về công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện về phương tiện, thiết bị, kỹ thuật cần thiết để phục vụ tốt nhất cho buổi giao lưu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện việc tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của nhân dân, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường kể từ ngày 1/11. 63 Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cũng sẽ thực hiện việc tiếp nhận câu hỏi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển đến qua hệ thống giao lưu trực tuyến.
Được biết, từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 63 Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương đã tổ chức thành công 16 đợt giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp. Bộ này hi vọng đây sẽ là diễn đàn, cầu nối để người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức có thể chia sẻ, phản hồi, đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng; đồng thời đề xuất, hoàn thiện để các chính sách, quy định pháp luật của ngành tài nguyên và môi trường thực sự đi vào cuộc sống.
Những tiêu cực, thắc mắc trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp sổ đỏ dự kiến sẽ "đốt nóng" buổi giao lưu trực tuyến sắp tới. Thống kê mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ khi công bố đường dây nóng (043.7957889) đến ngày 30/8/2016, Tổng cục Quản lý đất đai đã tiếp nhận 1.682 trường hợp, trong đó có 488 trường hợp phản ánh rõ nội dung sai phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai và có địa chỉ để xử lý.
Kết quả điều tra chỉ số cải cách hành chính PAPI 2015 cho thấy có sự gia tăng đột biến ở tỷ lệ người dân phải chi "lót tay" để làm xong sổ đỏ.
"Ước tính có khoảng 44% số người làm thủ tục cấp Sổ đỏ phải đưa hối lộ mới làm xong thủ tục trong năm 2015, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ ước tính là 24% trong năm 2014, cao hơn nhiều so với tỷ lệ người dân phải lót tay cho cán bộ ở cấp bệnh viện tuyến huyện, quận - chỉ số vẫn ổn định ở mức 12% trong 2 năm qua"- đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Cũng theo kết quả PAPI 2015, chất lượng dịch vụ hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn ở mức thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay. Hơn 22% số người đã làm thủ tục quyền sử dụng đất cho biết họ phải chờ hơn 100 ngày mới nhận được kết quả, trong khi theo quy định của pháp luật chỉ là 30 ngày.
Thế Kha
Theo Dantri
Formosa sẽ phát sinh hơn 700 tấn chất thải mỗi ngày khi vận hành chính thức Hiện chất thải rắn mỗi ngày của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh khoảng 200-220 tấn, khi đi vào hoạt động chính thức sẽ tăng lên 650-710 tấn, trong đó có gần trăm tấn chất thải nguy hại. Chiều 8/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh...