Bộ trưởng Tiến: Cắt hợp đồng nữ điều dưỡng bị tố “vòi” tiền
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 22-3 đã yêu cầu Bệnh viện K Trung ương cắt hợp đồng với nữ điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân tố “vòi” tiền 200 ngàn đồng trong đoạn clip được tung lên mạng.
Chiều 22-3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Bệnh viện U bướu Trung ương (Bệnh viện K Trung ương) cắt hợp đồng với nữ điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân tố “vòi” tiền trong đoạn clip được tung lên mạng.
Trước đó, ngày 19-3, một đoạn clip được tung lên mạng Internet tố nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Lan – Khoa Nội soi-Thăm dò chức năng, BV K Trung ương) – đã “vòi” tiền của bệnh nhân nếu muốn trả kết quả nhanh.
Trong clip, người nhà bệnh nhân tố nữ điều dưỡng này nói:”Muốn có kết quả nhanh đưa 200.000 đồng, không thì phải đợi 10 ngày nữa”. Hành động này đã gây bức xúc rất lớn không chỉ cho bệnh nhân mà cả dư luận xã hội.
Hình ảnh điều dưỡng viện K bị người nhà bệnh nhân tố vòi tiền. Ảnh cắt từ clip
Hình ảnh điều dưỡng viện K bị người nhà bệnh nhân tố vòi tiền. Ảnh cắt từ clip
Sau khi xem xét vụ việc này, ngày 22-3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Bệnh viện K Trung ương cắt hợp đồng với điều dưỡng có hành vi sai phạm trong đoạn clip nói trên, đồng thời yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện K Trung ương rà soát, chấn chỉnh quy chế hoạt động, quy trình khám chữa bệnh của các khoa, phòng; công khai minh bạch các khoản thu của người bệnh; thực hiện xử lý nghiêm theo quy tắc xử quy định tại Thông tư số 07 của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Trước đó chiều 20-3, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng đã chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện K nhằm làm rõ thông tin điều dưỡng Bệnh viện K bị tố “vòi” tiền bệnh nhân trong một clip được đưa lên mạng.
Tại cuộc họp này, lãnh đạo Bệnh viện K cho biết do người y tá giải thích không thấu đáo dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh. Tuy nhiên, đại diện Bệnh viện K cũng thừa nhận cán bộ y tế đã giao tiếp chưa chuẩn mực với người nhà bệnh nhân. Ngay sau đó, Bệnh viện K Trung ương đã họp và quyết tạm đình chỉ công tác đối với điều dưỡng Nguyễn Thị Lan để làm rõ vụ việc.
Theo_Dân việt
Vinh danh những người sẵn sàng sẻ chia sự sống
Vượt qua tâm lý sợ hãi và nhiều rào cản từ gia đình, xã hội, nhiều người đã tình nguyện hiến tạng sau khi mất đi vì một lý do nào đó để duy trì sự sống cho những người đang mắc bệnh hiểm nghèo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp y tế" cho những người hiến tạng. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
Chương trình ghép tạng không thể thành công nếu không có sự hy sinh tự nguyện của những người hiến tạng. Họ đã chia sẻ sự sống của mình cho những người thân và cho cả những người không quen biết trong xã hội. Trong số những người hiến tạng và đăng kí hiến tạng về dự lễ vinh danh sáng nay, có không ít những gương mặt trẻ. Như trường hợp một cô gái sinh năm 1988 hiện đang là nghiên cứu sinh ở Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt - Nhật, không chỉ sẵn sàng hiến tạng của mình mà đã đăng ký hiến toàn bộ cơ thể phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học sau khi qua đời.
Bản thân là một người kinh doanh, thế nhưng anh V.H.T. (50 tuổi) ở quận Gò Vấp cũng không ngần ngại khi đăng ký tham gia hiến tạng. Anh T. cho biết: "Cách đây khoảng 6 tháng, trong khi xem một bản tin về chương trình ghép tạng ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi thực sự xúc động và cảm thấy đó là một nghĩa cử rất nhân văn. Ngay sau đó, tôi đã liên hệ với số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm ghép tạng ở Bệnh viện Chợ Rẫy để làm các thủ tục đăng ký ghép tạng và đã được cấp thẻ Đăng ký ghép tạng.
"Bản thân tôi khá may mắn khi có cơ thể đều lành lặn, đầy đủ trong khi đó có rất nhiều người không may mắn như vậy. Tôi chỉ mong muốn chẳng may khi mình mất đi thì có một cơ hội để cho những người khác có thể sống tiếp. Gia đình tôi khi biết chuyện cũng đều ủng hộ việc làm này. Tôi cũng mong rằng có nhiều người thay đổi suy nghĩ của mình để có thể tạo cơ hội cho nhiều người khác được sống tốt hơn", anh T. chia sẻ.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo các bệnh viện đã bày tỏ sự biết ơn đối với những người đã hiến tạng và đăng kí hiến tạng khu vực phía Nam trong 23 năm qua. Những người này, hoặc có mối quan hệ với người nhận hoặc không nhưng họ vẫn quyết định dành tặng một phần cơ thể của mình nhằm nối dài sự sống cho người khác. Đây là hành động, nghĩa cử cao đẹp cần được xã hội ghi nhận.
Trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho những người hiến tạng. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
Cải thiện khan hiếm nguồn tạng
Tại Việt Nam , các ca ghép tạng được thực hiện từ năm 1992 tại Học viện Quân y và Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ năm 2010, việc ghép tạng có bước phát triển khi tiến hành ghép gan và thận từ người cho chết não. Sau 23 năm, cả nước đã ghép thận cho 1.200 trường hợp, ghép gan 30 trường hợp, 10 trường hợp được ghép tim và một trường hợp được ghép thận-tụy. Riêng khu vực phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115 và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã ghép được 456 ca thận và 11 ca gan.
Đánh giá về kỹ thuật ghép tạng ở nước ta hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, ngành y đã làm chủ được kỹ thuật ghép tạng đối với bệnh nhân cho còn sống, người cho chết não ở các tạng như thận, gan, tim; bước đầu cũng đã thực hiện một số ca ghép tế bào gốc máu, tủy, tim, giác mạc, đặc biệt là các cơ xương khớp. Bộ Y tế đang chuẩn bị cho phép thực hiện ghép phổi và tụy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện nhiều ca ghép, ngành Y trong nước đã xây dựng được ê-kíp gây mê hồi sức, miễn dịch, chống thải loại có trình độ khá thuần thục, tiếp cận được với những thành tựu y tế tiên tiến của thế giới.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực tương đối mới mẻ này, nhưng cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của việc hiến tạng vẫn là nguồn tạng. Do vấn đề tâm lý, tôn giáo... mà số lượng người hiến tạng ở Việt Nam còn khá khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó nhu cầu ghép tạng tại nước ta là rất lớn. Số người suy tạng cần được ghép tại Việt Nam là trên 8.000 người bị suy thận giai đoạn cuối, trên 1.500 người cần được ghép gan, trên 6.000 người chờ ghép giác mạc và hàng trăm người có nhu cầu được ghép tim, phổi, tụy tạng... Nhiều trường hợp hiến tạng không thể lấy từ người cho sống được như tim, phổi, tụy tạng... Chỉ tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính đã có trên 3.000 người cần được ghép thận.
Trước nguồn tạng khan hiếm và hiện chủ yếu chỉ trông chờ từ nguồn tạng của người thân hiến tặng khi còn sống, việc hiến tạng từ những người chết não hay ngừng tim cần được xem là hướng đi mới. Bởi trên thế giới, ở những nước tiên tiến có tới 90-95% nguồn tạng là từ người cho chết não, còn ở nước ta 95% là người cho sống. Do đó, cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong dân chúng về vấn đề hiến tạng. Người hiến tạng phải vượt qua rào cản về tâm lý, tâm linh, phong tục... và xem đây là nghĩa cử cao đẹp, đầy tính nhân văn.
Để từng bước cải thiện nguồn tạng khan hiếm, Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia có trụ sở tại Bệnh viện Việt-Đức và đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Mới đây, đề án thành lập Hội vận động hiến tạng và Hội hiến tạng quốc gia vừa được Bộ Nội vụ và Chính phủ thông qua.
Mặt khác, ngành Y tế cũng sẽ phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện chương trình vận động người dân hiến tạng, đặc biệt là mời các chức sắc tôn giáo tham gia vào việc hiến tạng cứu người. Đây được xem là những giải pháp quan trọng là cầu nối giữa người có nhu cầu và người có khả năng tự nguyện hiến mô bộ phận cơ thể người có chỉ số phù hợp sinh học. Từ đó, góp phần kéo dài sự sống hơn nữa cho những người đang phải hàng ngày đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo hiện nay.
Theo NTD
Bức tâm thư con gái liệt sỹ Gạc Ma gửi Bộ trưởng Y tế Ngày 13/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ra Công văn gửi Sở Y tế Nghệ An về việc hỗ trợ cho gia đình liệt sỹ Phan Huy Sơn tại Diễn Châu (Nghệ An) đã hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma vào ngày 14/3/1988. Sum họp và ly tan Liệt sỹ Phan Huy Sơn hi sinh trên...