Bộ trưởng, Thứ trưởng nào sẽ tham gia Tổ công tác của Thủ tướng?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành quyết định kiện toàn cơ cấu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Có 7 Thứ trưởng và lãnh đạo tương đương của các Bộ, ngành cùng tham gia Tổ công tác.
Tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Cụ thể, theo Quyết định số 1289 của Thủ tướng, Tổ công tác gồm 11 thành viên.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ phó Tổ công tác gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục.
Các thành viên khác của Tổ công tác gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Phó Tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn.
Thường trực Tổ công tác gồm: Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan; Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ Vũ Thiện Vương; chuyên viên chính Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ Nguyễn Thị Loan.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng ban hành quy chế cũng như quy chế hoạt động để tổ công tác thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ công tác được Thủ tướng ủy quyền kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nhiệm vụ điều phối trong việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao khi các Bộ, cơ quan, địa phương có ý kiến khác nhau.
Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, cơ quan, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Tổ công tác.
Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của Tổ trưởng; mỗi thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Tổ công tác họp định kỳ 1 tháng một lần, họp đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc Tổ trưởng Tổ công tác. Bên cạnh hình thức họp trực tiếp để thảo luận, Tổ công tác có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản.
Theo P.Thảo (Dân trí)
Bộ trưởng Tiến: Tương lai thuê người làm giám đốc bệnh viện
Trong tương lai, giám đốc bệnh viện sẽ thực hiện vai trò như giám đốc doanh nghiệp.
Sau sự việc chọn người điều hành một số bệnh viện ở Hà Nội gây xôn xao, dư luận băn khoăn không biết tiêu chí chọn lãnh đạo một bệnh viện như thế nào.
Chia sẻ băn khoăn này, tại Hội nghị Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện ngày 18/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế sẽ đổi mới phương thức bổ nhiệm vị trí giám đốc bệnh viện.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Theo đó, "tới đây, việc bổ nhiệm giám đốc bệnh viện không còn quá chú trọng vào chuyên môn, mà quan trọng phải là năng lực quản lý điều hành", Bộ trưởng Tiến nói.
Chỉ ra thực trạng cứ bác sĩ nào giỏi nghề thì được cất nhắc lên làm giám đốc, theo Bộ trưởng Tiến, Bộ Y tế đang tính tới phương án trong tương lai sẽ thuê người giữ vị trí giám đốc bệnh viện và giám đốc bệnh viện thực hiện vai trò như giám đốc doanh nghiệp.
"Sắp tới, nên hướng tới mô hình hội đồng bệnh viện thuê giám đốc vào làm việc trong bệnh viện như là một CEO. Không thể chấp nhận một giám đốc bệnh viện mổ giỏi nhưng lại quản lý tài chính kém, bệnh viện không xanh sạch đẹp", Bộ trưởng khẳng định.
Trong rất nhiều hội nghị, hội thảo trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, người làm quản lý không cần phải giáo sư, tiến sĩ mà phải là người giỏi quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền nong, quản lý hạ tầng, biết cách điều hành.
Ngày 17/8, Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Bình Giang - Phó giám đốc bệnh viện là người phụ trách điều hành Bệnh viện Việt Đức thay ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế.
Từ tháng 5/2015, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phải kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Ngày 14/8, Thứ trưởng Tiến xin thôi kiêm nhiệm vụ Giám đốc Bệnh viện Việt Đức do vừa phụ trách lĩnh vực sinh sản dân số vừa chịu trách nhiệm mảng khám chữa bệnh sau khi Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên nghỉ theo chế độ.
Ngoài ra, ngày 15/8, Bộ Y tế cũng đã quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Vững, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị làm Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện.
Vị trí Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị hồi đầu tháng 8 được Bộ Y tế dự kiến giao cho giáo sư Trịnh Hồng Sơn hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên ngày 11/8, giáo sư Sơn viết tâm thư gửi Bộ Y tế bày tỏ mong muốn được ở lại Bệnh viện Việt Đức để có điều kiện làm công tác chuyên môn. Theo giáo sư, đây là nơi ông đã công tác suốt 30 năm qua và đầu tư nhiều tâm huyết cho ngành ngoại khoa trong đó có ghép tạng.
Theo_Báo Đất Việt
Cục trưởng "đi xe máy cũng phải dừng trả lời doanh nghiệp", Bộ trưởng bảo "bao biện" Thanh minh chuyện làm khó dễ cho doanh nghiệp, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế quả quyết đã hỗ trợ hết sức, đang đi xe máy vẫn phải dừng trả lời tin nhắn của doanh nghiệp. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thẳng, "Cục trưởng không nên bao biện, phải nhìn thực tế của ngành...