Bộ trưởng Thể không hài lòng về tiến độ sửa cầu Thăng Long
Đơn vị thi công cầu Thăng Long cho biết tiến độ đổ bê tông mặt cầu đang gặp khó khăn do phụ thuộc chuyên gia Trung Quốc.
Chiều 31/8, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát công trường dự án đại tu mặt cầu Thăng Long.
Tại công trường, lãnh đạo ngành giao thông tỏ ra không hài lòng khi đơn vị thi công cho biết tiến độ công trình phải phụ thuộc vào thời điểm chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam.
Máy xúc được đưa lên tầng 2 cầu Thăng Long để cào bóc lớp bê tông nhựa đã hư hỏng. Ảnh: Chí Lý.
Cụ thể, đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết việc thi công thảm bê tông cường độ siêu cao (UHPC) mặt cầu Thăng Long phải có sự có mặt của các chuyên gia đến từ Trung Quốc. Việc đưa nhân sự sang Việt Nam đang bị cản trở vì dịch Covid-19.
Theo kế hoạch, một số nhân sự Trung Quốc sẽ tới Việt Nam từ ngày 5/9, sau đó phải cách ly 14 ngày mới có thể ra hiện trường triển khai công việc.
Video đang HOT
Việc sửa mặt cầu Thăng Long cần sự có mặt của chuyên gia Trung Quốc do một số gói nguyên vật liệu được đặt mua tại nước bạn, nhân sự Trung Quốc có trách nhiệm hỗ trợ chuyển giao vận hành.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhắc lại mốc thời hạn thông xe là trước ngày 31/12. Ông cho rằng nếu cứ phụ thuộc vào lịch trình của chuyên gia là ngày 5/9 hoặc sau đó thì công việc sẽ khó khăn, gây chậm tiến độ dự án.
“Đoàn chuyên gia có thể nhiều người, tại sao không đề nghị họ chia nhỏ các nhóm nhân sự để đưa người sang Việt Nam thành nhiều đợt và thực hiện cách ly theo các đợt?”, ông Thể đặt câu hỏi.
Theo Bộ trưởng GTVT, những chuyên gia tới trước sẽ chuyển giao công nghệ cho kỹ sư người Việt trước. Những nhân sự chưa có mặt tại dự án thì có thể họp trực tuyến.
Bộ trưởng nhấn mạnh đây là đợt sửa chữa cầu lớn nhất từ trước đến nay. Lực lượng chức năng đã phải cấm mọi phương tiện lưu thông để dự án có thể hoàn thành nhanh nhất. Các đơn vị cần tập trung cao nhất, có bất kỳ vấn đề gì phải báo cáo và xử lý ngay.
Dự án đại tu cầu Thăng Long hiện đã lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240 m, tháo dỡ xong hệ thống hộ lan dài 3,3 km, cào bóc xong lớp bê tông nhựa cũ. Khối lượng công việc đến nay đã đạt 7% giá trị hợp đồng. Giá trị giải ngân theo hợp đồng đạt 32%.
Trình tự thi công tiếp theo sẽ gồm các công đoạn hàn đinh neo, thi công cốt thép, lắp đặt khe co giãn… những việc này dự kiến xong trong ngày 4/12.
Đến ngày 27/12, toàn bộ mặt cầu sẽ hoàn tất việc đổ bê tông UHPC, thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa.
Tư vấn Pháp tại dự án Cát Linh - Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, đây là các nhân sự có vai trò rất quan trọng, dự án có thể đưa vào vận hành thử nghiệm hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của Tư vấn Pháp.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chiều 16/6, trao đổi với báo chí về Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện nay có 28 nhân sự phía Trung Quốc đã sang Việt Nam; trong đó có 23 chuyên gia của Tổng thầu và 5 nhân sự của đơn vị Tư vấn giám sát dự án. Số nhân sự này có mặt tại Hà Nội từ ngày 14/6. Trên 100 nhân sự còn lại đang tiếp tục làm thủ tục để trở lại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các nhân sự Trung Quốc di chuyển bằng tàu hỏa và nhập cảnh qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai. Tại đây, tất cả phải kê khai và kiểm tra y tế, phun khử trùng trước khi lên xe ô tô di chuyển về Hà Nội.
"Chuyên gia Trung Quốc thực hiện cách ly tập trung ở khu depot của dự án tại Hà Đông, không được tiếp xúc với bên ngoài. Thời gian cách ly là 14 ngày. Sở dĩ cách ly tập trung tại khu depot để tạo thuận lợi cho Tổng thầu tiếp cận công việc, xử lý hồ sơ dự án và các công việc tồn đọng trong thời gian qua", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông tin.
Ngoài các nhân sự Trung Quốc, các chuyên gia của Tư vấn Pháp hiện vẫn chưa thể sang Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải đang làm việc với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam để xúc tiến các thủ tục đưa chuyên gia trở lại dự án.
"Đây là các nhân sự có vai trò rất quan trọng, họ thực hiện đánh giá dự án. Dự án có thể đưa vào vận hành thử nghiệm hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của Tư vấn Pháp", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.
Về khoản tiền 50 triệu USD phía Tổng thầu đề nghị thanh toán thêm trước đó, Thứ trưởng Đông cho biết đến nay hai bên đã tích cực trao đổi và hợp tác. Mặc dù đây là số tiền nằm trong khối lượng dự án đã thực hiện, nhưng hợp đồng EPC đã ký kết quy định rõ việc thanh toán và khối lượng thanh toán.
"Bộ Giao thông Vận tải rất chia sẻ với khó khăn của Tổng thầu nhưng việc thanh toán số tiền này là không có cơ sở. Chúng tôi chỉ thanh toán theo hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật Việt Nam", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh và cho biết hiện tại phía Tổng thầu không còn nhắc tới việc thanh toán này nữa.
Liên quan tới thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các bên liên quan để thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và quy định của pháp luật.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và Tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng phải lùi thời hạn vận hành sang năm 2018, tiếp đó lại xin gia hạn tới tháng 4/2019, nhưng do Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết nên tới nay tuyến đường sắt này vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Hồi tháng 1/2020, Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát đã cho các nhân sự thực hiện Dự án về Trung Quốc để nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dự kiến sẽ trở lại Việt Nam tiếp tục làm việc để hoàn thành Dự án từ ngày 1/2/2020. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc nên nước này không cho công dân xuất cảnh, Việt Nam cũng đã "đóng cửa" đường bay.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3 - 5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/giờ.
Sửa mặt cầu Thăng Long: Không thể "ngồi yên" chờ chuyên gia Chiều nay (31/8), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra công tác sửa chữa cầu Thăng Long - Hà Nội. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nghe báo cáo tiến độ tại công trường sửa chữa cầu Thăng Long chiều nay (31/8) Báo cáo tại hiện trường, đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết một trong những vấn...