Bộ trưởng Thăng truy nhà thầu: “Thi công kiểu gì thế?”
“Bữa trước ông báo cáo với tôi tháng 5, tháng 6 sẽ làm xong hầm, bây giờ lại tháng 9. Ông hứa hẹn kiểu gì thế?”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng “truy” chủ đầu tư.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng “truy” chủ đầu tư ngay tại hiện trường thi công hầm đường bộ Phú Gia thuộc dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, vào chiều 6/4.
Công trình hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia trên quốc lộ 1 (thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) khơi công ngày 18/5/2013 với tổng kinh phí đầu tư gần 1.800 tỷ đông, do Công ty cổ phần đầu tư Phước Tượng – Phú Gia BOT làm chủ đầu tư, theo hình thức BOT; dự kiến hoàn thành trong vòng 18 tháng, tuy nhiên chủ đầu tư nhiều lần xin điều chỉnh tiến độ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trong một chuyến đi kiểm tra tiến độ thi công.
Thi công kiểu gì vậy?
Sau khi nghe ông Phạm Công Hưng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Phước Tượng – Phú Gia BOT (chủ đầu tư), báo cáo tiến độ, và hứa công trình sẽ hoàn thành vào 30/9 theo đúng cam kết với Bộ GTVT, Bộ trưởng Thăng nói: “Các ông làm chậm quá, phải đẩy nhanh tiến độ lên. Các ông làm xong sớm ngày nào thì có lợi ngày đó, các ông được thu phí, người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, người địa phương đỡ phiền vì thi công bụi bẩn, vậy mà không làm nhanh?”
Sau khi đi qua kiểm tra hầm Phú Gia (do công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 9 thi công), Bộ trưởng Thăng đánh giá chủ đầu tư đến nhà thầu thi công tổ chức thi công chưa tốt, rồi đơn vị giám sát cũng không nắm được công việc.
Bộ trưởng “vặn” đơn vị thi công: “Trong hầm để nước chảy lênh láng không được thu gom, ánh sáng thì yếu, vậy làm sao năng suất cao cho được, thi công kiểu gì thế?”.
Ông Đậu Phi Khanh – Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 9 – giải thích do phun bê tông trần hầm nên tháo và tắt bớt bóng điện, đơn vị đang thi công hạ cốt nền nên nước chưa kịp thoát ra ngoài.
Video đang HOT
Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công rút kinh nghiệm, tổ chức lại thi công; phải có giải pháp thi công điện nước, ánh sáng đảm bảo thi công an toàn.
Không lấy tiền nhà nước để khắc phục nạn phá đường
Buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng đi kiểm tra tiến độ thi công nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 qua tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Tại Quảng Bình, ông Thăng đánh giá cao chủ đầu tư và các nhà thầu có những giải pháp thi công vượt tiến độ. Bộ trưởng Thăng yêu cầu đoạn đường từ huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đi Kỳ Anh, Hà Tĩnh dài 23,5 km, do Ban quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, phải hoàn thành ngày 30/4, sớm hơn kế hoạch năm tháng.
Tuy nhiên, ông Thăng đề nghị tỉnh Quảng Bình phải khẩn trương bàn giao mặt bằng sạch, có giải pháp bảo vệ thi công bởi còn nhiều hộ dân cản trở thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chung trên toàn tuyến.
Kiến nghị của UBND Quảng Bình về việc dùng tiền kết dư của dự án mở rộng quốc lộ 1 để duy tu, sửa chữa các tuyến đường hư hỏng, ông Thăng nói: “Tôi khẳng định luôn là không được, một đồng cũng không được. Không thể lấy tiền nhà nước mà bù đắp cho doanh nghiệp phá đường. Đơn vị nào phá đường thì phải đền bù, trong biện pháp thi công đã nói rõ cả rồi, giờ cứ thế mà làm, ai phá đường thì bắt đền”.
Ông Thăng nói sẽ xem xét để xin ý kiến Chính phủ đề trình Quốc hội xin xây dựng cầu Quán Hàu từ nguồn vốn kết dư của dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đi qua tỉnh Quảng Bình.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên – Huế, bộ trưởng Thăng đánh giá cao hai tiểu dự án mở rộng quốc lộ 1 do Công ty TNHH Trùng Phương và Ban quản lý dự án 4 làm chủ đầu tư, đều vượt tiến độ, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, bộ trưởng Thăng đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng, khẩn trương giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch để thi công 4 cây cầu yếu đi qua huyện Phú Lộc.
Tương tự, tại Quảng Trị hiện còn hơn 20 hộ dân vẫn chưa bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Theo_Zing News
Bộ trưởng Thăng cất lời khen
Chiều 5/2 trong buổi kiểm tra tiến độ thi công cầu Cổ Chiên, Bộ trưởng GTVT khen đơn vị thi công làm chủ được tiến độ, thi công đảm bảo an toàn...
Tại buổi kiểm tra, ông Thăng cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện dự án với lãnh đạo hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
"Dù là hai tỉnh khó khăn nhưng lãnh đạo địa phương đã hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, cho chủ đầu tư, cho Bộ mượn tiền để hoàn thành sớm dự án. Cảm ơn nhân dân hai tỉnh, nhất là người dân trong vùng dự án đã nhường đất, nhường nhà, di dời để dự án hoàn thành sớm nhất" - ông Thăng nói.
Cũng trong buổi kiểm tra, Bộ trưởng Thăng còn dặn dò ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND Trà Vinh: "Tết này nhớ ra lì xì cho anh em công nhân, ít thôi, mỗi người 500 ngàn đồng..."
Theo Ban quản lý dự án, hiện nay tiến độ thi công cầu Cổ Chiên đã đạt trên 75%. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào giữa tháng 5/2015. Hiện tại, trên công trường luôn có 50 cán bộ kỹ sư, 400 công nhân trực tiếp thi công ba ca liên tục. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên Đán 2015, sẽ có 200 công nhân và 20 cán bộ kỹ sư ở lại thi công công trình.
Ông Thăng cho biết khi lập dự án ban đầu, dự kiến thời gian thi công là 36 tháng nhưng đến khi khởi công thì quyết định hoàn thành trong vòng 24 tháng. Đến nay đơn vị thi công đã đảm bảo được tiến độ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra tiến độ thi công cầu Cổ Chiên
Theo ông Đồng Văn Lâm, cầu Cổ Chiên rút ngắn được khoảng 70km đi lại giữa Trà Vinh và TP.HCM, tạo điều kiện để Trà Vinh giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Dự án cầu Cổ Chiên được khởi công vào ngày 2/8/2013, với thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có mặt cắt ngang bốn làn xe, tổng chiều dài 1.599 m, chiều rộng mặt cầu 16m, độ thông thuyền cao 25m, nối giữa tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
Đây không phải lần đầu Bộ trưởng Thăng khen những đơn vị thi công làm tốt nhiệm vụ, trước đó, tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015 của Tổng công ty Đường sắt, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của ngành đường sắt trong năm 2014, dần xóa hình ảnh trì trệ, lạc hậu của các năm trước.
Tổng công ty Đường sắt đã đổi mới quyết liệt, từ việc nhỏ như bán vé điện tử, xây ke ga, bỏ vé tiễn... đến cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp.
"Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn hơn của khách hàng khen ngợi nhân viên đường sắt có thái độ phục vụ ân cần, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Hạ tầng không thay đổi song tư duy của lãnh đạo ngành thay đổi, cho thấy hình ảnh Tổng công ty đổi mới", Bộ trưởng Thăng nói và cho biết.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, sự thay đổi của đường sắt là động lực để những nơi khác thay đổi, bởi ngành đường sắt vốn được đánh giá là trì trệ, lạc hậu mà có thể thay đổi được thì các lĩnh vực khác đều có thể đổi mới. Nếu không đổi mới rất khó tồn tại trong bối cảnh chung, khi ngành giao thông đang làm nhiệm vụ đột phá hạ tầng giao thông.
Năm 2014, ngành đường sắt có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh như đổi mới hình ảnh nhà ga, nâng chất lượng phục vụ trên tàu dưới ga, điều hành giá vé, giá cước linh hoạt; nâng cấp cải tạo mái che, cầu vượt, ke ga, triển khai công nghệ khử mùi tàu vi sinh, lắp đặt vệ sinh tự hoại trên đoàn tàu khách.
Hệ thống bán vé điện tử phục vụ hành khách dịp Tết Ất Mùi được nhiều hành khách sử dụng, xóa bỏ tình trạng phe vé, quá tải tại các nhà ga.
Hà Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cục trưởng Cục đường sắt chết tại cơ quan từng bị Bộ trưởng Thăng kỉ luật Một nguồn tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết cuối giờ làm việc hôm nay 22-1, cán bộ công nhân viên Cục đường sắt Việt Nam phát hiện ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc. Ông Thắng được phát hiện chết trong phòng làm việc vào...