Bộ trưởng Thăng thẳng tay giáng chức lãnh đạo
Ngày 6/1, Bộ GTVT đã bổ nhiệm TGĐ mới của BQL dự án đường sắt trên cao thay ông Nguyễn Mạnh Hùng vừa bị giáng chức.
Đã bị giáng chức
Người được bổ nhiệm là ông Lê Kim Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, ông sẽ bắt đầu nhận nhiệm vụ mới kể từ ngày 10/1.
Ngay sau khi nhậm chức, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu ông Thành cùng tập thể lãnh đạo Ban rà soát lại các nhiệm vụ của BQL dự án, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, xây dựng tập thể đoàn kết, tập trung cao nhất để hoàn thành các dự án đúng tiến độ, cũng như sự phát triển của kết cấu hạ tầng đường sắt.
Tai nạn đường sắt trên cao: Bộ trưởng Thăng lại giáng chức
Bên cạnh đó, cũng phải rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án để thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng phát huy hiệu quả khai thác.
Trước đó, do sự cố nghiêm trọng sập đà giáo và bê tông xà mũ trụ H7 dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông ngày 28/12/2014, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định giáng chức ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc BQL dự án đường sắt, xuống làm Phó tổng giám đốc BQL này từ 10/1.
Đây là trường hợp lãnh đạo Bộ trưởng Thăng thẳng tay giáng chức, trước đó, cũng đã có nhiều người bị Bộ trưởng dọa trảm.
Giàn giáo bị sập lúc rạng sáng 28/12
Ngày 8/11, biết Bộ trưởng Thăng đi kiểm tra đường nối Nhật Tân – Nội Bài, rất đông người dân đã kéo nhau “quây” Bộ trưởng để đòi đường.
Ngay sau đó, Bộ trưởng đã cảnh cáo nghiêm khắc ông Nguyễn Thanh Vân – Giám đốc Ban QLDA 85 và cảnh cáo Ban QLDA 85 vì không bám sát công trường, phối hợp với địa phương kém, không nhận thức được trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu.
Bộ trưởng cũng đã đưa ra “tối hậu thư” với ông Vân: “Ghế của ông đang lung lay rồi đấy. Nếu không khắc phục tốt và đem lại hiệu quả cao thì ông khó giữ được vị trí Tổng Giám đốc đấy”.
Video đang HOT
Trước đó, liên quan đến vụ rơi thanh thép tại nhà ga Thanh Xuân III (Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông), ngày 7/11, Bộ trưởng Thăng họp đột xuất với UBND Hà Nội, Ban QLDA Đường sắt, Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát (Trung Quốc) đánh giá về tiến độ cũng như hình thức xử lý đối với vụ việc.
“Tôi đã yêu cầu Hội đồng quản trị Cienco 1 có hình thức kỷ luật ông Dũng (Phạm Dũng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cienco 1) vì sáng 6/11, tôi yêu cầu ra hiện trường xử lý vụ việc đã không ra mà cử người khác”, ông Thăng nói.
Tổng thầu hứa chấp nhận mọi điều kiện
Trong một diễn biến liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ngày 5/1, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT, ông Mã Giang Kiềm, Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc – Tổng thầu của dự án này, đã cam kết sẽ thay giám đốc dự án, cử người có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm phong phú sang Việt Nam làm tổng chỉ huy thi công dự án này theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ GTVT.
Bộ trưởng Thăng: Nhân viên xử ngay, lãnh đạo phải chờ
Bên cạnh đó, về giải quyết các nhà thầu phụ, ông Kiềm cho biết sẽ kiểm tra lại tư cách nhà thầu phụ, lựa chọn thầu phụ mới được phía Bộ GTVT và BQL DA giới thiệu, sau đó công ty này sẽ đánh giá đạt tiêu chuẩn, đủ tư cách mới sử dụng để “tránh ảnh hưởng sự cố đáng tiếc”.
Trước đó, ngày 4/1, khi làm việc với Tổng thầu, Bộ trưởng Thăng đã cảnh cáo Tập đoàn Cục 6, yêu cầu Tập đoàn Cục 6 phải thay thế ngay Tổng chỉ huy công trường, đồng thời cử người khác có trách nhiệm, lương tâm và trình độ sang chỉ huy.
“Mỗi lần sự việc xảy ra, Tổng thầu lại nhận khuyết điểm nhưng đâu lại vào đấy. Tôi không tin lời hứa và nhận trách nhiệm của Tổng thầu nữa”, Bộ trưởng Thăng nói.
Để thấy được, Bộ trưởng Thăng đã thẳng tay xử lãnh đạo của BQL dự án VN, xử lý rắn với tổng thầu Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Chất vấn Bộ trưởng Thăng: ĐB lo thảm họa từ đường sắt trên cao
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng chiều 18/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) bày tỏ sự quan tâm đến sự an toàn khi Bộ GTVT đưa vào vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Đại biểu Đương nêu câu hỏi: "Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ quốc gia nào, tiến độ vì sao rất chậm và đội vốn cao như vậy. Mà từ hôm có vụ tai nạn, tôi thấy rất lo ngại vì sợ mai kia vận hàng nhỡ rơi tàu xuống đất, nghĩ đến tôi đã thấy thảm họa. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, khi đưa dự án vào khai thác có đảm bảo an toàn không? Nếu có đội vốn hơn nữa thì có nên cho nó chạy trong hộp để không lo bị rơi không?".
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, dự án Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công với công nghệ mới nhất. Để đảm bảo an toàn, Bộ Giao thông đã phê duyệt biện pháp an toàn, nhất là thi công trong điều kiện giữa nội đô thành phố. Sau khi có vụ việc tai nạn xảy ra, Bộ Giao thông đã cho dừng dự án để kiểm tra tổng thể, chỗ nào đảm bảo an toàn mới cho thi công. Quá trình hoàn thành và khai thác, dự án sẽ phải nghiệm thu theo đúng quy định, việc khai thác cũng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn là số 1, sau mới đến hiệu quả.
Bộ trưởng Đinh La Thăng.
"Chúng tôi giám sát theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo an toàn", Bộ trưởng Thăng nói.
Sau khi Bộ trưởng trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thêm: "Đại biểu Đương có thể yên tâm đi lại".
Đại biểu Đặng Kim Chi (Phú Yên) chất vấn: Đèo Cả và đèo Cù Mông là 2 đèo tương đối nguy hiểm, cử tri rất vui mừng vì đã có hầm đường bộ qua đèo Cả nhưng rất nhiều ý kiến thắc mắc là đã nộp phí đường bộ rồi, dự án BOT hầm Đèo cả chưa thông nhưng hiện đã có 2 trạm thu phí ở phía Bắc và phía Nam? Xin Bộ trưởng giải thích và bao giờ thì hầm đường bộ qua đèo Cù Mông được triển khai?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Thăng cho biết, trong dự án cải tạo QL1A có 4 đèo, ngoài đèo Hải Vân còn Phước Tượng, Phú Gia, Đèo Cả đang được đầu tư BOT. Dự án đèo Cả được sự đồng ý của Chính phủ cho phép BOT, nhưng vốn lớn cần 15.000 tỷ đồng, 10.000 tỷ BOT, 5.000 tỷ BT. Nếu không có tham gia của Nhà nước sẽ rất khó làm. Bộ GTVT cùng chủ đầu tư trao đổi với Bộ KHĐT và Tài chính cho phép dùng 2 trạm thu phí 2 đầu coi như phương án vốn góp. Tổng thời gian thu phí không đổi, không ảnh hưởng hợp đồng. Đặt 2 trạm là phù hợp, nếu không có 2 trạm thì hầm đèo Cả không biết bao giờ làm được.
Hiện đèo Cù Mông thường xuyên xảy ra TNGT, tôi rất trăn trở tìm vốn đầu tư. Vừa rà soát lại thiết kế hầm đèo Cả, tư vấn của Pháp thiết kế lại làm mới hướng tuyến, tiết kiệm được 3.000 tỷ đồng.
Trong khi Đèo Cù Mông dự kiến tổng đầu tư hết 3.500 tỷ đồng. Bộ GTVT đồng ý để nhà đầu tư tự bỏ tiền nghiên cứu dự án. Chúng tôi đang kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng vốn Dự án đèo Cả cho đèo Cù Mông, chậm nhất năm 2017 sẽ xong toàn tuyến.
Đại biểu Trương Thị Ánh (TP HCM) đặt vấn đề: Tôi có 3 câu hỏi cho Bộ trưởng Đinh La Thăng: Công tác phòng chống tham nhũng, chống thất thoát của Bộ GTVT đã hiệu quả chưa? Những giải pháp đột phá? Phần lớn công trình giao thông đều đội vốn cao, vì sao vốn cao nhưng chất lượng chưa cao?
Bộ trưởng Thăng cho biết, phòng chống tham nhũng là vấn đề rất lớn không những của ngành GTVT mà của tất cả các bộ ngành.
Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đê triển khai. Nói như Tổng Bí thư, đấu tranh với tham nhũng là công cuộc rất khó khăn, phức tạp vì liên quan đến đối tượng có chức, có quyền.
Bộ GTVT là ngành sử dụng vốn đầu tư nhiều nhất. Chúng tôi coi việc chống tham nhũng là hết sức quan trọng. Chúng tôi đã có các giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả, chống tham nhũng.
Thứ nhất là xác định trách nhiệm của người đứng đầu, từ phê duyệt thiết kế, chủ trương... Trách nhiệm ở đây cả Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng...
Thứ hai, công khai minh bạch mọi hoạt động của ngành GTVT từ công tác cán bộ, chủ trương đầu tư, phân bổ vốn, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thiết kế...
Cụ thể hoá bằng văn bản của ngành GTVT như quy định cụ thể việc BQL không được làm, phân loại tư vấn giám sát, chủ đầu tư... Cùng với đó, xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm.
Đối với các chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu, nếu sai phạm sẽ kiên quyết xử lý, thay thế. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ đề nghị cơ quan phát luật xử lý theo quy định.
Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, chúng tôi rất coi trọng công tác cán bộ. Vừa qua, Bộ GTVT đã tổ chức thi tuyển các chức danh cấp trưởng các đơn vị.
Đại biểu có hỏi vì sao các công trình giao thông đội vốn, có rất nhiều nguyên nhân như đầu tư không đúng quy hoạch, định mức đơn giá không đúng quy hoạch, GPMB chậm...
Nhưng những công trình trước đây thì có, còn 3 năm trở lại đây, tất cả công trình giao thông không có công trình nào đội vốn, thậm chí còn giảm hơn so với tổng mức đầu tư. Nếu chúng ta thiết kế phù hợp, giải phóng mặt bằng tốt, tiến độ đảm bảo thì không có lý do gì để công trình đội vốn cả.
Về vấn đề xe né trạm cân là có, kể cả tại các cảng. Tại Cát Lái, cảng cân đúng nhưng cách khoảng chục cây thì lại có bãi để chất thêm hàng. Xe ra khỏi cảng, đỗ lại chờ chất thêm 1 container nữa mới đi. Tôi xin nói là nếu địa phương nào mà người đứng đầu thực sự vào cuộc thì không có chỗ cho xe quá tải. Ở địa phương, đơn vị nào có xe nào quá tải, DN nào lớn, DN nào bé, các anh biết hết, chỉ cần gọi lên nhắc nhở, kiểm soát chặt, không doanh nghiệp nào dám chạy quá tải cả.
Đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) đặt câu hỏi: QL 1A Đoạn Thanh Hoá, Vũng Áng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, dư luận phản ánh sau khi nâng cấp mặt đường mới cao hơn rất nhiều so với mặt đường cũ. Điều này sẽ khiến đoạn phía tây của QL sẽ ngập nhanh hơn? Đề nghị Bộ trưởng cho biết phản ánh của người dân có căn cứ không? Nếu có thì giải pháp là gì?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Thăng cho biết, điều đại biểu nêu ra được lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm. Trong quá trình tổ chức thiết kế, đảm bảo thi công, chúng tôi luôn quán triệt, cố gắng hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến người dân. Tuy nhiên, có những đoạn tuyến chúng tôi phải nâng cấp để tránh ngập lụt.
Chúng tôi đã cố gắng hạn chế thấp nhất việc nâng cao độ. Có những chỗ thiết kế nâng cao độ, lãnh đạo Bộ đi kiểm tra đã cho xử lý, hạ cao độ. QL hoàn thành sẽ có điểm đấu nối với tỉnh lộ. Chúng tôi đã chỉ đạo, đoạn cao quá phải thực hiện vuốt nối cho đảm bảo. Tỉnh lo làm gờ giảm tốc, lắp hệ thống đèn tín hiệu. Như vậy, việc đưa QL1 vào khai thác sẽ làm tăng lưu lượng nhưng vẫn giảm thiểu tai nạn.
Minh Hiếu
Theo_Kiến Thức
Nhận diện "thủ phạm" gây nứt cao tốc Nội Bài - Lào Cai Xung quanh việc tuyến đường cao tốc Nội Bài Lào Cai bị nứt khi vưa thông xe, chiều 7/10, ông Lê Kim Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đoạn nứt nằm trong đoạn địa chất phức tạp, có bất thường về địa tầng. Trao đôi vơi bao chi...