Bộ trưởng Thăng: “Chốt” đường bay thẳng trong tháng 10
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong tháng 9 này sẽ làm việc với người đồng cấp Lào và Campuchia, vấn đề gì vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo Chính phủ giải quyết. Trong tháng 10 phải có kết quả cuối cùng về việc thiết lập đường bay thẳng.
Làm việc với Quân chủng phòng không không quân, Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng, Cục Hàng không Việt Nam, các đơn vị hàng không và các hãng hàng không sáng nay (10/9), Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định việc “nắn” thẳng đường bay là chủ trương đã có từ lâu, đây là không phải là việc làm cho “oai”, mà là một trong nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hiệu quả kinh tế và phục vụ tốt nhất cho hành khách đi máy bay.
“Đường bay thẳng tốt trong mọi trường hợp”
Vấn đề lớn nhất đặt ra trong việc thiết lập đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua không phận Lào và Campuchia là yếu tố kỹ thuật liên quan đến mực bay và chi phí quá cảnh. Hiện nay, Lào chưa cho phép bay mực bay tối ưu là FL350 nên các chuyến bay qua không phận nước này chỉ ở mực FL280. Chi phí quá cảnh theo tính toán của hãng vận chuyển Vietnam Airlines là 650 USD/lượt với máy bay Airbus 321/320 và 680 USD/lượt với máy bay Boeing 777, tuy đã đàm phán giảm 50% nhưng Chính phủ Lào và Campuchia vẫn chưa đồng ý.
Ông Đinh Việt Thắng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam – khẳng định: “Trong mọi trường hợp, có đường bay thẳng tốt hơn là không”.
“Đường bay thẳng tốt trong mọi trường hợp”
Theo ông Thắng, hàng năm, trong điều kiện thời tiết xấu Việt Nam vẫn phải bay sang phía Tây (Lào và Campuchia) hơn 100 chuyến bay. Mỗi năm có hơn 10 cơn bão vào Việt Nam, trong đó có 5 cơn bão phải điều chỉnh hướng bay trong khoảng 5 ngày, vì thế các hãng hàng không phải bay tránh bão trên đường bay truyền thống của Campuchia. Bởi vậy, nhìn vào hoạt động khai thác bay thực thế thì rõ ràng có đường bay thẳng sẽ rất tốt.
Về phía Lào, ông Thắng đề cập đến trang thiết bị và năng lực quản lý bay kém hơn Việt Nam, trình độ kiểm soát viên không lưu cũng thấp hơn, nếu phải điều hành số lượng chuyến bay quá lớn trên một mực bay thì họ sẽ gặp khó khăn, đặc biệt vấn đề đảm bảo an toàn bay. Do đó phía Lào chưa đồng ý cho Việt Nam khai thác mực bay tối ưu là có lý của họ.
Chiều 9/9, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã có văn bản chính thức gửi Cục Hàng không Việt Nam về việc kiểm chứng kết quả bay thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM. JICA khẳng định những thông số kỹ thuật và kết quả bay trên buồng lái giả định (SIM) là chính xác. Qua phân tích hồ sơ và xử lý trên hệ thống thiết bị độc lập, JICA cũng ghi nhận đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua không phận Lào và Campuchia đã rút ngắn hơn 85km, giảm 5 phút bay và tiết kiệm 190kg dầu so với đường bay trục hiện tại của Việt Nam.
Video đang HOT
Tháo gỡ khó khăn này, ông Thắng đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng phương án phân luồng, trong đó sử dụng cả đường bay thẳng và đường bay hiện tại. Trong đó, các chuyến bay từ phía Nam ra miền Trung (Vinh, Đồng Hới) sẽ bay trên đường bay thẳng, các chuyến bay từ Bắc vào Nam thì bay theo đường bay hiện tại.
“Nếu xử lý theo phương án này thì sẽ hỗ trợ tốt các đường bay, bay đường bay một chiều thì xung đột trên không giảm hơn rất nhiều so với bay 2 chiều (máy bay phải lên/xuống thường xuyên), giảm được ác tắc trên đường bay trục hiện tại, giảm áp lực điều hành bay cho kiểm soát viên không lưu, tạo cho các hãng hàng không chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng đường bay. Cách phân luồng này cũng khả thi để giải quyết được những khó khăn hiện tại của nước bạn Lào” – ông Thắng phân tích.
Trong khi đó, Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân, Bộ Quốc phòng – cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, chủ trương mở thêm một con đường là rất quý, nhất là đường hàng không và được nước bạn, cộng đồng quốc tế công nhận, gắn liền với lợi ích quốc gia và an ninh quốc phòng. Vì vậy, phải quyết tâm mở đường bay thẳng, kể cả chỉ tiết kiệm được 1 phút thôi thì cũng phải có phương án đi trước một bước”.
Trung tướng Phương Minh Hòa cũng đề nghị cần phải thực hiện bay giả định trong trường hợp có các tình huống có máy bay không quân hoặc những tình huống khác, để đánh giá ảnh hưởng, mực bay và thời gian chờ… Trung tướng Phương Minh Hòa cho biết sẽ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để xin ý kiến tìm ra các giải pháp tháo gỡ.
Sẽ không chỉ là một đường bay thẳng
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao sự nỗ lực của Cục Hàng không và các đơn vị liên quan sau hơn 1 tháng đã có những báo cáo kết quả bước đầu về đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua không phận Lào và Campuchia. Từ những vấn đề đang đặt ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Tổ công tác tiếp tục nghiên cứu và làm việc với Bộ Quốc phòng để xem xét lại vùng trời, các cảng hàng không sân bay sao cho phù hợp nhất.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ “nắn” các đường bay, trong đó có đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi ích quốc gia
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, tiết kiệm được một phút bay cũng là rất quý giá. Bởi vậy, Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu các đường bay thẳng, trong đó có đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM. Bộ trưởng chỉ đạo Tổ công tác tiếp tục làm việc với Quân chủng phòng không không quân và sớm làm việc với các cơ quan hàng không của Lào và Campuchia để thống nhất chủ trương thiết lập đường hàng không thẳng Hà Nội – TPHCM.
“Trong tháng 9 này, Cục Hàng không phải có báo cáo để tôi sẽ trực tiếp làm việc với Bộ trưởng GTVT của Lào và Campuchia trong thẩm quyền, điều gì vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ giải quyết. Trong tháng 10 phải có kết quả cuối cùng của việc thiết lập đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Ngoài đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sẽ phải “nắn” lại các đường bay cho thẳng hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế, đây là trách nhiệm của tất cả các cơ quan hữu quan, mà trước hết là trách nhiệm của ngành không, từ Cục Hàng không đến các đơn vị và doanh nghiệp hàng không trước Đảng trước nhân dân, “nắn” lại các đường bay tốt nhất trong điều kiện có thể, phối hợp chặt chẽ với Lào, Campuchia và Myanma để thực hiện chủ trương này.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
C52 kể chuyện bắt tội phạm.... trên trời
Hành trình truy bắt Hạnh gay cấn đến nghẹt thở, vì chỉ sơ suất một chút sẽ ảnh hưởng đến hành khách, đến an ninh hàng không bởi trên chuyến bay đó có khoảng 40 người là đàn em, bạn bè của Hạnh.
Thời đại toàn cầu hóa, việc những kẻ tội phạm nguy hiểm di cư từ nước này sang nước khác để lẩn trốn diễn ra khá phổ biến, và phương tiện được chúng ưa chọn chính là đường hàng không. Chỉ sau vài giờ bay, chúng có thể ung dung sang lãnh thổ nước khác, khi đó việc bắt nã khác nào lần theo dấu chim trời.
Giữa năm 2012, Quy chế phối hợp giữa Cục Cảnh sát truy nã tội phạm C52 với Cục Hàng không Việt Nam đã được ký kết và triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương, ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Việc bắt đối tượng truy nã qua đường hàng không đã chứng minh chân lý: kẻ phạm tội dù có trốn lên trời cũng không thoát, chúng vẫn bị bắt về quy án như thường.
"Bắt sống" kẻ trốn nã nguy hiểm khi vừa tiếp đất
Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm truy nã cho thấy, có rất nhiều tên tội phạm nguy hiểm đã bị tóm gọn khi vừa bước chân xuống sân bay, trong đó việc bắt kẻ trốn nã Lê Minh Đức (SN 1971, quê TP.Nam Định) là một điển hình. Những năm 90 của thế kỷ trước, cái tên Lê Minh Đức nổi lên như một trùm giang hồ ở Nam Định, từng khiến dư luận nơi đây khiếp đảm.
Ngay cả khi đã sa vòng lao lý, uy lực của Đức vẫn còn "lẫy lừng", thể hiện ở việc hắn đã bị kết án 13 năm 9 tháng tù về 4 tội danh "Giết người", "Cướp tài sản", "Tàng trữ vũ khí quân dụng" và "Cố ý gây thương tích" nhưng vẫn được tại ngoại sống nhởn nhơ ngoài xã hội khiến dư luận bất an. Trong thời gian chưa bị bắt thi hành án, lợi dụng sự sơ hở, lỏng lẻo của cơ quan chức năng, Đức đã bỏ trốn và làm thủ tục xuất cảnh trót lọt sang Ucraina. Công an tỉnh Nam Định sau đó đã phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Lê Minh Đức.
Quá trình làm ăn trên nước bạn, Đức đã "thoát xác" thành một doanh nhân thành đạt, thay tên, đổi họ, thay hình đổi dạng và nghiễm nhiên đi, về Việt Nam đàng hoàng qua đường hàng không "như đi chợ" mà không hề bị phát giác, bắt nã. Đúng 17 năm sau ngày bị truy nã toàn quốc, vào tháng 12/2009, "Việt kiều Ucraina" Lê Minh Đức đàng hoàng về thăm quê như mọi lần thì bị bắt khẩn cấp theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Nam Định ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Việc bắt khẩn cấp tên tội phạm nguy hiểm diễn ra "như trong phim", vừa đảm bảo an ninh hàng không và bình yên cuộc sống.
Nghẹt thở hành trình bay cùng tội phạm
Vụ bắt nã trùm giang hồ Nguyễn Thị Hạnh (tức Hạnh "sự", SN 1960, trú tại Hà Nội) cũng là một ví dụ sinh động, điển hình. Sau thời gian "tác oai, tác quái" trong nước, khi phát hiện "có biến", lập tức Hạnh "sự" đào tẩu sang Lào và "thoát xác" thành thiếu phụ tên là Phommalath Ketsana mang quốc tịch Lào để tiếp tục bay từ Lào sang Singapore, có mặt tại các sòng bài.
Một tổ công tác do Thượng tá Đào Trọng Sơn (Cục C52, Bộ Công an) chỉ huy được cử lên đường sang Singapore cùng 3 đồng chí thuộc Văn phòng Interpol Việt Nam và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để tiến hành vây bắt Hạnh "sự". Trước đó, từ chứng cứ do Công an Việt Nam cung cấp về việc thiếu phụ Phommalath Ketsana không phải là người mang quốc tịch Lào, Hạnh "sự" đã bị Tòa án Singapore xét xử và bị trục xuất khỏi nước bản địa. Chiều 7/6/2012, Cục Xuất nhập cảnh Singapore áp giải Nguyễn Thị Hạnh ra sân bay để tiến hành trục xuất Hạnh về Việt Nam.
Trong vai khách du lịch, tổ công tác của Thượng tá Đào Trọng Sơn lập tức đồng hành cùng chuyến bay với Hạnh "sự" từ Singapore về Việt Nam. Hành trình truy bắt Hạnh gay cấn đến nghẹt thở, vì chỉ sơ suất một chút sẽ ảnh hưởng đến hành khách, đến an ninh hàng không bởi trên chuyến bay đó có khoảng 40 người là đàn em, bạn bè của Hạnh.
Trên máy bay, Hạnh thường xuyên đổi chỗ ngồi và liên tục vào nhà vệ sinh thay đồ để "thay hình đổi dạng". Tổ công tác vẫn dằn lòng "án binh bất động", kiên trì bám sát đối tượng. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, Hạnh "sự" lạnh gáy khi nghe bên tai mệnh lệnh đanh thép thông báo thị đã bị bắt khẩn cấp. Hạnh bất đắc dĩ phải chấp thuận tra tay vào còng nhưng vẫn hy vọng rằng ít phút nữa, chỉ khi ra khỏi khu vực sân bay, "bà trùm" sẽ được đàn em "giải cứu" theo kế hoạch định trước. Tuy nhiên, các lực lượng vây bắt của trinh sát đã tập kết tại nhiều địa điểm trong khu vực sân bay để đón lõng, vô hiệu hóa mọi hoạt động giải cứu Hạnh.
Việc bắt Nguyễn Thị Hạnh không chỉ thể hiện kết quả hợp tác giữa Cảnh sát Việt Nam với các lực lượng Interpol quốc tế mà qua đó còn là một ví dụ điển hình trong công tác phối hợp giữa Cục C52 và Cục Hàng không Việt Nam trong công tác phát hiện, xác minh, truy bắt người bị truy nã tại các cảng hàng không, sân bay và trên các chuyến bay nhằm tăng cường an ninh hàng không dân dụng.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 1.000 đối tượng truy nã có thông tin trốn ra nước ngoài, chủ yếu tập trung ở một số nước có quan hệ làm ăn với nước ta hoặc có đông người Việt Nam sinh sống. Các đơn vị chức năng đã đề nghị Ban Tổng thư ký Interpol truy nã quốc tế gần 200 đối tượng, trong đó 134 đối tượng có thông tin về địa chỉ lẩn trốn.
Ngoài ra, theo thông báo của Văn phòng Interpol Việt Nam, có khoảng hơn 100 đối tượng truy nã quốc tế được xác định có khả năng trốn vào Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm trong tình hình mới, cần phải có sự phối hợp thường xuyên hơn nữa giữa các đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, An ninh hàng không, Cụm cảng hàng không... trong công tác truy nã tội phạm có yếu tố nước ngoài, góp phần đảm bảo an ninh hàng không dân dụng, tạo điều kiện cho hành khách hoàn toàn yên tâm, an toàn trong những chuyến bay.
Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (C52, Bộ Công an) cho biết: Hiện Quy chế phối hợp về việc bắt tội phạm qua đường hàng không đã được PC52 địa phương phổ biến đến từng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, đặc biệt là các địa phương có cảng hàng không, sân bay trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Về phía Cục Hàng không Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng không, Cảng hàng không, Hãng hàng không thiết lập một đầu mối tiếp nhận các thông tin về đối tượng truy nã để phát hiện các đối tượng truy nã khi chúng di chuyển bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ thông tin báo cáo nhanh chóng, kịp thời.
Theo Ngọc Thành
Pháp luật Việt Nam
Việt Nam xếp thứ 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không đang phát triển nhanh và năng động, xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hàng không đóng góp 6 tỷ USD cho GDP hàng năm của Việt Nam. Tại cuộc Hội thảo "Hàng không: Chắp cánh...