Bộ trưởng Thăng chê trách các nhà thầu Trung Quốc, Hàn Quốc
Trước tình trạng các nhà thầu Trung Quốc, Hàn Quốc thi công chậm chạp tại nhiều dự án giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thẳn thắn chê trách và chỉ đạo phải giám sát đặc biệt. Bộ trưởng đặt ra yêu cầu hàng đầu là năng lực và hiệu quả công việc.
Mặc dù đã phân công chuyên trách các dự án khu vực phía Nam, nhưng trong bối cảnh chất lượng công trình luôn “ nóng” nên người đứng đầu ngành giao thông vận tải (GTVT) đã đặt ra một lịch công tác dài ngày và đích thân thị sát, kiểm tra các dự án giao thông vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Tại Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), vừa đặt chân đến công trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng liền nhắc nhở: “Công trường kiểu gì thế này? Đây là dự án sử dụng vốn ODA mà cứ như là công trình đang giãn tiến độ thi công theo Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công. Không thấy khí thế làm việc đâu cả, chủ đầu tư phải tổ chức lại công trường ngay!”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trên công trường cầu Vàm Cống
Sau khi nghe chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và nhà thầu báo cáo tình hình thi công dự án, cũng như khả năng hoàn thành sớm hơn theo kế hoạch đề ra là tháng 10/2017, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu không được chủ quan về tiến độ khi nhà thầu Trung Quốc thi công.
“Tất cả các dự án giao thông tại Việt Nam mà Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã và đang thi công đều bị chậm tiến độ, vì vậy không thể chủ quan được. Lúc đầu họ làm rất nhanh, nhưng sau đó họ đưa ra nhiều lí do gây chậm tiến độ, ở dự án này có thể sẽ vì nước lớn hay do mưa nhiều nên không thi công được… Chúng ta không nói xấu nhà thầu nước bạn, nhưng thực tế thi công là vậy nên chủ đầu tư phải có giải pháp giám sát để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án” – Bộ trưởng Đinh La Thăng lưu ý.
Video đang HOT
Dẫn chứng thêm về việc này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc đến Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tại dự án này nhà thầu Trung Quốc thi công gói thầu A7: “Lúc mới triển khai dự án thì gói thầu A7 làm nhanh nhất nhưng sau đó thì họ ì ra không làm, thậm chí chủ đầu tư phải sang Trung Quốc để thúc thầu nhưng chậm vẫn hoàn chậm”.
Trong khi đó, ở Dự án xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (dự án khi hoàn thành sẽ nối liên 2 tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ – PV) được thực hiện bởi nhà thầu thi công và Tư vấn giám sát (TVGS) của Hàn Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị thực hiện dự án khi thi công vượt tiến độ so với hợp đồng, nhưng vị Bộ trưởng này tỏ ra khó chịu trước việc TVGS “lụy” nhà thầu và chủ đầu tư.
Trên công trường, khi Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu đánh giá tổng thể về tiến độ và chất lượng dự án thì đại diện TVGS không chủ động đưa ra ý kiến mà lại quay sang trao đổi với nhà thầu rồi mới trả lời Bộ trưởng. Cho rằng TVGS có “vấn đề” nên Bộ trưởng Đinh La Thăng chê trách: “Ông phải đưa ra những ý kiến đánh giá độc lập của mình chứ sao lại quay sang hỏi nhà thầu? Tôi trả lương cho ông chứ đâu phải nhà thầu trả lương cho ông”. Lúc này, TVGS tỏ ra lúng túng!
Việc thi công vẫn bị nhắc nhở không được chủ quan dù tiến độ cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh đang khả thi
Cũng bàn về tiến độ, dù các đơn vị thi công đã lập kế hoạch chi tiết nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ cả về con người, thiết bị và đồng tiền đối với nhà thầu, vì đơn vị thi công cầu Vàm Cống tuy có tiếng tăm nhưng đã từng có “tiền lệ” chậm tiến độ tại Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
“Giám đốc dự án phải là người có năng lực thực sự, là người có thể điều hành dự án tốt nhất chứ không phải là người mà khi hỏi đến cứ lớ ngớ nhìn nhà thầu và chủ đầu tư để “xin” ý kiến. Dù là nhà thầu và tư vấn nước ngoài nhưng không đáp ứng được công việc thì phải thay” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ rõ, các nhà thầu Trung Quốc và Hàn Quốc tham gia nhiều dự án giao thông đều làm rất chậm, thậm chí không đủ khả năng thi công nên phải bỏ dở công việc. Ngay như Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đấu thầu quốc tế, nhà thầu tham gia đều là nhà thầu mạnh của nước ngoài như Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng quá trình thi công các nhà thầu này đã bộc lộ nhiều yếu kém.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đầu mùa mưa đã "nóng" chuyện sạt lở bờ sông
Mặc dù mới bước vào mùa mưa, nhưng mấy ngày qua, tình trạng sạt lở bờ sông đã xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân do chưa được chính quyền địa phương chuyển đến nơi ở an toàn.
Như Dân trí đã thông tin, vào sáng sớm ngày 7/6 tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng làm 7 nhà dân đổ ụp xuống sông Nàng Mau và 10 căn liên kề khác cũng bị sụt lún, nứt tường nghiêm trọng. Tuy vụ sạt lở không gây thiệt hại về người nhưng sự bất ngờ và "hung dữ" của vụ sạt lở đã làm người dân bàng hoàng, hoảng hốt mấy ngày qua.
Như hộ anh Trần Anh Dũng ấp Thạnh Lợi A1 cho biết: "Vụ sạt lở đã xảy ra 2 ngày rồi nhưng đến giờ, gia đình tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Ban đêm, không thể chợp mắt ngủ vì cứ nhớ cảnh tượng hãi hùng khi tận mắt chứng kiến nửa căn nhà sau phút chốc đổ ụp xuống sông! Bây giờ vợ chồng tôi rất lo, muốn chuyển đến nơi ở an toàn nhưng chưa biết chuyển đi đâu, vì nền đất khu vực này rất yếu, rất có thể sẽ bị sạt lở tiếp".
Cũng như tâm trạng mất ăn mất ngủ của anh Dũng, nhiều bà con khác ở ấp Thạnh Lợi A1 đang vất vả chống lại "giặc sạt lở" bằng cách gia cố lại nền đất bằng cừ tràm, bao cát... Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn sông này nước chảy xiết, nền đất yếu nên việc gia cố của người dân nơi đây không khả thi, nhất là khi mùa mưa bão sắp tới.
Anh Dũng cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp Thạnh Lợi A1, (xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vẫn còn bàng hoàng mặc dù vụ sạt lở đã xảy ra cách đây 2 - 3 ngày. (Ảnh Huỳnh Hải)
Liên quan đến tình trạng sạt lở, mới đây (8/6) trên sông tiền thuộc địa bàn phường 11 (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tình trạng sạt lở bờ sông vẫn tiếp tục xảy ra. Cu thể, đoạn sạt lở kéo dài trên 100 m, ăn sâu đất liền hơn 25m. Điều đáng lo nhất là gần khu vực này chỉ cách kho chứa xăng dầu 5 triệu lít của công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp khoảng 20m.
Trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành ngay việc xác định vành đai sạt lở, cắm mốc và biển báo khu vực đang có sự cố sạt lở bờ sông Tiền; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng khẩn cấp này. Sở phối hợp với các đơn vị, cơ sở sản sản xuất kinh doanh, nhân dân nằm dọc theo đoạn bờ sông đã và đang cảnh báo sạt lở di dời nhà cửa, hàng hóa, trang thiết bị đến nơi an toàn; không được neo đậu các phương tiện giao thông thủy trên khu vực sông có sạt lở xảy ra.
Được biết, trước đó liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã ký quyết định công bố thực trạng khẩn cấp thực trạng sạt lở bờ sông Tiền (thuộc phường 11, TP Cao Lãnh) đe dọa cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 34 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị, thành đã và đang bị sạt lở, với tổng chiều dài 38,74km; nhiều nơi ăn sâu vào đất liền 10m - 40m, đe dọa cuộc sống của 4.000 hộ dân (hơn 1.300 hộ trong vùng nguy hiểm). Chủ yếu là các địa bàn như: huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, TP Cao Lãnh, huyện Lai Vung, TP Sa Đéc và huyện Châu Thành...
Riêng tại An Giang, theo thống kê của ngành chức năng tỉnh có khoảng 6.000 hộ dân đang sống trong vùng sạt lở nguy hiểm, không nằm trong diện bố trí vào các cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2, hiện chưa được di dời vào nơi an toàn, khi mùa mưa lũ đang đến gần... Còn tại Hậu Giang xuất hiện 110 điểm sạt lở nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 6,6km.
Trước thực trạng này, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang... đã "cầu cứu" Trung ương hỗ trợ kinh phí để xây dựng thêm các cụm, tuyến dân cư để bố trí cho hàng ngàn hộ dân trong vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi ở an toàn. Cụ thể, như tỉnh Hậu Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ 800 tỷ đồng từ quỹ kinh phí dự phòng thiên tai để đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở. Riêng hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp cần khoảng 1.000 tỷ đồng để bổ sung 6 cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2 và xây dựng mới 3 cụm, tuyến tại các địa phương để sớm thực hiện, di dời dân vào nơi ở an toàn.
Nguyễn Hành
Theo dantri
Điểm mặt các dự án chậm tiến độ do nhà thầu Trung Quốc thi công - Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và xây dựng cầu Cao Lãnh có sự góp mặt của nhà thầu Trung Quốc thi công đang chậm tiến độ kéo dài.... Dự án...