Bộ trưởng Tài chính Nga tiết lộ kế hoạch trả đũa vụ Nga bị các nước tịch thu tài sản
Ngày 20/11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đang chuẩn bị thực hiện các biện pháp tương tự để trả đũa hành động tịch thu tài sản của Nga của các nước phương Tây trong thời gian qua.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov. Ảnh: Anadolu
Theo đó, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết nước này sẽ sử dụng các khoản thu nhập từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây tại Nga. Các biện pháp này sẽ được thực hiện để đáp trả các hành động “không thân thiện” trước đó từ các nước phương Tây.
Ông nói: “Chúng tôi đang làm chính xác như vậy. Nếu các nước phương Tây quyết định sử dụng tài sản và các khoản thu nhập từ tài sản của chúng tôi, phía Nga cũng sẽ thực hiện các hành động thích hợp”.
Video đang HOT
Ông nêu rõ: “Do đó, chúng tôi cũng đã đóng băng các nguồn lực của các nhà đầu tư phương Tây, những cá nhân tham gia thị trường tài chính phương Tây và các công ty liên quan. Thu nhập từ các tài sản này cũng sẽ được sử dụng”.
Tuy ông Anton Siluanov không nêu cụ thể tổng lượng tài sản của phương Tây do Nga nắm giữ hiện nay. Nhưng theo một số thông tin từng được hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đưa ra thì lượng tài sản đang nắm giữ có quy mô gần như tương tự với các khoản của nước này bị đóng băng ở nước ngoài. Hãng thông tấn này cho biết tính đến cuối năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU, G7, Australia và Thụy Sĩ đổ vào Nga lên tới 288 tỷ USD.
Trước đó, Mỹ và các nước đã đóng băng số tài sản của Nga với ước tính có giá trị lên tới 300 tỷ USD kể từ khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022. Phần lớn số tiền này, khoảng 207 tỷ USD đang được giữ tại Trung tâm thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels. Euroclear ước tính trong 3 quý đầu năm tài chính 2024, các tài sản của Nga này đã tạo ra khoảng 5,4 tỷ USD tiền lãi.
Tháng trước, Mỹ đã công bố quyết định sử dụng số tiền thu được từ tài sản của Nga để tài trợ cho khoản vay trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine. Trong tháng 10, các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng hoàn tất khoản cho vay khổng lồ trị giá tới 50 tỷ USD để cung cấp tài chính hỗ trợ cho Ukraine. Theo đó, khoản cho vay này sẽ sử dụng lợi nhuận tích lũy từ các tài sản của Nga hiện đang bị phong tỏa ở phương Tây và Ukraine sẽ không phải trả nợ cho khoản vay trên cho các nước phương Tây.
Nga nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng việc tịch thu các tài sản có chủ quyền của nước này là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu. Điện Kremlin trước đó đã nói rằng Chính phủ Nga sẽ tiến hành truy tố những cá nhân có liên quan đến việc “đánh cắp” tài sản nước này.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga đều phải có cơ sở pháp lý đầy đủ.
Bộ trưởng Tài chính Nga cũng từng đưa ra cảnh báo khi cho rằng các “thế lực toàn cầu” đang theo dõi sát sao câu chuyện này và tự rút ra kết luận riêng.
Nga đảm bảo nguồn thu ổn định từ các lĩnh vực phi dầu khí
Trong 6 tháng đầu nam nay, Nga ghi nhận mức thâm hụt ngân sách liên bang 2.590 tỷ ruble (28,26 tỷ USD).
Quang cảnh bên ngoài tòa cao ốc Trung tâm thương mại quốc tế Moskva ở thủ đô Moskva, Nga ngày 25/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS, số liệu công bố ngày 7/7 của Bộ Tài chính Nga cho thấy thu ngân sách trong giai đoạn này là 12.381 tỷ ruble, thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thu ngân sách tháng 6 năm nay tăng 29,8% so với tháng 6 năm trước và đạt thặng dư 816 tỷ ruble. Bộ trên đánh giá các nguồn thu chính ngoài dầu khí duy trì xu hướng ổn định tích cực.
Chi ngân sách Nga trong 6 tháng qua là 14.976 tỷ ruble, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, mức thâm hụt ngân sách trong kỳ báo cáo lên tới 2.590 tỷ ruble.
Theo Bộ Tài chính Nga, nguồn thu từ dầu khí trong giai đoạn trên đã giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.380 tỷ ruble. Doanh thu từ các lĩnh vực phi dầu khí đóng góp cho ngân sách liên bang lên tới 8.999 tỷ ruble, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov nhiều lần nhấn mạnh thâm hụt ngân sách của Nga năm 2023 sẽ không cao hơn 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nước này sẽ thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều.
Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số tiền đầu tư vào nền kinh tế Nga. Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Fasano, Puglia, miền...