Bộ trưởng Tài chính Mỹ hối thúc WB cải cách hơn nữa
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang thúc đẩy các bước tiếp theo trong quá trình cải cách Ngân hàng Thế giới (WB) được thực hiện trong những tháng tới, trong đó có việc điều chỉnh những quy định cho phép các cơ quan của ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân và nước nghèo được phép cho các đơn vị cấp thấp hơn như các thành phố và chính quyền khu vực vay tiền.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo bà Yellen, các cổ đông của WB đã có các cuộc thảo luận “cực kỳ hiệu quả” vào tuần trước, sau khi thông qua vòng cải cách ban đầu nhằm đảm bảo ngân hàng có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề như biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột, cùng với công tác giảm nghèo. Hiện các cổ đông của WB trông đợi thể chế tài chính này tiếp tục có những hành động trước thềm các cuộc họp thường niên dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới tại Maroc.
Bà Yellen đã khởi động các nỗ lực hướng tới cải cách WB trong tháng 10 tới, sau khi một báo cáo độc lập chuẩn bị cho hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 7 năm ngoái kết luận rằng WB và các ngân hàng phát triển khác có thể giải ngân hàng trăm tỷ USD thông qua việc điều chỉnh bảng cân đối kế toán và chấp nhận rủi ro hơn.
Video đang HOT
Tuần trước, ban điều hành WB đã thông qua một loạt cải cách tham vọng hơn so với những đề xuất ban đầu, theo đó sẽ tăng mức cho vay của WB thêm 50 tỷ USD trong 10 năm, trong khi vẫn duy trì mức xếp hạng tín dụng AAA hàng đầu và tập trung nhiều hơn vào vốn tư nhân.
Bà Yellen cho biết các giám đốc điều hành khu vực tư nhân bày tỏ lạc quan rằng những ưu đãi và cải cách tại WB có thể giải phóng thêm vốn tư nhân cho các mục tiêu phát triển. Theo bà, đây sẽ là trọng tâm chính của cựu Giám đốc điều hành Mastercard Ajay Banga – người được Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử làm Chủ tịch WB thay thế ông David Malpass dự kiến rời nhiệm sở vào ngày 1/6 tới.
Ngoài ra, các cổ đông của WB cũng hối thúc WB cho phép Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) cấp tín dụng cho các tổ chức siêu quốc gia như Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX. Các cổ đông mong muốn WB thiết lập các nguyên tắc cho ưu đãi và phân bổ nguồn lực, bao gồm việc tận dụng chiến lược hơn các quỹ tài trợ và các nguồn lãi suất thấp hiện có, đồng thời áp dụng các cải tiến về quy trình nhằm tăng tốc độ trong khi vẫn duy trì chất lượng của ngân hàng.
Trong nhiều tháng qua, Mỹ – nước đóng góp lớn nhất cho WB – tăng cường thúc đẩy WB có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm tăng nguồn tài trợ cho các quốc gia đang phát triển giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu hay ứng phó đại dịch trong tương lai và các thách thức toàn cầu khác.
Trong giai đoạn 2020-2022, WB đã cung cấp 100 tỷ USD cho hàng hóa công cộng toàn cầu, nhưng các quốc gia đang phát triển và khu vực tư nhân ước tính có thể phải chi nhiều hơn – lên tới 2.400 tỷ USD/năm, để giải quyết những nhu cầu đó.
Giới chức Mỹ đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng phát triển đa phương khác để thúc đẩy cải cách, trong đó có Ngân hàng Phát triển liên Mỹ.
Mỹ kêu gọi cải cách mạnh mẽ WB
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 20/3 đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze, trong đó bà Yellen kêu gọi tiến hành một đợt cải cách mạnh mẽ đối với Ngân hàng Thế giới (WB).
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ Bộ trưởng Yellen "kêu gọi thực hiện một đợt cải cách mạnh mẽ ban đầu đối với WB tại Cuộc họp mùa Xuân sắp tới, sau đó xác định và thực hiện những cải cách hơn nữa trước thềm Cuộc họp thường niên vào tháng 10". Ngoài ra, bà Yellen cũng cảm ơn Đức đã hỗ trợ ứng cử viên của Mỹ cho vị trí Chủ tịch WB.
Tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn, cựu giám đốc điều hành công ty Mastercard Inc, giữ cương vị Chủ tịch WB thay ông David Malpass dự kiến sẽ rời nhiệm sở vào tháng 6 tới.
WB là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn với mục tiêu chính là giảm đói nghèo.
Mỹ là cổ đông lớn nhất của WB và là nước đặt trụ sở của tổ chức tài chính quốc tế này. Theo truyền thống, Mỹ đề cử chủ tịch của WB.
Mỹ thúc đẩy những cải cách lớn tại WB Ngày 3/4, Mỹ đã hoan nghênh kế hoạch của Ngân hàng Thế giới (WB) trong vòng 10 năm tới sẽ tăng khoản cho vay hằng năm thêm 5 tỷ USD để giúp giải quyết những thách thức toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu. Trụ sở Ngân hàng thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức Nhà Trắng...