Bộ trưởng Tài chính: Giá cước vận tải giảm từ 5 – 8% là hợp lý
“Nếu tính riêng tác động của việc giảm giá nhiên liệu và cố định các yếu tố khác, với mức giảm hiện nay của các hãng vận tải từ 5-8% là tương đối hợp lý”, Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Để tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ôtô, nhất là trước thực tế giá xăng dầu giảm sâu nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa kịp thời điều chỉnh giảm giá cước vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Bộ Tài chính bổ sung cước vận tải theo tuyến cố định, xe buýt, taxi và vận tải hàng hóa vào danh mục bình ổn giá để các cơ quan quản lý giá có thể quản lý chặt chẽ và bình ổn giá cước vận tải khi cần.
Trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 7/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: Việc điều hành quản lý giá phải theo quy định của pháp luật. Hiện nay, chúng ta đã có Luật giá và theo đó giá cước vận tải không nằm trong danh mục bình ổn giá. Hơn nữa, giá cước vận tải đang có nhiều hãng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, thực tế chứng minh có nhiều hãng đã hạ giá rất thấp để cạnh tranh với nhau.
Như vậy, “chúng tôi cho rằng, việc đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải trước mắt là chưa cần bổ sung giá cước vận tải vào danh mục nhà nước bình ổn giá”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng bày tỏ quan điểm.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Trả lời câu hỏi: “Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã giảm liên tiếp 10 lần với tổng mức giảm đến gần 5.400 đồng/lít, nhưng một số hãng taxi chỉ giảm vài trăm đồng/lít và vận tải đường dài chỉ giảm giá cước vài nghìn đồng. Theo Bộ trưởng, mức giảm giá từ 2-11% của các hãng vận tải như vậy là đã hợp lý hay chưa?”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết:
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tiến hành thanh tra kiểm tra tại một số địa phương, qua đó thấy xe chạy xăng chi phí cấu thành giá vận tải gồm nhiều chi phí xăng, dầu, khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí cầu đường…trong đó với xe chạy xăng chi phí chiếm từ 25-35%, xe chạy dầu chiếm 35-40% chi phí vận tải.
Video đang HOT
Do đó, theo Bộ trưởng Dũng, “nếu tính riêng tác động của việc giảm giá nhiên liệu và cố định các yếu tố khác, với mức giảm hiện nay của các hãng vận tải từ 5-8% là tương đối hợp lí. Tùy từng hãng vận tải khác nhau, tuy nhiên có hãng sẵn sàng giảm chi phí cao hơn mức 8% là bình thường. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình này, nhưng trước mắt mức giảm này là tương đối hợp lí”.
Trước dự báo lạm phát năm nay sẽ không quá 4% (thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm 7% và là mức thấp nhất trong 10 năm qua), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá: “Mức lạm phát này không đáng lo ngại, mà là tín hiệu đáng mừng. Lạm phát thấp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh”.
Bởi theo Bộ trưởng Tài chính, điều đó thể hiện chúng ta điều hành kinh tố vĩ mô ổn định, quý sau tăng hơn quý trước và cùng kỳ năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước và có thể năm nay tăng trưởng kinh tế vượt mức 5,8%.
“Rõ ràng trong thời gian vừa qua, kinh tế vĩ mỗ tiếp tục ổn định và việc điều hành chính sách tiền tệ cũng linh hoạt đi đúng hướng, điều hành giá cả đúng quy luật thị trường, rồi tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng qua tăng so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là cầu tốt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuần qua, thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, 11 tháng thu ngân sách cả nước đã vượt kế hoạch năm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá dầu thế giới đã giảm liên tục đến hơn 30% trong 6 tháng qua, ước tính chỉ cần giá dầu giảm 1 USD/thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 1.000 tỷ đồng.
Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Tài chính: “Khi giá dầu giảm như thế, chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh trong nước sẽ giảm theo, là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, chúng tôi sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chuyển giá, nợ đọng thuế và chống buôn lậu, gian lận thương mại, một phần chống thất thu ngân sách nhà nước, một phần tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam”.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương để quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý thu, quản lý chi, phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu mà Quốc hội giao và giải pháp căn cơ là tiếp tục thực hiện kỉ luật tài khóa, triệt để tiết kiệm theo dõi chủ động điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt nhằm hoạt thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong năm 2015.
Theo Dantri
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Tình hình buôn lậu vẫn còn rất nghiêm trọng"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, tình hình buôn lậu vẫn còn rất nghiêm trọng, cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn.
Chia "lửa" cho Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, sáng nay 18/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Chính phủ đã báo cáo thêm về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại hiện nay.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới trầm trọng. Nhưng ở nước ta, tình trạng này trầm trọng hơn và qui mô rộng.
Buôn lậu thuốc lá qua biên giới.
Do vậy, theo Phó Thủ tướng, muốn chống tốt phải dựa vào dân, hệ thống chính trị, nâng cao ý thức người dân là quan trọng nhất và gười dân phải thượng tôn pháp luật. "Chính vì vậy, chúng tôi vận động dân không tiếp tay, không bao che, vận chuyển, gian lận. Vừa rồi ở Lào Cai, ngành đường sắt từ chối vận chuyển hàng trăm tấn hàng vận chuyển từ Lào Cai về", Phó Thủ tướng cho biết.
Ngoài ra, cũng theo Phó Thủ tướng, vấn đề thứ hai là củng cố lực lượng chủ công chống buôn lậu, đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ, trang bị điều kiện, phương tiện làm việc tốt hơn để đảm bảo tối thiểu.
Hiện chúng ta có 6 lực lượng chủ công gồm: Hải quan, biên phòng, quản lý thị trường, công an, cảnh sát biển, thuế... Các lực lượng này cùng cấp ủy chính quyền có biện pháp đồng bộ, quyết liệt; đồng thời, yêu cầu xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân, người đứng đầu bao che buôn lậu, hàng giả.
"Chúng ta phải có thái độ kiên quyết xử lý nghiêm minh, đánh mạnh, đánh trúng các loại tội phạm, trong đó có buôn lậu, sản xuất hàng giả. Đẩy mạnh, nâng sản xuất hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng cung - cầu của thị trường. Cùng với đó phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống buôn lậu. Nhiều nước làm giả hàng xuất xứ Việt Nam. Cuối cùng, cần sửa thể chế cần thiết phục vụ việc này, chế tài yếu cần được nâng lên", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thông tin do Phó Thủ tướng chung cấp cho hay, 9 tháng đầu năm, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý 146.058 vụ việc, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2013. Qua đó, thu nộp ngân sách từ công tác phạt hành chính gần 10.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm trước; khởi tố 1.147 vụ với 1.269 đối tượng. Trong đó, lực lượng thuế, thanh tra, cảnh sát biển, biên phòng đều bắt số vụ tăng lên, nhưng đó chỉ là một phần vì hàng giả, hàng lậu vẫn lọt vào thị trường lớn.
Qua công tác này cũng thu giữ được gần 50 khẩu súng, hơn 150.000 viên đạn, 99.185 kg heroin; 5,4 tấn pháo nổ, 10.000 tấn xăng... và nhiều mặt hàng khác. "Chúng tôi đánh giá cao lực lượng phòng chống buôn lậu ở biên giới hải đảo ngày đêm tham gia công tác này"- Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng thừa nhận rằng, tình hình buôn lậu vẫn còn rất nghiêm trọng, cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, các lực lượng chức năng sẽ làm hết sức mình. Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, địa phương vào cuộc ngăn chặn hiệu quả buôn lậu, đặc biệt là dịp gần tết nguyên đán.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
"Hội Luật gia là lực lượng đấu tranh chống tham nhũng" Ngày 20/9, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2014-2019 đã diễn ra tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) Trong diễn văn khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Văn Hiện, Trưởng Ban tư pháp, Bí thư Đảng đoàn Hội Luật gia...