Bộ trưởng Tài chính: Đã trình Chính phủ phương án giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng
Thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu, nếu muốn giảm tiếp 50% thì thẩm quyền thuộc về Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần sớm nghiên cứu để trình Quốc hội.
Liên quan đến đà tăng mạnh của giá xăng dầu thời gian qua, bên hành lang Quốc hội sáng 16/6, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, cơ quan này đang phối hợp các cơ quan nghiên cứu phương án tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.
“Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về phương án tiếp tục miễn giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu. Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu vấn đề này”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin.
Cách đây ít ngày, trong phương hướng kiểm soát lạm phát trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp các cơ quan có liên quan nghiên cứu phương án về khả năng tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để góp phần kịp thời kiềm chế lạm phát.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hiện Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đã trình Chính phủ phương án tiếp tục miễn giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu.
Video đang HOT
Trên hàng lang Quốc hội sáng nay, cũng liên quan tới vấn đề xăng dầu, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam), Uỷ viên Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho hay thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước.
Theo đó, Chính phủ sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề này để có cân đối tổng thể việc giảm giá xăng dầu và các chính sách khác. Những chính sách này nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô.
Theo đại biểu Khải, các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã có trả lời, thông tin trước Quốc hội về việc điều hành giá xăng dầu trong các phiên chất vấn của Quốc hội cũng như trong kỳ họp. Trong cân đối chung của nền kinh tế, Chính phủ đang có những giải pháp toàn diện nhất về kiểm soát giá xăng dầu.
“Chính phủ đang bám sát tình hình diễn biến thực tế của thị trường quốc tế và trong nước. Dự báo giá xăng dầu có thể lên cao nữa, Chính phủ cũng sẽ có những chuẩn bị những kịch bản rất kỹ về dự trữ xăng dầu để có phương án tối ưu nhất”, ông Khải nói.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho hay, giá xăng dầu đang là vấn đề rất “ nóng” hiện nay, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất tiêu dùng và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế sau đại địch.
Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân, giá xăng dầu còn tác động đến ngành vận tải, logistics, đẩy chi phí các ngành nghề khác tăng theo, chi phí doanh nghiệp cũng tăng, tạo áp lực vô cùng lớn lên lạm phát.
“Dẫu biết rằng, việc tăng giá xăng dầu thời điểm này là khó tránh do giá dầu thế giới “leo thang”. Tác động này mang tính toàn cầu, nhưng Việt Nam cần thực hiện các giải pháp tổng thể để giảm thiểu tối đa tác động, rủi ro của việc tăng giá xăng đến đời sống nhân dân và sự phát triển chung của nền kinh tế. Đó là việc Chính phủ phải điều hành ngay”, bà Nga nói.
Điều hành ngay ở đây, theo bà Nga: “Chính phủ cần sớm trình phương án giảm thuế với xăng dầu”. Bộ Tài chính là đơn vị tham mưu cho Chính phủ để Chính phủ trình phương án giảm 50% thuế Bảo vệ môi trường, Thường vụ Quốc hội đã đồng ý.
Thuế Bảo vệ môi trường, nếu muốn giảm tiếp 50% nữa, thẩm quyền thuộc về Quốc hội, điều này cũng tương tự với Thuế Tiêu thụ đặc biệt hay Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng động cơ không pha chì… Chính phủ cần sớm nghiên cứu, trình Quốc hội.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã kê khai và nộp thuế hơn 5.100 tỷ đồng
Tại báo cáo vừa được Bộ Tài chính gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từ năm 2018 đến hết tháng 4/2022, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã kê khai và nộp cho cơ quan thuế Việt Nam 5.111 tỷ đồng.
Trong số đó, Facebook, Google, Microsoft đã nộp hơn 4.500 tỷ đồng tiền thuế.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã nộp thuế hơn 5.100 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Mỹ Phương/TTXVN
Theo Bộ trưởng, hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hóa, nền tảng dịch vụ xuyên biên giới, theo quy định hiện hành được thực hiện thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu bình quân trên 1.100 tỷ đồng/năm.
Năm 2018 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ số xuyên biên giới đạt 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.168 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2022 đạt 437 tỷ đồng.
Về quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, đến hết tháng 4/2022 cơ quan thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu là khoảng 735 tỷ đồng.
Theo nội dung báo cáo, trong thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến. Trên cơ sở khai thác thông tin, hiện nay tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, gồm 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với quản lý thuế.
Khó khăn đầu tiên phải nhắc tới là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh số các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống, các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Khó khăn tiếp theo là không xác định được căn cứ tính thuế. Trên môi trường số, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website hiện diện ở một khu vực thị trường nào đó mà không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế. Điển hình cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội.
Một khó khăn nữa là không phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế. Trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Ví dụ, điển hình là doanh thu liên quan đến phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng,... rất khó để xác định số tiền chi trả cho bản quyền, phí dịch vụ hay lợi nhuận kinh doanh.
Ngoài ra, mô hình kinh tế chia sẻ cũng đặt ra nhiều câu hỏi trong việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng, nghĩa vụ khai thuế, ví dụ như việc xác định mô hình của Grab - là kinh doanh dịch vụ vận tải hay chỉ là cung cấp dịch vụ kết nối.
Bên cạnh đó là việc khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Do chủ thể kinh doanh thương mại điện tử không cần đến cửa hàng, cửa hiệu theo cách truyền thống, các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên 1 sàn giao dịch thương mại điện tử và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhóm giải pháp nêu trên để quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Đôn đốc, gỡ vướng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Sáng 18/5, Tổ công tác số 6 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Bộ trưởng Bộ Tài...