Bộ trưởng Quốc phòng Pháp: Châu Âu và Mỹ đều mong muốn đạt được thỏa thuận ngừng bắn
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh mục tiêu là đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly. Ảnh: Sputnik
Theo hãng thông tấn Nga Tass, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp phát biểu trên đài phát thanh ngày 25/2 rằng bà tin không một quốc gia châu Âu nào hay Mỹ muốn đụng độ quân sự trực diện với Nga, vì Liên bang Nga là cường quốc hạt nhân.
Khẳng định Ukraine không phải là một phần của liên minh, nữ quan chức chỉ rõ ưu tiên hàng đầu của Pháp cũng như NATO là đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là khu vực sườn phía đông.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Parly tiết lộ, Pháp đã cung cấp thiết bị quốc phòng cho Ukraine. “Chúng tôi không gửi các thiết bị quân sự giống như gửi viện trợ nhân đạo. Có những quy tắc rất nghiêm ngặt đối với những loại hàng này và chúng tôi tuân thủ các quy tắc đó, nhưng chúng tôi nhận thấy tình hình rất nghiêm trọng”, bà Parly nói. Bà cho biết thêm, Pháp đang xem xét các yêu cầu mới từ chính quyền Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẵn sàng làm trung gian thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Trước đó, ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt theo đề nghị của những người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) ở Donbass. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moskva không có kế hoạch xâm chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Theo đài Sputnik, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định đối thoại giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt xung đột sớm muộn sẽ diễn ra.
Tàu trinh sát Pháp đi qua eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp xác nhận tàu hải quân nước này đã đi qua eo biển Đài Loan, cảnh báo căng thẳng Đài Loan-Trung Quốc leo thang có thể gây ra hậu quả bất ngờ.
Trong cuộc điều trần ở thượng viện ngày 13.10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh nước này sẽ dùng hải quân để thể hiện thượng tuân luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại, theo hãng tin CNA.
Tàu trinh sát Dupuy-de-Lôme được đưa vào phục vụ hải quân Pháp từ năm 2006. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CNA
Bà Parly còn nói rằng việc tàu trinh sát Dupuy-de-Lôme thuộc hải quân Pháp đi qua eo biển Đài Loan là bằng chứng thể hiện điều đó, nhưng bà không nói tàu đi qua khu vực khi nào.
Tàu Dupuy-de-Lôme được triển khai đến Thái Bình Dương vào tháng 5 và được phát hiện lần gần nhất khi rời khỏi Nhật Bản vào ngày 1.10.
Bà Parly tiết lộ thông tin trên khi được thượng nghị sĩ Pháp Olivier Cadic hỏi liệu có bất kỳ hành động vững chắc nào được tiến hành để hỗ trợ việc Paris ủng hộ duy trì hiện trạng ở eo biển Đài Loan hay không.
Ông Cadic, phó chủ tịch Ủy ban Quân vụ, Quốc phòng và Đối ngoại thuộc Thượng viện Pháp, cho rằng Đài Bắc đang đối mặt với đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc, đưa ra dẫn chứng là quân đội Trung Quốc thường xuyên điều máy bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.
Chủ tịch Tập Cận Bình tin tưởng Trung Quốc sẽ tái thống nhất Đài Loan
Pháp ngừng sơ tán ở Afghanistan Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thông báo kết thúc chiến dịch sơ tán ở sân bay Kabul, sau khi đưa khoảng 3.000 người rời khỏi Afghanistan. "Chiến dịch Apagan, bắt đầu vào ngày 15/8 theo yêu cầu của Tổng thống, đã kết thúc vào tối nay. Trong vòng chưa đầy hai tuần, quân đội Pháp đã đưa khoảng 3.000 người đến nơi an...