Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 8/12 khẳng định sẵn sàng hợp tác với NATO, song cảnh báo mối quan hệ với NATO đang ngày một xấu đi.
Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga.
Tư lệnh các chiến dịch hải quân Mỹ Michael Gilday ngày 5-12 cho biết Hải quân và Không quân Mỹ đang hợp nhất nỗ lực và có thể cả ngân sách để phát triển một mạng lưới hoàn toàn mới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng đối phó kẻ thù.
“Chúng tôi sẽ nối kết các lực lượng và có lẽ cả ngân sách với nhau và bắt đầu làm việc về một giải pháp chung…”, Tư lệnh Gilday nói.
Mạng lưới này và công nghệ sẽ cho phép các đơn vị trong 2 quân chủng giữ liên lạc với nhau, chia sẻ dữ liệu cảm biến về vị trí, di chuyển và hành động của các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Độ tin cậy của sự nối kết giữa các đơn vị sẽ được các thiết bị tự hành như máy bay không người lái, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye hỗ trợ.
Mạng lưới và công nghệ mới được cho sẽ chẳng những cho phép Mỹ mở rộng hoạt động của lực lượng mình mà còn khiến hoạt động tình báo và do thám của kẻ thù khó khăn hơn.
Một khi nối kết qua mạng lưới mới này, thậm chí các lực lượng Mỹ bị phân tán cũng sẽ có thể phản ứng với một cuộc tấn công vào bất kỳ lực lượng nào của Mỹ, với các vũ khí tầm xa và công nghệ truy đuổi mục tiêu mà mạng lưới này trang bị.
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet bay trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ trên Đại Tây Dương. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Điều đáng chú ý, Tư lệnh Gilday nói Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga. Theo Tư lệnh Gilday, thiết kế hiện tại trong quân đội Mỹ vốn vẫn có sơ hở so với năng lực chiến tranh điện tử của hai nước Trung Quốc và Nga.
Theo Tư lệnh Gilday, mạng lưới và công nghệ mới dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động trong khoảng thời gian năm 2033-2035.
Tư lệnh Gilday so sánh dự án lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng Hải quân và Không quân Mỹ với dự án nổi tiếng “ Dự án Manhattan” về hoạt động của quân đội Mỹ với bom nguyên tử.
Dự án Manhattan là một trong những bước tiến thuộc hàng quan trọng nhất mà quân đội Mỹ đạt được trong thế kỷ 20, mang lại ưu thế cho Mỹ trong lĩnh vực bom nguyên tử trong nhiều năm.
Dự án mới lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị Hải quân và Không quân Mỹ cũng tham vọng không kém. Nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ mong chờ dự án này có thể mang lại một lợi thế tương tự như lợi thế bom nguyên tử đã mang lại cho Mỹ trước đây.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), những năm qua Mỹ xác định cả Trung Quốc và Nga có thể là kẻ thù trong một cuộc xung đột tương lai và đã điều chỉnh các nỗ lực quân sự của mình theo đó, trong đó có phát triển vũ khí chuẩn bị cho chiến tranh.
Bên cạnh phát triển các vũ khí mới, Mỹ tích cực hơn trong việc tuần tra các khu vực gần Trung Quốc, đặc biệt ở biển Đông, cũng như tăng cường tập trận với các đồng minh NATO gần biên giới với Nga.
Theo plo.vn
Nhật Bản-Ấn Độ cam kết hợp tác với ASEAN vì hòa bình, thịnh vượng
Ấn Độ và Nhật Bản cũng tái khẳng định tầm quan trọng của vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Quan chức Ấn Độ và Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)
Ngày 30/11, tại cuộc đối thoại an ninh 2 2 đầu tiên giữa Nhật Bản và Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, hai bên đã thảo luận các vấn đề khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố chung sau hội đàm, hai nước kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh chia sẻ thông tin tình báo chống khủng bố.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải trong việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, hai bên khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác trong xây dựng năng lực về an ninh hàng hải và nhận thức hàng hải, kể cả thông qua hợp tác với các nước khác.
Ấn Độ và Nhật Bản cũng tái khẳng định tầm quan trọng của vai trò trung tâm và sự đoàn kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời bày tỏ cam kết hợp tác với ASEAN để đạt được các mục tiêu chung.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao phù hợp với những nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có các quy định được nêu trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ( UNCLOS).
Bên cạnh đó, tuyên bố chung đã đề cập đến tầm quan trọng của việc giải trừ tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo mọi tầm bắn của Triều Tiên một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hai bên phản đối các vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng giải quyết vấn đề bắt cóc công dân sớm nhất có thể.
Cũng trong cuộc đối thoại, hai bên đã thảo luận về mối đe dọa của các mạng lưới khủng bố hoạt động có căn cứ tại Pakistan đối với hòa bình khu vực, đồng thời đề nghị Islamabad phải có hành động "kiên quyết và không thể đảo ngược" nhằm vào các mạng lưới đó.
Ấn Độ và Nhật Bản kêu gọi tất cả các nước hành động kiên quyết trong việc quét sạch các nơi trú ẩn an toàn và cơ sở hạ tầng của khủng bố, triệt phá các mạng lưới khủng bố, loại bỏ các nguồn tài trợ và ngăn chặn hoạt động di chuyển qua biên giới của các phần tử khủng bố.
Các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận mua bán hàng hóa và dịch vụ chéo (ACSA), cho phép hai bên chia sẻ năng lực và các nguồn cung quốc phòng, đồng thời kêu gọi sớm hoàn tất ACSA.
Dự kiến, hai nước sẽ ký kết ACSA khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm Ấn Độ và hội đàm với người đồng cấp Narendra Modi vào giữa tháng 12. Hai bên cũng nhất trí tiến hành diễn tập máy bay chiến đấu chung đầu tiên tại Nhật Bản vào năm tới nhằm thúc đẩy hợp tác an ninh song phương.
Cuộc đối thoại 2 2 giữa Ấn Độ và Nhật Bản được tổ chức theo quyết định của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Tokyo tháng 10 năm ngoái.
Dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ là Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh và Ngoại trưởng S. Jaishankar, trong khi phía Nhật Bản do Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono dẫn đầu.
Hai bên quyết định sẽ tổ chức đối thoại cấp bộ trưởng 2 2 lần tới tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản song chưa ấn định thời điểm cụ thể./.
Huy Lê
Theo vietnamplus.vn
Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã đã có tham vọng phát triển bom nguyên tử. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, kế hoạch đó đã thất bại. Trong đó, các chiến dịch phá hoại của Đồng minh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đè bẹp cỗ máy chiến tranh Đức nói chung và tham vọng bom nguyên tử của Hitler...