Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Israel
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tới Israel ngày 11/4, bắt đầu chuyến thăm 2 ngày với chương trình nghị sự được cho là tập trung chủ yếu vào vấn đề hạt nhân Iran. Đây là chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: THX/TTXVN
Theo lịch trình, ông Austin đã có cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Israel Benny Gantz. Phát biểu tại cuộc gặp, ông Austin nhấn mạnh Washington coi liên minh giữa Mỹ và Israel là yếu tố chủ chốt đối với an ninh khu vực. Đáp lại, ông Benny khẳng định Israel xem Mỹ là “đối tác toàn diện” và sẽ phối hợp chặt chẽ về vấn đề Iran.
Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Austin diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và Iran gia tăng ngay khi chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015, sau khi chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump năm 2018 rút Mỹ khỏi thỏa thuận này.
Video đang HOT
Chính quyền Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu luôn phản đối ý định của Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân với Iran vì cho rằng thỏa thuận có thể mở đường cho Tehran phát triển vũ khí hạt nhân cũng như đe dọa sự sống còn của Israel.
Tổng thống Biden có khôi phục được uy tín của Mỹ ở châu Á?
Mỹ đang tăng cường nỗ lực nhằm phục dựng quan hệ với các đối tác, nhưng liệu chừng đó có đủ để khôi phục lại uy tín của Mỹ tại khu vực?
Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ và Nhật Bản tham dự Đối thoại chiến lược "2 2" ở Tokyo ngày 16/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuần qua chứng kiến diễn biến ngoại giao dồn dập của chính quyền Mỹ, với việc Ngoại trưởng Anthony Blinken cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến thăm tới Nhật Bản và Hàn Quốc; trước đó là việc Tổng thống Joe Biden tham dự cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo các nước thuộc nhóm Bộ tứ.
Chính sách đối ngoại khó đoán định của cựu Tổng thống Donald Trump khiến đồng minh tại châu Á mất lòng tin vào Mỹ. Điển hình là trường hợp của Nhật Bản. Lo ngại khả năng bị Washington bỏ rơi, Tokyo buộc phải chọn cách tiếp cận độc lập hơn trong đối sách ngoại giao thay vì chỉ dựa vào ô an ninh từ Mỹ. Để đối phó với kịch bản Mỹ giảm vai trò can dự tại khu vực, Nhật Bản đã tập trung tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, nổi bật là "5 nguyên tắc ngoại giao" của Nhật Bản với khu vực này.
Nhưng ngay cả khi ông Joe Biden lên nhậm chức, cách nhìn nhận của châu Á đối với cam kết của Mỹ tại khu vực vẫn bao trùm tâm lý hoài nghi. Dư luận vẫn tỏ ra dè dặt về khả năng Mỹ phục hồi sau đại dịch, lo ngại tác động tiêu cực mà COVID-19 gây ra đối với kinh tế Mỹ. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, sợ rằng chính quyền Joe Biden sẽ bị cuốn vào những vấn đề trong nước.
Bất chấp việc Nhà Trắng đưa ra cam kết quay trở lại các tổ chức quốc tế, theo đuổi chủ nghĩa đa phương, nhiều quốc gia châu Á không còn xem Mỹ là đối tác tin cậy sau bốn năm nắm quyền của ông Trump.
Đối mặt với tình cảnh này, điều ông Biden cần làm trước tiên là trấn an và tái can dự với đồng minh thông qua củng cố quan hệ liên minh. Hợp tác giữa Mỹ với ba thành viên còn lại của nhóm Bộ tứ là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia để thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở là một minh chứng cho cam kết phòng vệ của Mỹ.
Trấn an kế đến phải là các cuộc tập trận, diễn tập để khẳng định hiện diện quân sự, cũng như việc Mỹ sẵn sàng bảo vệ tự do an ninh hàng hải ở Biển Đông. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cần phải tiếp tục đồn trú quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Mục đích không chỉ là việc bảo đảm an ninh cho hai đồng minh này, mà ở tầm rộng hơn là an ninh khu vực cũng như trật tự tự do hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ đứng đầu.
Máy bay, tàu chiến tham dự chiến dịch huấn luyện của hải quân Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngày 6/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thứ hai, tái cam kết đối với tự do thương mại và các thiết chế đa phương cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng để Mỹ duy trì trật tự tại khu vực. Ông Trump đã bỏ tham dự nhiều cuộc gặp đa phương, trong đó có kỳ Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2017 và 2018, Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2018, khiến nhiều nước đặt câu hỏi về niềm tin vào Mỹ dưới góc độ một đối tác chiến lược khu vực.
Để giành lại lòng tin, nước Mỹ dưới thời ông Biden cần hiện diện liên tục tại các cuộc gặp đa phương, để thuyết phục các nước rằng những ưu tiên trong nước và quốc tế không khiến Mỹ ngừng tập trung vào châu Á.
Can dự vào các thiết chế đa phương là cách để Mỹ chứng tỏ với các nước quyết tâm của Washington trong tạo lập nguyên tắc toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần khởi động đàm phán về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với các nước châu Á. Chính những FTA này sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ và khu vực trong dài hạn, khi Đông Nam Á được dự báo sẽ trở thành khối kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050.
Mỹ không nên ép buộc các nước châu Á phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao cân bằng, giữ tính trung lập, tránh ngả về bên một bên để chống bên kia.
Những thách thức đang đè nặng lên vai ông Biden. Ổn định khu vực sẽ vẫn phải dựa vào hiện diện của Mỹ cũng như kết nối chiến lược giữa Washington với các đối tác châu Á. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều nước cùng có chung một câu hỏi: Mỹ sẽ định hình quan hệ với đối tác dưới hình thức nào, sẽ thể hiện sức mạnh tại khu vực ra sao?
Để gây dựng lại lòng tin ở châu Á, ông Biden cần chứng tỏ quyết tâm mạnh mẽ về từ bỏ chủ nghĩa biệt lập đến từ "Nước Mỹ trên hết" của Donald Trump, có bước đi, hành động rõ nét tại khu vực về hiện diện của Mỹ.
Mỹ - Nhật sẽ hợp tác ứng phó 'tình huống khẩn cấp' Đài Loan Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Nhật thống nhất hợp tác chặt chẽ hơn trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang ở eo biển Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nêu khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi...