Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ “sốc” vì quân đội chưa sẵn sàng chiến đấu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hồi đầu tuần này nói rằng ông thực sự “sốc” về sự sụt giảm tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội nước này, trang mạng Stars and Stripes cho biết ngày 13/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. (Ảnh: Reuters)
Theo Stars and Stripes, trong phiên điều trần hôm 12/6 trước Ủy ban quân lực Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng một trong những vấn đề hàng đầu mà Lầu Năm Góc đang phải đối mặt đó là khả năng sẵn sàng chiến đấu. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội đã giảm đáng kể so với khi ông rời lực lượng Thủy quân Lục chiến năm 2013.
Video đang HOT
“Tôi rời quân ngũ 3 tháng sau khi việc cắt giảm ngân sách có hiệu lực. Bốn năm sau, tôi quay lại Bộ Quốc phòng và thực sự sốc trước những gì tôi thấy về sự sẵn sàng chiến đấu của chúng ta. Không kẻ thù nào ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội hơn là việc cắt giảm ngân sách”, ông Mattis nói.
Phiên điều trần của Bộ trưởng Mattis diễn ra sau khi Tổng thống Trump và các cố vấn đề xuất ngân sách 639 tỷ USD cho hoạt động của Lầu Năm Góc trên toàn thế giới năm tài khóa 2018. Con số này tăng khoảng 10% so với năm tài khóa 2017.
Minh Phương
Theo Sputnik
Mỹ không chấp nhận Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm nay 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Mỹ tiếp tục phản đối việc Trung Quốc xây dựng trái phép và quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. (Ảnh: Reuters)
"Chúng tôi phản đối tất cả các nước quân sự hóa các đảo nhân tạo (trên Biển Đông) và các yêu sách chủ quyền hàng hải thái quá không tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận bất cứ hành động đơn phương và cưỡng bức nhằm làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông", Bộ trưởng Mattis nói.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực để duy trì hòa bình, thịnh vượng và tự do tại châu Á. Ông nhấn mạnh: "Không quốc gia nào là một ốc đảo tách biệt với các quốc gia khác, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các thách thức an ninh.
Liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, Bộ trưởng Mattis nói, Triều Tiên là mối đe dọa "rõ ràng và hiện hữu", đồng thời ông hối thúc Trung Quốc hợp tác để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Bộ trưởng Mattis nói, lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa có thật từ Triều Tiên, không chỉ là biểu tượng.
Vấn đề Biển Đông và Triều Tiên được đánh giá sẽ là chủ đề chính được các quan chức thảo luận tại Diễn đàn Shangri-La lần này. Trước đó, cũng tại diễn đàn này, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ nhất về các động thái bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó hối thúc Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực.
"Một Trung Quốc với cách hành xử cưỡng ép sẽ nhận thấy các quốc gia láng giềng đang phẫn nộ trước những yêu cầu (của Bắc Kinh) nhằm buộc họ phải nhượng bộ quyền tự quyết và không gian chiến lược. Các quốc gia này sẽ tìm cách đối trọng với quyền lực của Trung Quốc bằng cách thúc đẩy các liên minh và quan hệ đối tác giữa họ với nhau và đặc biệt là với Mỹ", Thủ tướng Turnbull nói.
Minh Phương
Theo Sputnik
Đại sứ Mỹ tại Qatar kết thúc nhiệm kỳ giữa khủng hoảng Bà Dana Shell Smith sẽ kết thúc nhiệm kỳ đại sứ dài ba năm tại Qatar vào tháng này, giữa tình hình căng thẳng trong khu vực. Bà Dana cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong cuộc gặp quan chức Qatar tại Doha hôm 22/4. Ảnh: AFP "Tháng này, tôi kết thúc ba năm với tư cách đại sứ Mỹ tại...