Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ “chơi bài ngửa” với Trung Quốc tại Shangri-La
Hiện Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang công du ở châu Á và sẵn sàng đối mặt với người Trung Quốc để tìm hiểu Trung Quốc đang muốn gì.
Phát biểu với các phóng viên đi cùng tới cuộc hội thoại Shangri-La, ông Hagel cho biết cách duy nhất để đối phó với sự khác biệt “là phải chơi bài ngửa”.
Bộ trưởng Hagel cho biết ông cũng có kế hoạch để làm dịu các tranh chấp lãnh thổ đã tăng nóng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và sẽ đề cập tới “những nơi chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc khơi mào những thách thức mới và những căng thẳng mới ở khu vực này”.
Cuộc gặp với Trung tướng Wang Guanzhong, phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, dự kiến vào thứ Bảy 31.5 để hiểu thêm mọi chuyện..
Ông Hagel nói rằng Mỹ muốn tìm hiểu các hành động của Trung Quốc và gắng dùng các giải pháp đối thoại khi căng thẳng gia tăng. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh Mỹ có đủ quân bài để đối phó với các tình huống mà “họ” (ám chí Trung Quốc) muốn vượt qua tầm kiểm soát của Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên người đứng đầu Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc về cách làm tự tung tự tác, chà đạp lên luật pháp quốc tế. Trong các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vào tháng trước ở Bắc Kinh, ông Hagel đã ám chỉ rằng Bắc Kinh không có quyền thành lập đơn phương một khu vực nhận dạng phòng không tại các đảo tranh chấp trong khu vực mà không tham khảo ý kiến với các quốc gia khác.
Video đang HOT
Khi ấy, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một khu vực nhận dạng phòng không trên một khu vực rộng lớn ở biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp kiểm soát của Nhật Bản. Điều đó đã bị Mỹ nhận định rằng nó chỉ làm tình hình căng thẳng và có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu .
Lầu Năm Góc nhiều lần phê phán thói hung hăng của Trung Quốc gần đây
Washington đã từ chối công nhận vùng nhận diện phòng không (ADIZ) theo yêu cầu của Trung Quốc và thực hiện các chuyến bay bình thường qua khu vực này mà chẳng thèm đếm xỉa đến Bắc Kinh. Trung Quốc dù đã cảnh báo các biện pháp trả đũa chống lại máy bay không xác định nhưng họ không dám thực hiện với các máy bay Mỹ.
Sau khi nín nhịn Mỹ về ADIZ trên biển Hoa Đông, Trung Quốc quay sang gây hấn với các nước láng giềng châu Á như thách thức Mỹ. Trong tuần này, các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về hành vi nguy hiểm và đe dọa của tàu Trung Quốc khi một tàu đánh cá gỗ Việt Nam bị chìm sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ở biển Đông ngay trên vùng biển của Việt Nam.
Vậy ý đồ của Trung Quốc là gì? Họ muốn thách thức cộng đồng quốc tế đến khi nào dưới những chiêu bài xấu xa trên biển của láng giềng? Bộ trưởng Hagel muốn chơi bài ngửa để tìm câu hỏi trước khi nước Mỹ có những biện pháp tương xứng.
Theo Tri Thức
Khai mạc Đối thoại Shangri-la năm 2014
Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) năm 2014 vừa khai mạc tối 30-5 tại Singapore và được nhiều người kỳ vọng sẽ đặc biệt hấp dẫn và nóng bỏng.
Theo báo chí quốc tế, dường như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ sử dụng diễn đàn đối thoại này như một hoạt động đối trọng với Trung Quốc "đang lên".
Ngoài bài phát biểu được chờ đợi tại phiên khai mạc tối 30-5 của Thủ tướng Abe, Đối thoại Shangri-La năm nay dày đặc với những bàn tròn thảo luận và các hoạt động bên lề hứa hẹn nhiều kịch tính.
Quang cảnh Đối thoại Shangri-la năm 2014 ít phút trước giờ khai mạc. Ảnh: IISS
Trong ngày 31-5, bài phát biểu đầu tiên thuộc về Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với nội dung dự kiến là trình bày về những đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực.
Tiếp đó, trong sáng 31-5 có 2 cuộc thảo luận bàn tròn. Đầu tiên là về tăng cường hợp tác quân sự với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato' Seri Hishammuddin bin Tun Hussein. Thảo luận bàn tròn thứ hai bàn về giải quyết căng thẳng chiến lược với sự góp mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Trong buổi chiều 31-5 diễn ra 3 cuộc thảo luận với các chủ đề riêng biệt, gồm: Các thách thức trong duy trì và quản lý biển; Ảnh hưởng của các khả năng quân sự mới tại châu Á - Thái Bình Dương; và Biến đối khí hậu và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Chiểu tối 31-5 có 2 cuộc thảo luận về "ASEAN và trật tự an ninh khu vực đang hình thành" và "Tương lai của Triều Tiên: Sự liên quan đến an ninh khu vực".
Ngày cuối (1-6) diễn ra 2 cuộc thảo luận bàn tròn. Một bàn về "Các viễn cảnh về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương" với sự tham gia của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung; còn lại là thảo luận về "Giải quyết xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương".
Theo Lao Động
Ông Abe ở Shangri-La: Nhật Bản đã qua thời "ngọa hổ, tàng long" Dự kiến, hôm nay, ở Đối thoại Shangri-La, ông Shinzo Abe sẽ phát đi một thông điệp quan trọng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường niên, quan trọng diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6. Theo dự kiến, ông Abe sẽ là nguyên thủ nước...