Bộ trưởng Quốc phòng Canada chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Sajjan phản đối các yêu sách chủ quyền cùng hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Canada phản đối những dự án bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng tiền đồn trên các khu vực tranh chấp vì mục đích quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan phát biểu trước ủy ban đặc biệt của Hạ viện về vấn đề Trung Quốc hôm 12/4.
Sajjan sử dụng bài phát biểu mở đầu của mình để chỉ trích yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và đối tác của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khi phải đối mặt với các hành động đơn phương hủy hoại hòa bình và ổn định”, ông nói.
Bộ Quốc phòng Canada xác nhận hộ vệ hạm HMCS Calgary của nước này đã đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 29-30/3, khi thực hiện hải trình từ Brunei qua Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan tại Ottawa, Ontario, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề Biển Đông, ủy ban đặc biệt về vấn đề Trung Quốc của Hạ viện Canada cũng đề nghị Bộ trưởng Sajjan làm rõ thông tin nước này dọa cắt tài trợ cho Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax trước sức ép từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Canada từ chối bình luận về vấn đề này.
Tờ Politico trước đó đưa tin chính phủ Canada có thể cắt tài trợ cho diễn đàn an ninh được tổ chức hàng năm ở Halifax, do ban tổ chức định trao giải thưởng cho lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Chuyến đi của hộ vệ hạm Canada qua Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc điều hơn 200 tàu tới neo đậu trái phép gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3. Các tàu này trong nhiều ngày không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó chúng tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.
Cộng đồng quốc tế cũng gia tăng quan ngại trước trước sự hiện diện mà Philippines mô tả là “mang tính đe dọa” của đội tàu Trung Quốc. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Australia, bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Chuyến đi của chiến hạm Calgary có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc, vốn xấu đi sau vụ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, động thái được cho nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu, song Bắc Kinh phủ nhận.
Mỹ có thể điều thêm tàu đến Biển Đông Tàu sân bay Trung Quốc vào Biển Đông Đội tàu Trung Quốc trên Biển Đông thử thách Biden Nguy cơ Trung Quốc dùng chiêu cũ chiếm bãi Ba Đầu Toan tính của Trung Quốc khi triển khai 200 tàu cá trên Biển Đông
Trudeau từ chối bình luận khả năng Mỹ thả Mạnh Vãn Chu
Trudeau không bình luận về cuộc đàm phán thả bà Mạnh Vãn Chu, nói "ưu tiên cao nhất" là trả tự do hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc họp báo ngày 4/12 từ chối bình luận về các cuộc đàm phán giữa Bộ Tư pháp Mỹ và luật sư của Mạnh Vãn Chu để thả bà. Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đang bị quản thúc tại Vancouver.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại cuộc họp báo ở Rideau Cottage, Ottawa, Ontario, Canada ngày 13/7. Ảnh: Reuters
Trudeau nói rằng "ưu tiên cao nhất" là tìm cách thả tự do cho hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt, không lâu sau khi cảnh sát Canada bắt Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ hồi tháng 12/2018.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để trả tự do cho Michael Kovrig và Michael Spavor. Hai năm là quãng thời gian quá dài trong nhà tù Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác", Trudeau nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi điều cần thiết để đưa họ về Canada".
Các công tố viên Mỹ đang thỏa thuận với các luật sư của Mạnh Vãn Chu về khả năng bà thoát khỏi những cáo buộc hình sự, chấm dứt vụ việc khiến quan hệ Mỹ, Canada và Trung Quốc bị tổn hại.
Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc lừa dối ngân hàng HSBC về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Bà đang kháng nghị tòa Vancouver để chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ.
Sau khi Mạnh Vãn Chu bị bắt, Trung Quốc dừng nhập khẩu hạt cải vàng từ Canada và bắt Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc làm gián điệp.
Chính quyền Trudeau hứng chịu nhiều áp lực từ các đảng phái đối lập khi vẫn không đòi được tự do cho Kovrig và Spavor. Họ muốn Thủ tướng Canada có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Pfizer xin phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ vị thành niên ở Canada Người phát ngôn hãng dược phẩm Pfizer Christina Antoniou xác nhận Pfizer dự kiến "trong vài tuần tới" sẽ gửi các tài liệu cần thiết tới Bộ Y tế Canada để xin phê duyệt vaccine COVID-19 sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-15. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Mississauga, Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...