Bộ trưởng quốc phòng Ấn – Trung bàn về căng thẳng biên giới
Bộ trưởng quốc phòng Ấn – Trung gặp nhau bên lề sự kiện ở Moskva, thống nhất duy trì đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp biên giới.
Phát biểu bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Moskva, Nga, hôm 4/9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói rằng cả Bắc Kinh và New Delhi nên tuân thủ sự nhất trí của lãnh đạo hai nước, giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn. Truyền thông Ấn Độ cho biết cuộc gặp được tổ chức theo đề nghị của phía Trung Quốc.
Trong cuộc họp, ông Ngụy nhấn mạnh năng lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nói rằng Trung Quốc sẽ “không để mất một tấc lãnh thổ” và kêu gọi cả hai bên hợp tác để xoa dịu căng thẳng nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh lưu ý sự cần thiết duy trì hòa bình tại biên giới, nói rằng hai bên nên duy trì các kênh đối thoại quân sự và ngoại giao cởi mở. Ấn Độ đồng ý phối hợp hướng tới việc rút các lực lượng tiền tuyến càng sớm càng tốt, thúc đẩy quan hệ hai nước và quân đội hai bên trở lại đúng hướng.
Phái đoàn Ấn Độ (phải) và Trung Quốc gặp nhau bàn về căng thẳng biên giới tại Moskva hôm 4/9. Ảnh: ANI.
Video đang HOT
Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên và cấp cao nhất kể từ khi căng thẳng bùng phát tại biên giới Ấn – Trung, đặc biệt sau cuộc đụng độ ngày 15/6 tại thung lũng sông Galwan, khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ tiết lộ binh sĩ nước này và Trung Quốc tiếp tục ẩu đả suốt ba tiếng tại khu vực tranh chấp hôm 29/8.
“Đây là cuộc gặp chính trị cấp cao đầu tiên giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ khi căng thẳng bùng phát hồi tháng 5. Đó là một diễn biến tích cực”, nguồn tin quốc phòng và an ninh Ấn Độ cho hay.
Theo nguồn tin, hai bên sẽ thông báo cho lãnh đạo cấp cao hơn về chi tiết các cuộc đàm phán nhằm mục đích giảm căng thẳng tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Binh sĩ Ấn – Trung nhiều lần ẩu đả tại khu vực biên giới trong những năm qua song không sử dụng vũ khí hoặc nổ súng. Sau vụ đụng độ hôm 15/6, quan chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt tình hình biên giới, tránh làm nổ ra xung đột.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là vẫn triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác. Cả hai nước đều không bình luận về thông tin trên.
Tại sự kiện trực tuyến do Quỹ Nghiên cứu Giám sát (ORF) tổ chức tuần này, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói cuộc khủng hoảng Ấn – Trung hiện nay phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao và thông qua đối thoại. Jaishankar cũng xác nhận ông sẽ gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp Ngoại trưởng SCO ở Moska ngày 10/9.
Trả lời trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tình hình Ấn – Trung “rất tồi tệ” và Washington sẵn lòng tham gia, hỗ trợ giúp hai bên xoa dịu tình hình. Tổng thống Mỹ từng đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc, song Bắc Kinh khẳng định không cần bên thứ ba làm trung gian, trong khi New Delhi cũng tỏ ra hờ hững với ý tưởng này.
Trump muốn giúp giải quyết tranh chấp biên giới Ấn - Trung
Trump nói Mỹ rất sẵn lòng giúp giải quyết tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc về biên giới chạy qua phía tây dãy Himalaya.
Trả lời trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đang nói chuyện với cả hai nước Ấn - Trung về những điều họ có thể làm để giúp xoa dịu tình hình.
"Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì, chúng tôi rất sẵn lòng tham gia và hỗ trợ", ông chủ Nhà Trắng khẳng định.
Trump cho biết tình hình Ấn - Trung "rất tồi tệ", thêm rằng hai nước đang tiến hành các động thái mạnh mẽ hơn nhiều người biết. Kể từ sau cuộc đụng độ hồi tháng 6, khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã triển khai lực lượng bổ sung dọc biên giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/9. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ từng đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc, song Trung Quốc khẳng định không cần bên thứ ba làm trung gian, trong khi Ấn Độ cũng tỏ ra lạnh nhạt với ý tưởng này.
Căng thẳng biên giới Ấn - Trung trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc đụng độ hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan. Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cuối tháng qua tiết lộ binh sĩ nước này và Trung Quốc đã tiếp tục ẩu đả suốt ba tiếng tại khu vực tranh chấp hôm 29/8.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng 6. Đồ họa: SCMP.
Binh sĩ hai nước nhiều lần ẩu đả tại khu vực biên giới trong những năm qua song không sử dụng vũ khí hoặc nổ súng. Sau vụ đụng độ, quan chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt tình hình biên giới, tránh làm nổ ra xung đột.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là vẫn triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác. Cả hai nước đều không bình luận về thông tin trên.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc hội đàm tại Nga Cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị SCO là cuộc gặp trực tiếp cấp cao đầu tiên giữa hai bên sau khi căng thẳng biên giới leo thang ở khu vực Đông Ladakh vào đầu tháng Năm. Binh sỹ Ấn Độ tuần tra tại Gagangir, khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ngày 17/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bộ trưởng Quốc...