Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập sẽ tranh cử Tổng thống
Quân đội Ai Cập cũng đã thể hiện sự ủng hộ đối với vấn đề này trong một cuộc họp mới đây.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sissi, có thể sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới tại Ai Cập.
Theo một nguồn tin an ninh thân cận với tướng al-Sissi, ông này rất có khả năng thông báo tham dự tranh cử Tổng thống trong vài ngày tới. Quân đội cũng đã thể hiện sự ủng hộ đối với vấn đề này trong một cuộc họp mới đây.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, tướng Abdel Fattah al Sissi, có thể sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới tại Ai Cập. (Ảnh :AFP)
Dù chưa công khai ý định của mình, song Tướng al-Sissi cũng không bác bỏ khả năng này. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, khi được hỏi về việc tham gia ứng cử tổng thống của mình, tướng al Sissi chỉ nói rằng, hãy chờ đợi những gì xảy ra sắp tới. Song chính những tuyên bố này đã làm dấy lên những nghi ngờ về ý định tranh cử của ông.
Tướng al-Sissi là người đứng đầu cuộc đảo chính quân sự ngày 3/7/2013, lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo. Theo truyền thông Ai Cập, ông al-Sissi sẽ tuyên bố ra tranh cử sau cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp mới dự kiến diễn ra vào ngày 14 – 15/1.
Theo VOV
Video đang HOT
Nhóm quyền lực mới Triều Tiên triệu doanh nhân về thanh trừng?
Hãng tin Hàn Quốc ngày 14/12 cho hay Triều Tiên đã cho gọi rất nhiều doanh nhân của nước này tại Trung Quốc trở về sau vụ xử tử ông Jang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đặc biệt sau sự kiện này đã hé lộ sự vươn lên của nhóm quyền lực mới sau lưng nhà lãnh đạo Kim Jong -un.
Được biết các doanh nhân Triều Tiên này hiện làm việc tại hai thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc là Thẩm Dương và Đan Đông nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa hai nước và thu hút đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên.
Quan chức hàng đầu của Triều Tiên phụ trách thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc được cho là ông Jang Song-Thaek, người chú dượng đầy quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuy nhiên, các nguồn tin trên cho rằng với việc hành quyết ông Jang hôm 12/12, Triều Tiên dường như đang tiến hành trấn áp những người trung thành với ông này bằng cách triệu hồi họ về nước.
Một nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết: "Một số lượng lớn các doanh nhân Triều Tiên tại Thẩm Dương và Đan Đông đã trở về nhà vội vàng trong tuần này. Xét đoán qua số lượng người trở về và thực tế là quá bất ngờ. Nó hình như không liên quan gì đến lễ kỷ niệm lần thứ hai ngày mất của Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il vào ngày 17/12."
Ông Jang Song-Thaek (thứ 2, bên phải) tại phiên tòa quân sự ở Bình Nhưỡng ngày 12/12. (Nguồn: Yonhap/TTXVN).
Theo một nguồn tin khác, Triều Tiên có kế hoạch triệu hồi tất cả cán bộ và nhân viên của mình ở Trung Quốc theo các giai đoạn.
Nguồn tin này nói: "Lý do bề ngoài là để giáo huấn họ về các chính sách của chính phủ nhưng (thực tế) là phân loại những ai có liên hệ với Jang Song-Thaek sẽ chẳng bao giờ có thể xuất ngoại một lần nữa và sẽ bị thanh trừng".
Sau sự việc Triều Tiên đang triệu tập các doanh nhân từ Trung Quốc về, thì trước đó ở Triều Tiên đang hé lộ sự vươn lên của nhóm quyền lực mới sau lưng nhà lãnh đạo Kim Jong -un sau khi xử tử ông Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un và là nhân vật số 2 ở nước này.
Bộ sáu
Tờ JoongAng Daily ngày 14/12 trích một nguồn tình báo cấp cao Hàn Quốc tiết lộ có 6 quan chức đã gây tác động để lãnh đạo Kim cách chức và sau đó xử tử người dượng của ông.
Những quan chức này đã tham dự một cuộc họp hiếm hoi về nhân sự an ninh của đảng Lao động Triều Tiên diễn ra ngày 20/11.
Đây là lần thứ 2 đảng Lao động Triều Tiên tổ chức cuộc họp như trên. Cuộc họp lần đầu được tổ chức vào năm 1993.
Truyền thông Triều Tiên đưa tin trong cuộc họp lãnh đạo Kim nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các chiến dịch an ninh của quân đội, nhưng không nói rõ chi tiết.
Các chuyên gia về Triều Tiên thuộc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) suy luận rằng cuộc họp diễn ra ngay sau khi ông Jang và những thân tín của ông bị thanh trừng.
Giới tình báo Hàn Quốc cho rằng lãnh đạo Kim, 30 tuổi, đã nhận được lời tuyên thệ trung thành từ các quan chức tình báo quân đội cấp cao tại cuộc họp trên.
Lãnh đạo Kim Jong-un cùng 6 quan chức cấp cao trong cuộc họp ngày 20/11 - Ảnh: JoongAng Ilbo
Tại cuộc họp, 6 quan chức trên ngồi gần ông Kim ở hàng ghế lãnh đạo. Ông Kim ngồi giữa cùng 3 quan chức bên trái và 3 quan chức bên phải. Trong đó, Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, ngồi ngay bên phải của lãnh đạo Kim.
Ông Choe được xem cùng với ông Jang có vai trò phò tá lãnh đạo Kim trong giai đoạn đầu lên nắm quyền sau khi ông Kim Jong-il qua đời hồi cuối năm 2011.
Ngồi cùng bên ông Choe còn có tướng Kim Won-hong, Bộ trưởng Bộ An ninh nhà nước, vốn là cơ quan tình báo cấp cao nhất của Triều Tiên, và trung tướng Ryom Chol-song.
Bên trái ông Kim gồm có trung tướng Jo Kyong-chol, thiếu tướng Kim Su-gil và ông Hwang Pyong-so, Phó chủ nhiệm Ban Hướng dẫn và Tổ chức của đảng Lao động Triều Tiên.
Sau cuộc họp ngày 20/11, lãnh đạo Kim thăm huyện Samjiyon thuộc tỉnh Ryanggang, giới tình báo Hàn Quốc suy đoán 6 quan chức dự cuộc họp và những quan chức theo ông Kim trong chuyến thăm Samjiyo sẽ là cốt lõi của nhóm quyền lực mới ở Triều Tiên sau khi ông Jang bị xử tử.
Những quan chức quân đội nói trên được cho là sẽ dẫn đầu trong việc bảo đảm an ninh cho chính quyền Triều Tiên và bảo vệ an toàn cho lãnh đạo Kim, còn những quan chức có mặt trong chuyến thăm Samjiyo sẽ chịu trách nhiệm trấn an dân chúng sau vụ hành quyết ông Jang.
Theo Báo Đất Việt
Những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis Nhân vật của năm 2013 Hôm 11/12, tạp chí Time (Mỹ) đã xướng tên người đứng đầu trong cuộc bình chọn "Nhân vật của năm 2013" - Giáo hoàng Francis. Hãy cùng khám phá điều gì đã giúp vị giáo hoàng nổi tiếng giản dị, khiêm nhường của tòa thánh Vatican nhận được danh hiệu này. Giáo hoàng Francis Tiêu chí đầu tiên để các biên tập viên...