Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Lãng phí SGK là có thật”
Thừa nhận tình trạng lãng phí SGK là có thật, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, do thiết kế SGK hiện hành có nhiều dạng bài tập khiến học sinh viết, vẽ trực tiếp vào SGK dẫn đến không sử dụng được nhiều lần, gây lãng phí.
Sáng 31.10, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.
ĐBQH Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) đặt câu hỏi: “Hiện nay, cử tri Bình Thuận bất bình trước tình trạng lãng phí sách giáo khoa. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết thực trạng trách nhiệm và giải pháp khắc phục sắp tới”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, tình trạng lãng phí SGK là có thật (Ảnh: Lê Hiếu)
Trả lời câu hỏi của ĐBQH Huỳnh Thanh Cảnh về vấn đề lãng phí sách giáo khoa (SGK), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, tình trạng lãng phí SGK là có thật.
Video đang HOT
Theo ông Nhạ, có nhiều nguyên nhân, trước hết do thiết kế SGK hiện hành có nhiều dạng bài tập khiến học sinh viết, vẽ trực tiếp vào SGK dẫn đến không sử dụng được nhiều lần, gây lãng phí. Mặc dù việc thiết kế này mang tính chuyên môn, các tác giả đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế nhưng trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, việc này chưa phù hợp và gây lãng phí.
“Với trách nhiệm của mình, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các giải pháp nhằm hạn chế lãng phí. Với một số SGK, Bộ đã có hướng dẫn thầy cô giáo không cho học sinh viết vào SGK mà ghi vào vở. Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên, hướng dẫn học sinh để SGK sử dụng bền lâu. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này còn hạn chế. Với trách nhiệm của Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm về vấn đề này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Theo Bộ trưởng Nhạ, trước phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, Bộ GD&ĐT đã tiếp thu, ban hành chỉ thị 3798 chỉ đạo các cơ sở giáo dục để sử dụng tiết kiệm SGK hợp lý và hướng dẫn học sinh biết giữ gìn SGK. Tới đây, khi biên soạn SGK mới, bộ yêu cầu các NXB thiết kế theo hướng hạn chế việc viết, vẽ trực tiếp vào SGK. Bộ GD&ĐTđề nghị các trường phát động phong trào giữ gìn SGK, đặc biệt giải pháp quyên góp, xây dựng thư viện SGK để sinh viên được sử dụng miễn phí và hỗ trợ vùng khó khăn. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều nước.
Theo Danviet
"Gian lận thi cử có tổ chức gây tâm lý lo ngại trong xã hội"
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.
Ngày 2.8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế đã diễn ra Hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 do Bộ GDĐT tổ chức, chủ trì hội nghị là Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ.
Cùng dự gồm có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Tiến Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh thiếu niên - Nhi đồng Quốc hội Ngô Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Giàng A Chu...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị.
Tại buổi họp, những thành công và hạn chế của các hoạt động, chương trình giáo dục trong năm vừa qua đều được nêu rõ, đánh giá và nhận xét.
Khái quát kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2018, theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản phương án thi năm 2017, đồng thời nâng cao độ phân hóa của đề thi, đảm bảo phát huy năng lực sáng tạo của thí sinh và đáp ứng tốt hơn yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp; điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực, quy định "điểm sàn" đối với các ngành sư phạm.
Phổ điểm của tất cả các bài thi, môn thi cho thấy tính phân hóa, phân loại rõ ràng của từng môn thi, đánh giá được năng lực của thí sinh, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra của kỳ thi.
Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn quốc đạt 97,57%. Trong đó, giáo dục THPT đạt 98,36%, giáo dục thường xuyên đạt 88,37%.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Việt Phương)
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua, cụ thể như, đề thi còn chưa thực sự phù hợp, nhiều câu hỏi trong đề thi có độ khó cao với mục đích làm đề thi có sự phân hóa, tuy nhiên lại làm tổng thể đề thi trở nên khó hơn, không phục vụ được yêu cầu của kỳ thi THPT.
"Trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GDĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật sự đầy đủ. Đặc biệt, còn xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định.
Cũng tại hội nghị, Bộ GDĐT đã trình bày các giải pháp trước mắt để hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể, Bộ khẳng định vẫn sẽ lấy kết quả kỳ thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.
Rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thi, tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn yêu cầu của kỳ thi. Cải thiện phần mềm chấm thi, cải tiến phương thức tổ chức chấm thi theo hướng tập trung theo các cụm và tăng cường vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT.
Theo Danviet
Bê bối điểm thi - vẫn vắng lời xin lỗi của quan chức Đã nửa tháng trôi qua, kể từ khi vụ bê bối điểm thi ở Hà Giang bị vỡ lở, gây rúng động đối với toàn xã hội, nhưng cho đến nay, cả người đứng đầu Bộ Giáo dục Đào tạo, lẫn Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, dù đã có nhiều phát ngôn trước công luận, nhưng vẫn quyết không đưa ra lời...