Bộ trưởng Phần Lan và kinh nghiệm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Từ ngày 21-23.10, Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Ville Tavio dẫn đầu phái đoàn cấp cao thăm chính thức Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm của nước này trong lĩnh vực phát triển bền vững và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Ville Tavio. ẢNH: NHẬT THỊNH
Chuyến thăm của Bộ trưởng Ville Tavio tập trung vào trung tâm kinh tế của Việt Nam là TP.HCM, trong đó có lịch trình tham gia Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024). Đây là sự kiện được tổ chức hai năm một lần tập trung vào quá trình chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững.
Tại GEFE 2024, Bộ trưởng Tavio giới thiệu những bí quyết thành công của Phần Lan, cũng như những tiềm năng mà quốc gia này có thể đóng góp trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam.
Một số lĩnh vực nổi bật bao gồm xây dựng và sản xuất bền vững, năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số.
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên, Bộ trưởng Tavio cho hay Phần Lan đặt mục tiêu đến năm 2035 đạt được trung hòa carbon, thuộc hàng tham vọng nhất thế giới khí hậu là năm 2035, tham vọng nhất thế giới.
“Thế nhưng, Phần Lan thậm chí đã có thành phố đạt được mục tiêu này nhanh hơn ngưỡng trên. Đó là Lahti (cách Helsinki khoảng 1 giờ tàu lửa theo hướng bắc-NV)”, bộ trưởng cho biết.
Theo ông, bí quyết của Phần Lan nhằm đạt đến các mục tiêu khí hậu là vừa giữ nguyên năng lực cạnh tranh của các công ty, vừa thực hiện theo cách thức tốt hơn cho mọi người.
Gian hàng Phần Lan tại Triển lãm Kinh tế Xanh 2024. ẢNH: THỤY MIÊN
“Trong lúc chúng tôi thực thi các chính sách thân thiện môi trường, quy mô đô thị ngày càng được mở rộng hơn, và vì thế càng cần có không khí và môi trường sạch. Điều này vô cùng quan trọng cho Phần Lan lẫn Việt Nam, đất nước với môi trường thiên nhiên phong phú và đang theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững”, bộ trưởng nhấn mạnh.
Phần Lan sẵn sàng chia sẻ và nâng tầm hợp tác trong 3 lĩnh vực then chốt, bao gồm năng lượng điện, quản lý rác thải và quản lý nước. Bộ trưởng Tavio cho hay Phần Lan và Việt Nam đang thảo luận các dự án đầy hứa hẹn trong những lĩnh vực này.
“Sự tăng trưởng ấn tượng của TP.HCM thật sự đáng ghi nhận và tôi đánh giá cao những nỗ lực của thành phố trong việc thúc đẩy quá trình phát triển đạt được thành tựu như vậy”, Bộ trưởng Tavio cho biết. Ông khẳng định Phần Lan cam kết hỗ trợ quá trình chuyển đổi của thành phố thành một trung tâm kết nối thông minh, bền vững trong khu vực, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại trên các lĩnh vực mà Phần Lan có thế mạnh.
Bộ trưởng Tavio và đoàn doanh nghiệp cũng đến thăm các dự án quan trọng trong địa bàn thành phố bao gồm Cảng Sài Gòn và Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng cũng tham gia bữa trưa cùng các em học sinh tại Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS), ông cũng là “Đại sứ bữa ăn học đường của Phần Lan”.
NATO khởi động 5 sáng kiến mới tăng cường năng lực phòng thủ
Tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại trụ sở ở Brussels, NATO đã chính thức khởi động năm sáng kiến đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các nước đồng minh.
Với sự tham gia của 26 quốc gia, những dự án này được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng phối hợp và tương tác giữa các lực lượng NATO trong các lĩnh vực then chốt.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, quyền Phó Tổng thư ký NATO, ông Boris Ruge nhấn mạnh đây là khởi đầu quan trọng cho những dự án mang tính đột phá, đồng thời thể hiện quyết tâm của Liên minh quân sự này trong việc hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
Sáng kiến đầu tiên hướng đến việc phát triển thế hệ máy bay điều khiển từ xa mới RPAS, như Hệ thống do thám mặt đất (AGS) của NATO. Dự án có sự tham gia của 13 nước, bao gồm Séc, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp, Italy, và Vương quốc Anh. RPAS là công nghệ quan trọng trong các hoạt động tình báo, giám sát, trinh sát và chiến tranh điện tử, giúp NATO gia tăng sức mạnh quân sự.
Sáng kiến thứ hai tập trung vào việc tăng khả năng tương tác và hoán đổi giữa các loại đạn pháo của NATO. Với 15 quốc gia tham gia, dự án này sẽ chuẩn hóa các cơ chế chứng nhận, thử nghiệm đạn pháo, đồng thời cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế, giúp tăng hiệu quả trong các hoạt động quân sự chung.
Đáp ứng nhu cầu đào tạo ảo, sáng kiến này tạo ra mạng lưới đào tạo đa quốc gia cho quân đội. Với sự tham gia của 18 quốc gia, bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, và Bỉ, dự án sử dụng công nghệ mô phỏng tiên tiến nhằm tối ưu hóa công tác huấn luyện và giảm chi phí hoạt động.
Hai dự án mới của NATO tập trung vào công nghệ vũ trụ. Dự án NORTHLINK với 13 quốc gia tham gia sẽ phát triển năng lực truyền thông vệ tinh ở Bắc Cực, đảm bảo khả năng liên lạc bền vững.
Trong khi đó, STARLIFT với sự tham gia của 14 quốc gia nhằm tăng cường khả năng sử dụng không gian để hỗ trợ các nhiệm vụ quân sự của NATO trong tình huống khẩn cấp.
NATO cũng tiếp tục thúc đẩy hai sáng kiến hiện có. Sáng kiến về trực thăng thế hệ tiếp theo (NGRC) được khởi động từ năm 2020 nhằm phát triển các trực thăng đa nhiệm thế hệ mới. Năm quốc gia tham gia, bao gồm Pháp, Đức và Anh, đã cam kết hoàn thiện giải pháp thay thế cho các máy bay trực thăng cũ vào năm 2035. Dự án Hợp tác không phận xuyên biên giới đã mở rộng lên 20 quốc gia thành viên, nhắm đến việc thúc đẩy hợp tác dân sự-quân sự trong việc sử dụng không phận cho các hoạt động quân sự.
Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine Nhà ngoại giao hàng đầu Phần Lan nói về tâm lý mệt mỏi trong khối phương Tây sau hơn 2 năm hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga. Binh sĩ Ukraine nạp đạn pháo (Ảnh: Reuters). Các nước phương Tây đã mệt mỏi sau hơn 2 năm ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga và ngày càng hy vọng vào kịch bản...