Trung Quốc công bố kế hoạch để đạt được các mục tiêu carbon thấp
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã công bố một hướng dẫn đột phá nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đ.ánh dấu lần đầu tiên nước này triển khai các mục tiêu xanh và carbon thấp một cách có hệ thống.
Công nhân điện kiểm tra các tấm năng lượng mặt trời tại nhà máy điện mặt trời ở Hải An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia cho rằng hướng dẫn rộng rãi này sẽ củng cố hơn nữa vai trò đi đầu của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi xanh và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của nước này trong việc thực hiện các cam kết quốc gia về giảm phát thải carbon. Hướng dẫn 33 điểm do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện nước này ban hành đã vạch ra các mục tiêu chính liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh rộng rãi đến năm 2030.
Đến năm 2030, các khu vực trọng điểm trong lĩnh vực kinh tế và xã hội sẽ đạt được những tiến bộ đáng kể trong chuyển đổi xanh. Theo hướng dẫn, đến năm 2035, nền kinh tế xanh, carbon thấp và tuần hoàn về cơ bản sẽ được thiết lập, lượng khí thải carbon sẽ đạt đỉnh và sau đó giảm dần, phát triển kinh tế và xã hội sẽ hoàn toàn đi theo con đường xanh.
Video đang HOT
Hướng dẫn trên dự kiến quy mô của ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sẽ đạt khoảng 15.000 tỷ Nhân dân tệ (2.000 tỷ USD) bằng cách tích cực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và mô hình kinh doanh carbon thấp, xanh.
Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là nhiên liệu phi hóa thạch (gió, Mặt Trời, thủy điện, gió ngoài khơi và điện hạt nhân ven biển) chiếm 25% tổng cơ cấu năng lượng.
Để đạt được mục tiêu này, hướng dẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh việc phát triển các nguồn năng lượng này phù hợp với điều kiện địa phương.
Những mục tiêu này cũng phù hợp với các nghị quyết gần đây của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh, carbon thấp và tuần hoàn thông qua sự hỗ trợ chính sách toàn diện, bao gồm các biện pháp tài khóa, thuế, tài chính, đầu tư và định giá.
Ông Ma Jun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Công cộng và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định Trung Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về năng lượng tái tạo nhờ những nỗ lực rộng rãi trong việc lắp đặt tuabin gió, hệ thống thủy điện và tấm pin Mặt Trời cũng như mở rộng xe năng lượng mới.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng cấu trúc năng lượng của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài. Ông nhấn mạnh “vào thời điểm quan trọng này, hướng dẫn mới với các biện pháp rõ ràng là rất quan trọng để Trung Quốc đạt được các mục tiêu về phát thải carbon”.
Brazil đề ra mục tiêu trở thành hình mẫu chuyển đổi năng lượng
Ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Brazil Luiz Marinho cho biết nước này đề ra mục tiêu trở thành hình mẫu trên thế giới trong quá trình chuyến đổi năng lượng.
Quang cảnh thành phố Sao Paulo, Brazil ngày 23/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Fortaleza (Brazil), Bộ trưởng Marinho tuyên bố nước này sẽ đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng, cũng như sẽ thúc đẩy và bảo vệ việc phân bổ công bằng của cải trên thế giới.
Ông Marinho nhấn mạnh cam kết của Brazil không chỉ giới hạn ở việc tạo việc làm mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi công bằng theo hướng bền vững, theo đó đã điều chỉnh các mục tiêu về khí hậu và giảm nạn phá rừng ở khu vực Amazon. Bộ trưởng Marinho cho rằng "cuộc khủng hoảng khí hậu không phải là vấn đề của tương lai mà là của ngày hôm nay và ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như việc làm". Ông cũng cảnh báo về những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải khi nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng.
Cũng tại hội nghị trên, Bộ trưởng Lao động Ấn Độ Shobha Karandlaje kêu gọi các quốc gia lên kế hoạch khẩn cấp về giảm phát thải, cho rằng đây là yếu tố cần thiết cho việc chuyển đổi công bằng, bền vững, hướng tới kinh tế xanh.
Cùng ngày, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra tại thành phố Rio de Janiero của Brazil, tổ chức Oxfam công bố báo cáo cho biết tài sản của 1% nhóm người giàu nhất hành tinh đã tăng thêm 42.000 tỷ USD trong thập niên qua, gấp gần 36 lần tổng tài sản của 50% dân số nghèo trên khắp thế giới. Các tỷ phú phải trả mức thuế chưa tới 0,5% tài sản và cứ 5 tỷ phú trên thế giới lại có 4 người là công dân các nước thuộc G20.
Oxfam - tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu chống đói nghèo và bất bình đẳng toàn cầu, nhấn mạnh tỷ lệ đ.ánh thuế người siêu giàu đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử, đồng thời cảnh báo tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng giữa nhóm siêu giàu với phần còn lại của thế giới.
Theo dự kiến, tại hội nghị trên, các bộ trưởng tài chính của G20 - nhóm hiện chiếm 80% GDP toàn cầu, sẽ thảo luận cách đ.ánh thuế mới đối với người siêu giàu và người có thu nhập cao, cũng như cách thức ngăn chặn các tỷ phú trốn thuế. Pháp, Tây Ban Nha, Nam Phi, Colombia và các nước thuộc Liên minh châu Phi (AU) đều bày tỏ sự ủng hộ đối với vấn đề này, nhưng Mỹ kiên quyết phản đối.
EU và Serbia ký hiệp ước lithium mang tính bước ngoặt EU và Serbia đã ký một thỏa thuận quan trọng về khai thác mỏ lithium, bất chấp sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường. Thỏa thuận này mở ra cơ hội lớn cho Serbia và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc. Thủ tướng Đức Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić tại cuộc...