Bộ trưởng Nông nghiệp: “Ruộng đất manh mún gây cản trở ứng dụng công nghệ cao”
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiện nay còn hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,…
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, nhất là từ sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành vào cuộc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch. Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ tại một số vùng, tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau hoa cao cấp, tôm, bò sữa, lợn, gà (tại Lâm Đồng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An…).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong lần đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên tại Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Cường, đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế; Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với đòi hỏi của một nước mới nổi với thu nhập trung bình; Phat triên doanh nghiêp khơi nghiêp trong linh vưc KH&CN nông nghiệp trong nhưng năm qua con găp nhiêu kho khăn; Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ; Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn; Khó tiếp cận vốn cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Những nguyên nhân gây cản trở ứng dụng CNC vào nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ ra những nguyên nhân gây cản trở việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp, đó là: Kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng CNC (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn, vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa đồng bộ; Chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam.
Bên canh đó, trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến doanh nghiệp còn hạn chế.
“Nhận thức của một số địa phương về khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC còn chưa phù hợp theo quy định tại Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai năm 2013. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần phải phát triển nguồn nhân lực như chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Video đang HOT
Đầu tư công cho phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các cụm liên kết ngành kinh doanh nông nghiệp bằng các nguồn vốn, qua đó tăng cường các mối liên kết (hợp tác và cạnh tranh) và chuyển giao, ứng dụng công nghệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta cần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ đem lại năng xuất cao.
Tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản để các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế đối với các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và các tài sản là sáng chế khoa học công nghệ đã được công nhận.
“Ngoài các giải pháp trên, chúng ta phải đổi mới quản lý nhà nước. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính. Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, các chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ về thành lập và vận hành hệ thống vườn ươm, các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi khuyến khích tài chính và tạo cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của vườn ươm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Một bộ phận chính quyền, người dân vẫn "thờ ơ" với công tác phòng, chống thiên tai
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho rằng, một số bộ phận chính quyền, người dân nhận thức còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống thiên tai...
Ngày 29/3 tới đây, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai toàn quốc. Hội nghị này do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Trước thềm diễn ra sự kiện trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có những chia sẻ về những nội dung liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
Công tác phòng, chống thiên tai còn nhiều hạn chế
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 3 trong năm 2017. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian gần đây, thiên tai trên thế giới và ở nước ta diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, công tác phòng, chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai đã từng bước được được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động phòng chống thiên tai; tổ chức bộ máy được kiện toàn với sự thành lập cơ quan chuyên trách là Tổng cục Phòng, chống thiên tai ở Trung ương đã phát huy vai trò tham mưu giúp Ban Chỉ đạo, Bộ NN&PTNT, Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng chống thiên tai; hệ thống công trình phòng chống thiên tai nhất là các công trình đê điều, hồ đập, thủy lợi, khu trú tránh bão đã được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nên đã nâng cao năng lực ứng phó trong phòng chống thiên tai; công tác chỉ đạo, chỉ huy, tham mưu ứng phó, khắc phục hậu quả đã được quan tâm thích đáng nhất là các đợt thiên tai lớn, đã có các giải pháp nhanh chóng, kịp thời chính xác...
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế do sự thiếu bền vững của quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu đảm bảo an toàn ngày càng cao của đất nước với quy mô ngày càng lớn cả về dân số và giá trị nền kinh tế. Một số bộ phận chính quyền, người dân nhận thức còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn hạn chế, năng lực ứng phó của lực lượng phòng chống thiên tai với một số tình huống thiên tai lớn còn bất cập, lúng túng; nhân lực còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, chủ yếu làm kiêm nhiệm nhất là ở cấp huyện, xã; chưa có dòng ngân sách riêng cho công tác phòng chống thiên tai; việc lồng ghép công tác phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được đề cập trong các chương trình đề án, dự án,...
11 giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường, các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước, tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm đã có, trong thời gian tới cần tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chính như sau:
Kiện toàn tổ chức, phân công cụ thể thành viên Ban Chỉ đạo, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; xây dựng quy chế làm việc, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công; có kiểm điểm đánh giá việc thực thi nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp gắn với xây dựng giải pháp, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Luật phòng, chống thiên tai; tổ chức triển khai các Luật Thuỷ lợi, Luật Quy hoạch, Luật Khí tượng thuỷ văn và các văn bản hướng dẫn. Điều chỉnh, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai để phù hợp với tình hình với.
Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn trước thiên tai; chính sách kiểm soát an toàn thiên tai, khắc phục, tái thiết và tiếp nhận, phân bổ hàng cứu trợ sau thiên tai;
Xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hoá công tác phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung vào khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác PCTT, cung cấp dịch vụ công, bảo hiểm rủi ro thiên tai, nghiên cứu khoa học, xây dựng công trình phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh thành lập và hoạt động quỹ phòng, chống thiên tai, trong đó hình thành Quỹ phòng chống thiên tai ở Trung ương;
Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng để tự ứng phó trong các tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cầu Ngòi Thia ở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) bị gãy sập trong trận mưa lũ lịch sử diễn ra hồi tháng 10/2017. (Ảnh: Trần Thanh).
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, tập trung triển khai các chương trình, dự án như xử lý cấp bách sự cố công trình đê điều, hồ chứa, sạt lở, thí điểm cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, di dân vùng thiên tai, nâng cao năng lực khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, xây dựng trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai quốc gia,...
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Văn phòng thường trực các cấp; đảm bảo kết nối trực tuyến từ cơ quan phòng chống thiên tai Trung ương đến các tỉnh để chỉ đạo điều hành hiệu quả.
Xây dựng chương trình tổng thể phòng chống thiên tai các khu vực: miền núi phía Bắc (tập trung chính vào nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất); miền Trung, Tây Nguyên (Nâng cao năng lực ứng phó với bão mạnh, siêu bão, đặc biệt với khu vực ít xảy ra bão) và triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo truyền tin thiên tai tới nhân dân; tăng mật độ hệ thống quan trắc tự động và thực hiện xã hội hoá; tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở; xây dựng cơ chế đảm bảo sự tham gia của các nhà mạng viễn thông trong truyền tin thiên tai.
Tăng cường hợp tác quốc tế và áp dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Kêu gọi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 12 ở một số tỉnh miền Trung Sáng nay (14/12), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường và ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng chủ trì "Lễ công bố kêu gọi hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão Damrey (bão số 12) và lũ lụt...