Bộ trưởng Nhật: Trung Quốc chỉ ‘ngó’ đến Senkaku khi biết lượng dầu tiềm năng
Bộ trưởng Seiichi Eto của Nhật Bản khẳng định, Trung Quốc chỉ bắt đầu để ý đến quần đảo Senkaku sau khi có báo cáo của LHQ về trữ lượng dầu tiềm năng nơi đây.
Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách vấn đề Okinawa và vùng Lãnh thổ phương Bắc Seiichi Eto đã nói về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Diễn đàn Boston toàn cầu hôm 8/8.
Ông Seiichi Eto.
Video đang HOT
Bài phát biểu của ông được ghi hình và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, cũng như website của Bảo tàng quốc gia về chủ quyền và lãnh thổ Nhật Bản.
Trong bài phát biểu, ông trích dẫn các căn cứ lịch sử về chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Các căn cứ này đã được chỉ rõ trong Quyển thông tin về quần đảo Senkaku, do Văn phòng Kế hoạch Chính sách và Điều phối về Lãnh thổ và Chủ quyền, Thư ký Nội các chính phủ Nhật Bản thực hiện. Đồng thời, Bộ trưởng Seiichi Eto cho rằng các tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo này là đơn phương và vô căn cứ.
“Trung Quốc chỉ bắt đầu tuyên bố chủ quyền từ những năm 1970, sau khi một bản báo cáo trữ lượng dầu tiềm năng trên vùng biển Hoa Đông (East China Sea) được công bố bởi Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) của Liên Hợp Quốc năm 1969. Lúc này, biển Hoa Đông mới được chú ý đến”, ông Eto cho biết.
Theo ông Eto, Trung Quốc đã không phản đối gì trước chủ quyền của Nhật với quần đảo trong suốt 75 năm, và chỉ nhắc đến vấn đề này gần đây. Bên cạnh đó, nước này gia tăng các hành động gây căng thẳng trong vùng biển như nhiều lần gây nguy hiểm cho các tàu cá Nhật.
Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
“Với sự quyết tâm bảo vệ vững chãi chủ quyền, lãnh hải và không phận, Nhật Bản sẽ tiếp tục hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn để ngăn chặn sự gia tăng các tình huống căng thẳng, tìm kiếm hòa bình và ổn định khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông nói.
Trong một động thái có liên quan đến sự việc, mới đây, quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành một loạt các cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển ở vùng biển quần đảo Châu San, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, lần lượt ở khu vực Huang Dayang từ ngày 11 đến ngày 13/8 và ở vùng biển phía Bắc Daishan từ ngày 16 đến ngày 17/8.
Nhật Bản: Tàu Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp liên tục hơn 3 tháng qua
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, ngày 22/7, các tàu của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ 100 liên tiếp tàu của Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này.
Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Japan Times/TTXVN
Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), 4 tàu của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện trên vùng biển quanh quần đảo Senkaku trong ngày 22/7, và một trong số các tàu này dường như được trang bị súng máy tự động.
Trong một tuyên bố, Nhật Bản khẳng định việc các tàu Trung Quốc liên tục tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông là một vấn đề "hết sức nghiêm trọng", buộc Tokyo phải tăng cường tuần tra và trao công hàm phản đối.
Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ, nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này, đẩy quan hệ song phương vào trạng thái căng thẳng trong nhiều năm qua.
Quan hệ song phương đạt một số tiến triển tích cực trong thời gian gần đây để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, sau khi chuyến thăm này bị hoãn do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tình hình tại khu vực tranh chấp có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Leo thang căng thẳng với Nhật, Trung Quốc đặt tên 50 thực thể ở biển Hoa Đông Trung Quốc công bố tên mới cho 50 thực thể dưới nước ở Biển Hoa Đông trong bối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo gia tăng thời gian gần đây. Các định danh mới cho 50 thực thể này, bao gồm các hẻm núi ngầm được công bố trong thông báo phát đi hôm 23/6 của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung...