Bộ trưởng Nhật phản đối chủ nghĩa ‘xét lại’ của Trung Quốc
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng kiêm tân Bộ trưởng Cải cách Taro Kono chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa các vùng biển, tái khẳng định sức mạnh của liên minh Nhật – Mỹ.
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề lần thứ 17 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) và báo Nikkei Asia phối hợp tổ chức, Bộ trưởng Taro Kono tiếp tục chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc trên nhiều vùng lãnh thổ, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cùng nhiều quốc gia ở Biển Đông và khu vực biên giới Trung – Ấn thuộc dãy Himalaya.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật kịch liệt phản đối những hành động khiêu khích từ Bắc Kinh. Ông Kono cũng không đồng tình với việc Trung Quốc lợi dụng nguồn cung y tế để tạm thời xoa dịu các bất đồng.
Bộ trưởng Taro Kono phát biểu tại hội nghị chuyên đề lần thứ 17 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) và báo Nikkei Asia phối hợp tổ chức. Ảnh: Nikkei Asia.
“Trung Quốc vẫn muốn gia tăng tầm ảnh hưởng”, ông Kono nói. “Khi nhiều quốc gia không có đủ khẩu trang và dược phẩm, Trung Quốc đã tranh thủ phát triển cái gọi là ‘Con đường tơ lụa y tế’ nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Cũng theo ông Taro Kono, chính sách quốc phòng của tân Thủ tướng Yoshihide Suga không quá khác biệt so với người tiền nhiệm Shinzo Abe.
Khi còn tại nhiệm, ông Abe luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Báo chí còn đưa tin về những lần đi đánh golf chung của hai nhà lãnh đạo.
“Tôi không biết Thủ tướng Suga có chơi golf hay không. Song không có khác biệt nào đáng kể giữa chính quyền Suga và chính quyền Abe”, ông Kono nhận xét về liên minh Nhật – Mỹ trong tương lai. “Ngay cả khi con người thay đổi, liên minh này vẫn mạnh mẽ. Tôi nghĩ đó là một sức mạnh tuyệt vời”.
Ông Kono nhận định kết quả bầu cử cũng không làm Mỹ thay đổi thái độ cạnh tranh đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
“Mỹ đang bước vào kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược lâu dài với các quốc gia theo chủ nghĩa xét lại, bao gồm cả Trung Quốc”, ông Kono tuyên bố. “Từ việc chống khủng bố, Mỹ giờ đây đã hoàn toàn thay đổi chiến lược quốc phòng”.
Trung Quốc đang cố 'soán ngôi' số một của Mỹ?
Một học giả cho rằng Trung Quốc không muốn thay thế vị trí số một của Mỹ, trong khi chuyên gia khác đánh giá tham vọng số một của Trung Quốc là vô cùng lớn.
Hôm 20-10, những chuyên gia về Trung Quốc đã có một cuộc thảo luận về câu hỏi liệu Trung Quốc có đang nỗ lực thay thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ hay không, tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin hôm 21-10.
Trong cuộc hội thảo có chủ đề về chủ nghĩa đa phương dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump do SCMP tổ chức, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Hội đồng Quan hệ Đối Ngoại (Mỹ) - bà Elizabeth Economy và ông David Firestein - Giám đốc Quỹ George H.W. Bush về Quan hệ Mỹ-Trung đã tranh luận về vấn đề Trung Quốc có nỗ lực thay thế vị trí số một thế giới của Mỹ hay không.
Trung Quốc "không muốn trở thành siêu cường số một"
Theo ông Firestein, mục tiêu chính của Bắc Kinh là chỉ tìm kiếm "một vị trí tương xứng với sức mạnh của mình".
Ông Firestein cho rằng giả định phổ biến trong chính trị gia Mỹ là Trung Quốc đang tìm cách "hất cẳng" Mỹ để trở thành cường quốc số một thế giới là "sự hiểu sai về các ý định chiến lược của Trung Quốc".
Theo ông, Trung Quốc muốn làm rất nhiều thứ nhưng ông không nghĩ rằng Trung Quốc muốn trở thành nước Mỹ thứ hai, giống như một cảnh sát toàn cầu có mặt ở 100 quốc gia trên thế giới.
Tham vọng của Trung Quốc là vô cùng lớn
Tỏ ra không đồng tình với ông Firestein, bà Economy chỉ ra rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) Trung Quốc - bao gồm hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ và đường biển kết nối hơn 70 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi, thể hiện tham vọng trở thành siêu cường số một thế giới của Bắc Kinh.
Bà nói rằng khi nghiên cứu những bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, bà có thể thấy rõ được tham vọng "khổng lồ" của Trung Quốc.
Đó không chỉ là tham vọng giải quyết vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc mà còn là tham vọng thay đổi "cảnh quan" địa chiến lược trên Vành đai và Con đường.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: REUTERS
Một số dự án BRI được triển khai nhờ vào các khoản vay từ các ngân hàng Trung Quốc và các quỹ đầu tư quốc gia như Quỹ Con đường tơ lụa. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng cách cho vay này để đẩy các quốc gia đang phát triển vào "bẫy nợ" và buộc phải trao cho Bắc Kinh những "đòn bẩy chính trị".
Chẳng hạn như việc Sri Lanka vì không thể trả nợ cho doanh nghiệp xây dựng của Trung Quốc, nên nước này đã buộc phải giao quyền quản lý cảng chiến lược Hambantota theo hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nỗ lực xây dựng những chuẩn mực về "quản trị toàn cầu" với tham vọng sánh ngang với những chuẩn mực của phương Tây. Cụ thể, ở những nước châu Phi, Trung Quốc đã tập huấn cho các quan chức ở những nước thuộc khu vực này về luật an ninh mạng giống như mô hình của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Economy cho biết, Chính phủ Trung Quốc đang muốn có quyền lợi lớn nhưng không muốn gánh trách nhiệm lãnh đạo thế giới.
Bắc Kinh nói gì về vị trí số một thế giới?
Hồi tháng 8, phản ứng lại cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc có ý định trở thành cường quốc số một thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói rằng Trung Quốc không có ý định "hất cẳng" vị trí siêu cường của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã - hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, ông Vương khẳng định: "Trung Quốc ngày nay không phải là Liên Xô. Chúng tôi không có ý định trở thành một nước Mỹ khác. Trung Quốc không truyền bá ý thức hệ và không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác".
Đánh giá việc Mỹ "kìm chân" Trung Quốc
Hội thảo này còn có sự hiện diện của ông Jeremie Waterman, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thuộc Phòng Thương mại Mỹ.
Trong lĩnh vực thương mại, ông Waterman bày tỏ đồng tình với các học giả trên ở một số điểm.
Đối đầu Mỹ - Trung. Ảnh: ADOBESTOCK
Cụ thể, họ cùng lên án cuộc thương chiến Mỹ - Trung mà ông Trump phát động vào năm 2018. Những học giả này chỉ ra rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện tại lớn hơn so với mức thâm hụt trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Bên cạnh đó, họ cho rằng có rất ít bằng chứng cho thấy biện pháp áp thuế trừng phạt hàng hoá Trung Quốc của ông Trump mang lại việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ.
Ông Waterman cho rằng điều mà chính quyền ông Trump còn thiếu là một khuôn khổ để thu hút đồng minh, bao gồm cách tiếp cận chung về những vấn đề mà các đồng minh cùng gặp phải với Trung Quốc.
Bà Economy và ông Waterman còn thống nhất với nhau ở quan điểm rằng dù chủ nghĩa đơn phương của ông Trump có những điểm yếu nhất định, nhưng Washington đã khá thành công trong việc chống lại ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Đặc biệt, bà Economy đánh giá cao việc ông Trump thành lập Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) nhằm cung cấp tài trợ và nhiều gói ưu đãi cho các công ty tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.
Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 60 tỉ USD tài trợ cho DFC. Mặc dù con số này thấp hơn rất nhiều so với số tiền khoảng 126 tỉ USD mà Trung Quốc "rót" cho BRI trong năm 2018, nhưng nhiều người vẫn đánh giá cao kế hoạch này.
Ở Indonesia, ông Suga lên tiếng phản đối các hành động gây căng thẳng Biển Đông Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo Thủ tướng Yoshihide Suga. "Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Indonesia. "Hãy để tôi nhấn...