Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trần tình về món nợ 15.000 tỷ đồng NTM
Sau hàng chục ý kiến của các ĐB Quốc hội phát biểu thảo luận về Chương trình xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vào cuối buổi chiều nay (4.11), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phát biểu giải trình trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình trước Quốc hội về Chương trình xây dựng nông thôn mới- Ảnh Ngọc Thắng
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, những kết quả đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra trong quá trình giám sát Chương trình xây dựng NTM là rất chính xác và xin tiếp thu hoàn toàn những đánh giá, nhận định như trong kết quả báo cáo giám sát đó.
Theo Bộ trưởng, chương trình xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp là 2 chương trình giường cột trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Ông Cường đánh giá, qua 6 năm thực hiện cho thấy, chương trình NTM là một chương trình rất đặc biệt, được thực hiện trên địa bàn chiếm 70% diện tích lãnh thổ với gần 9.000 xã, 600 huyện tại 63 tỉnh, thành cả nước. Chương trình cũng được lượng hóa bằng 19 tiêu chí cụ thể. Đồng thời, đây cũng là chương trình được triển khai vào đúng giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008).
Video đang HOT
Mặc dù vậy, ông Cường cũng khẳng định, chương trình đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận, đáng trân trọng. Đó là sự nhận thức đồng bộ từ tất cả hệ thống chính trị, toàn hệ thống kinh tế, nhân dân ủng hộ.
“Chỉ trong thời gian rất ngắn, chương trình đã huy động được trên 1 triệu tỷ đồng và các thiết chế nông nghiệp đã được hình thành. 5 năm qua giao thông nông thôn đã gấp 5 lần giai đoạn trước năm 2011; 98,2% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Điều đó, cho thấy sự quyết tâm rất lớn của cả nước trong việc thực hiện chương trình này”- Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cường, trong 5 năm qua, cả nước đã hình thành hơn 20.000 mô hình sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo nên kết quả sản xuất nông nghiệp rất rõ rệt. Thể hiện rõ nhất là năm 2016, mặc dù nước ta chịu nhiều hiện tượng thiên tai như hạn mặn, lũ lụt, song sức sản xuất vẫn rất lớn. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đến thời điểm này đã đạt 26,5 tỷ USD và cả năm dự kiến có thể xuất khẩu trên 31 tỷ USD, thặng dư thương mại trên 8 tỷ USD. Thu nhập bình quân của hơn 2.000 xã NTM đã gấp 1,85 lần so với trước khi xây dựng NTM.
Từ các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, 12 điểm kiến nghị của cơ quan giám sát là rất chính xác, từ đó các Bộ, ngành T.Ư và địa phương bám sát vào đây để thực hiện cho đúng.
Mặc dù còn nhiều tồn tại, vướng mắc, song vị Bộ trưởng cho rằng, đây là chương trình liên tục, kiên trì, bền bỉ kéo dài, đòi hỏi mọi thành phần phải vào cuộc mới thành công. Bởi thực tế cho thấy, khu vực nông thôn là dư địa, là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế, là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy được hết lợi thế, tiềm năng đó đòi hỏi trong thời gian tới Chính phủ sẽ phải dành nguồn lực nhiều hơn nữa để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, bởi nguồn lực như hiện nay vẫn còn rất hạn chế.
Về vấn đề được nhiều ĐB quan tâm thảo luận là nợ đọng trong xây dựng NTM, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, theo đoàn giám sát của Quốc hội, đúng là có xảy ra vấn đề nợ trong quá trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, ở đây có 2 câu chuyện, một là đúng như đoàn giám sát đã chỉ ra là nợ; song còn một vấn đề khác là khi giám sát tại khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, cho thấy có nợ đọng nhiều. Điều này phải hiểu là, vì cuối năm 2015, việc phát triển xây dựng NTM ở các khu vực này đang rất cao và đang trong giai đoạn hoàn thiện, hoàn công, thanh quyết toán các công trình, nên có nhiều nơi nợ tới cả 1.100 tỷ đồng. Song đến nay, con số nợ chính xác chỉ là 12.000 tỷ đồng.
“Riêng Bắc Ninh đã giải quyết xong toàn bộ phần 1.600 tỷ đồng và tỉnh này còn sẽ dành 5.600 tỷ đồng trong giai đoạn tới để xây dựng NTM, trong đó ngân sách tỉnh chi ra là 1.200 tỷ đồng. Đây là một động thái rất đáng hoan nghênh của tỉnh Bắc Ninh” – ông Cường nói.
Theo Danviet
U80: Hạnh phúc là khi được cống hiến
Dù đã bước sang tuổi 80 nhưng ông Mai Văn Bé (thôn 3, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn không ngừng học tập và làm theo lời Bác bằng những việc làm cụ thể như: tích cực rèn luyện sức khỏe, gương mẫu tham gia các phong trào thi đua, trực tiếp lao động sản xuất, vượt khó làm giàu... Ông chính là tấm gương sáng góp phần vào sự phát triển toàn diện của địa phương.
Năm 1975, ông Bé cùng gia đình rời mảnh đất Quảng Trị vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Đến với quê hương thứ hai, ông tâm nguyện rằng sẽ cố gắng xây dựng cuộc sống thật tốt, tham gia cống hiến trí và lực của mình cho công tác xã hội ở địa phương. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng sau đó, dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng ông vẫn cố gắng khắc phục để có thời gian làm tốt chức vụ thôn trưởng của mình.
Đến năm 1988, ông giữ cương vị là Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Hồ. Cho tới lúc về hưu, được sự tín nhiệm của các cụ người cao tuổi, của bà con khu phố ông vẫn tích cực góp sức mình vào hoạt động chung của địa phương. Hiện ông Bé là Chi hội trưởng Người Cao tuổi thôn 1 và Ủy viên Thường vụ Hội Người cao tuổi xã Biển Hồ. Và, dù ở bất cứ trọng trách nào ông cũng rất nhiệt huyết và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ông Bé vẫn hăng say lao động dù đã bước sang tuổi 80. Ảnh: Mai Ka
Ngày mới vào làm kinh tế, ông Bé còn rất nhiều bỡ ngỡ với vùng đất mới. Tuy nhiên, bằng sức trẻ và nghị lực làm giàu của mình, ông đã ngày đêm khai hoang đất để trồng khoai lang và mía. Từ 2 ha đất ông đã mở rộng thêm để trồng tiêu và cà phê. Vượt qua bao trở ngại về kinh tế, ông cùng vợ đã nuôi dạy 7 người con trưởng thành và ăn học tới nơi tới chốn. Khi nhắc về những ngày tháng gian khổ ấy, đôi mắt ông Bé mờ đục hẳn.
Ông tâm sự: "Có đi qua rồi mới thấy sức người là tài sản vô giá. Hồi ấy vừa làm kinh tế vừa làm công tác xã hội, mỗi thứ tôi đều phải cố gắng một chút. 7 đứa con lần lượt ra đời khiến vợ chồng tôi càng có thêm động lực để phát triển kinh tế, làm sao tạo điều kiện tốt nhất để nuôi dạy các con chứ không để chúng phải bỏ dở con đường học hành vì điều kiện gia đình khó khăn".
Hôm nay, khi các con của ông đã lần lượt có nghề nghiệp ổn định và được dựng vợ gả chồng, dù cuộc sống khấm khá lên rất nhiều nhưng ông Bé cùng vợ vẫn không ngừng lao động. Ở cái tuổi 80, ông vẫn còn khỏe mạnh và dẻo dai. Hàng ngày, ông chăm sóc 5 sào cà phê, vườn tiêu và tăng gia sản xuất. Còn bà thì cần mẫn với gánh hàng ở chợ. Thu nhập bình quân của hai ông bà cũng đạt 70 triệu đồng/năm. Ở địa phương, ông Bé được nhiều người biết đến như một điển hình trong phong trào làm ăn kinh tế giỏi, nuôi dạy con cháu ngoan hiền và tâm huyết trong công tác xã hội.
Đến thăm vườn của ông, ít ai nghĩ chủ nhân của nó là một người đàn ông đã bước vào tuổi "xế chiều". Ông Bé chia sẻ rằng dù đã lớn tuổi nhưng còn sức khỏe, còn khả năng thì còn lao động, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa là cách nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Với ông, đó là cách dưỡng già hiệu quả. Bản thân mình phải là "cây cao bóng cả" trong gia đình và mẫu mực ngoài xã hội, tự lực làm mọi việc có thể làm, không phải phiền đến con cháu để chúng yên tâm công tác.
"Đi gần hết một đời người tôi không hề phải hối hận về những việc mình đã làm. Giờ đây, khi tôi già yếu, khi sức lực không còn bao nhiêu để mà cống hiến cho xã hội thì tôi vẫn rất vui mừng và hạnh phúc vì thế hệ con, cháu của mình lại tiếp tục thay tôi đóng góp sức mình cho quê hương, đất nước"-ông Bé bày tỏ niềm tự hào.
Theo Mai Ka (Báo Gia Lai)
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp Cuộc tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư nông nghiệp bằng Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT" được tổ chức vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Ảnh VGP/Quang Hiếu Mặc dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của...