Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực phẩm cuối năm rất dồi dào
Bộ trưởng NN PTNN Nguyễn Xuân Cường khẳng định trong thời gian qua, các địa phương đã thực hiện rất nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tập trung tăng cường sản xuất các loại thực phẩm.
Theo đó, sản lượng gia cầm tăng 15%, thủy sản tăng 6%, đại gia súc tăng 4,5%, như vậy lượng tổng thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và đầu năm tới rất dồi dào.
Phát triển đại gia súc giúp đáp ứng nguồn thịt trong nước
Sáng nay, ngày 22/12 trực tiếp đi kiểm tra công tác chăn nuôi và phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và chuẩn bị nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết tại tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao tỉnh Bắc Giang về khâu tổ chức ứng phó, địa phương đã tập trung các nhóm giải pháp phát triển đàn gia cầm, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Trong khi năm 2019 là năm khó khăn chung của ngành nông nghiệp thì đây là “sức sống” của sản xuất nông nghiệp.
Bộ trường Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao tỉnh Bắc Giang đã quán triệt chặt chẽ đến từng hộ áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Theo đó, về cơ cấu đàn lợn của tỉnh Bắc Giang là 818.500 con (trong đó, lợn nái 63.000 con, lợn đực giống 490 con, lợn con theo mẹ trên 101.000 con, đàn lợn thịt trên 652.000 con). Nhờ làm tốt công tác an toàn sinh học đến nay dịch bênh cơ bản được khống chế; 221/230 các xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh dịch, tính đến ngày 21/12, toàn tỉnh lợn bị tiêu hủy 276.969 con (khoảng 25% tổng đàn) với tổng trọng lượng 14.690,7 tấn.
“Bắc Giang là địa phương chịu thiệt hại lớn do DTLCP, tuy nhiên tỉnh và các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là tiêu độc khử trùng, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt địa phương đã tranh thủ được lợi thế tập trung phát triển đàn đại gia súc”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Trước những diễn biến phức tạp của DTLCP, bằng những biện pháp chăn nuôi ăn toàn sinh học, trang trại lợn của gia đình bà Hoàng Thị Thái ( xã Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang) Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao. Hiện tại, với 8.000 con lợn thịt, 1.000 lợn nái đến nay trang trại của bà Thái vẫn “bình yên” giữa “cơn bão” DTLCP.
Trong những vừa qua đã có nhiều thương lái đến hỏi mua lợn nhưng bà Thái đang giữ nuôi để bán vào thời điểm Tết, dự kiến sẽ xuất chuồng 2.000 con (khoảng 300 tấn lợn).
Đến thăm trang trại nuôi gà của gia đình ông Dương Văn Hùng (xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang), gia đình ông Hùng đang nuôi 7.000 con gà mía lai và gà lai chọi, Bộ trưởng đánh giá cao HTX đã thực hiện tốt chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì chăn nuôi an toàn sinh học, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn nhằm thay thế nguồn thịt lợn đang tăng cao hiện nay.
Video đang HOT
Trong thời điểm sắp tới, trang trại của ông Hùng sẽ cho xuất chuồng khoảng 10 tấn gà. “Đây là một điều rất đáng mừng trong thời điểm giáp Tết như hiện nay, người dân có thể chuyển sang sử dụng các thực phẩm khác thay thế thịt lợn đang tăng cao như hiện nay”, Bộ trưởng Cường nói.
Nguồn thực phẩm cho Tết còn rất dồi dào
Với đàn gia cầm tăng 15%, thủy sản tăng 6%, đại gia súc tăng 4,5% như hiện nay, để đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho dịp Tết cũng như những tháng sau đó Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương phải thực hiện tốt 3 giải pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm trang trại nuôi gà của ông Dương Văn Hùng (Tân Yên, Bắc Giang). Bộ trưởng nhấn mạnh “trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc để đáp ứng được nguồn cung cho những tháng cuối năm với giá thịt lợn đang tăng cao như hiện nay”.
Thứ nhất, phải tăng cường sản xuất, đây là giải pháp bền vững và hiệu quả nhất. không chỉ về lợn mà còn là nhiều nguồn thực phẩm khác như gia cầm, thủy sản hay gia súc. Đây không chỉ là đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Thứ hai, tăng cường ngay công tác tài đàn lợn, các địa phương đang làm rất chặt chẽ. Tiếp đó là tăng cường kiểm soát không để tình trạng xuất lậu lợn qua biên giới, đây không chỉ là đảm bảo nguồn cung mà còn đảm bảo an toàn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài.
Cuối cùng, Bộ trưởng đề nghị phải đảm bảo được công tác thương mại, nguồn lưu thông, không để tình trạng “găm” hàng, trục lợi.
Về chiến lược lâu dài, người đứng đầu Bộ NNPTNN cũng lưu ý, phải làm sao phát triển hài hòa các nhóm thực phẩm, cơ cấu để đảm bảo an toàn kinh tế, an toàn sinh học, an toàn trước các loại bênh tật, nhưng phải cân đối dinh dưỡng.
“Các công ty chăn nuôi lớn, giữ được nhiều lợn cần làm hạt nhân, dẫn dắt thị trường theo hướng tích cực, không được để giá tăng quá cao vì nếu không sẽ ‘gậy ông đập lưng ông’, người tiêu dùng quay lưng, nguồn hàng nhập tràn về và các doanh nghiệp khi đó sẽ thua ngay trên sân nhà”, ông Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Một giải pháp nữa mà bộ trưởng đưa ra là cần tìm cách giảm các khâu trung gian, rút ngắn khoảng cách từ sản xuất đến tiêu dùng để giảm giá thành.
Ngoài các giải pháp như trên, Bộ trường Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, điều cần thiết là tìm ra một giải pháp lâu dài, từ 2020 trở đi tìm ra những hướng đi đột phá để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xử lý tốt với các nguy cơ xảy ra dịch bệnh, cụ thể như DTLCP vừa qua.
Qua thời gian tái đàn, lượng lợn của Bắc Giang đã tăng trở lại với số lượng hiện nay vào khoảng 900.000 con, đảm bảo tốt cho nhu cầu thực phẩm cho người dân trong tỉnh. Ngoài ra, mỗi ngày Bắc Giang đang xuất khoảng 400-500 con lợn cho các tỉnh lân cận. Quá trình tái đàn được kiểm soát rất nghiêm ngặt, đơn vi tổ chức thẩm định và hướng dẫn kỹ các điều kiện cần thiết cho các cơ sở chăn nuôi có khả năng tái đàn. Theo ông Tùng, trước tình hình dịch tả, tỉnh đã sớm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, trong đó tập trung vào phát triển đàn gia cầm với số lượng xấp xỉ 17 triệu con, tăng 7-8% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh vào khoảng 40%, phần còn lại được xuất đi các tỉnh ở miền Bắc.
Theo Danviet
Mất 3,3 triệu con lợn, chấp nhận sống chung với dịch tả lợn châu Phi
Hiện dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 62/63 tỉnh thành, khiến 3,3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đã đến lúc cần xác định "sống chung" với dịch bệnh này, đồng thời coi an toàn sinh học là cánh cửa duy nhất có thể chặn nguồn lây lan của virus.
"Sống chung" với dịch
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong giai đoạn đầu mới phát sinh, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tuy xuất hiện ở nhiều nơi song phạm vi nhỏ lẻ, số lượng lợn phải tiêu hủy ít; đến nay đã có 854 xã thuộc 226 huyện của 40 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Tuy nhiên, do đặc thù của virus DTLCP rất nguy hiểm, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh; virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát nên đến nay dịch vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều địa phương.
Chăn nuôi an toàn sinh học là cánh cửa duy nhất chặn dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Chăm sóc đàn lợn ở HTX chăn nuôi Hoàng Long. Trần Quang
Cụ thể, lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 8/7/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 5.422 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 3,306 triệu con. Hiện chỉ còn tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh DTLCP.
Nhận định về tình hình DTLCP, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nguồn lây lan của dịch bệnh này cực kỳ khó kiểm soát, trong khi việc tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhiều nơi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nên chưa tiêu diệt hết mầm bệnh, làm phát tán, lây lan. Tại một số địa phương có địa hình thấp, hố chôn bị ngập nước, gây khó khăn cho quá trình xử lý lợn bệnh bằng phương pháp chôn lấp; chưa tổ chức triển khai công tác vệ sinh, sát trùng hoặc có nhưng chưa thường xuyên, chưa rộng khắp.
"Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác kiểm soát giết mổ; vẫn để tình trạng giết mổ lậu diễn ra, cá biệt có trường hợp thu gom lợn chết không rõ nguyên nhân và nguồn gốc để giết mổ, bán cho các quán ăn. Việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển" - Thứ trưởng Tiến nói.
Ngăn cả bụi để chặn virus
Từ thực tế triển khai ở nhiều doanh nghiệp lớn, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dù virus DTLCP có độc lực cao, đường lây truyền phức tạp nhưng nếu làm tốt các biện pháp an toàn sinh học (ATSH) cộng với bổ sung các chế phẩm để tăng sức đề kháng cho đàn lợn thì vẫn có thể khống chế được dịch bệnh.
Ông Nguyễn Trọng Long- Giám đốc HTX Chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội) - đơn vị có 6.000 con lợn vẫn đang bình yên trong "bão" dịch cũng đồng tình với giải pháp mà Bộ trưởng Cường nêu. Theo ông Long, con đường lây truyền của virus DTLCP rất phức tạp, ngoài vật chủ trung gian như chuột, bọ, người và phương tiện, virus còn lây truyền cả qua không khí, bụi, nguồn nước. "Chúng tôi đã phải đầu tư lưới để không cho phép một hạt bụi nào vào khu vực chuồng trại" - ông Long cho biết.
Trong khi đó, nhờ ứng dụng quy trình chăn nuôi ATSH kết hợp vi sinh, Tập đoàn Quế Lâm vẫn giữ được đàn lợn của mình và các hộ liên kết. Theo TS Phạm Thị Vượng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học (Tập đoàn Quế Lâm), ngoài các yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại theo tiêu chuẩn ATSH, tập đoàn tự sản xuất, phối trộn thức ăn dạng bột hỗn hợp hữu cơ, cân đối đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn thịt mà không cần phối trộn thêm thức ăn khác.
Quá trình phối trộn, đóng gói, bảo quản, thực hiện tuyệt đối không sử dụng các kháng sinh, không chất tạo nạc, tạo màu, không kim loại nặng, không chất bảo quản... Thức ăn sẽ được bổ sung thêm chế phẩm sinh học Lacto Powder để tăng sức đề kháng cho đàn lợn.
Chăn nuôi ATSH cũng là giải pháp Công ty Amavet đang áp dụng để chặn DTLCP. Ông Nguyễn Văn Bách - Giám đốc Công ty cho biết, bên cạnh việc đảm bảo cách ly, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêu hủy đàn lợn bị bệnh triệt để, đúng cách, công ty cũng sử dụng chất kháng khuẩn, kháng virus Kangjuntai để nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, bảo vệ được đàn lợn trước "bão" DTLCP.
Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động bổ sung chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho đàn lợn với tỷ lệ phối trộn thức ăn linh hoạt. Bên cạnh đó, việc cắt đứt nguồn lây nhiễm từ bụi, nước, không khí, vật chủ trung gian,... là cách ứng phó hiệu quả nhất với DTLCP hiện nay.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta phải xác định sống chung với dịch bệnh này, biện pháp tổng thể nhất hiện nay là thực hiện chăn nuôi ATSH ở mức độ cao nhất, cả 2 nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại đều phải thực hiện nghiêm túc giải pháp này.
"Thực tiễn đã chứng minh, nếu làm tốt ATSH, bệnh này không thể xâm nhập vào đàn lợn" - Bộ trưởng Cường nói. Ông yêu cầu Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia sớm tổng kết, hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn ATSH để phổ biến đến người dân, giúp bà con chủ động phòng ngừa dịch bệnh.
Theo Danviet
Nuôi lợn an toàn sinh học - "Vũ khí" trong khi đợi vaccine ra đời? Sáng qua (2/7), Bộ NNPTNT đã tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan. Đem...