Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bất ngờ với vườn mẫu triệu phú độc đáo ở Tuyên Quang
“Qua các mô hình phát triển kinh tế đầy sáng tạo ở Thái Bình có thể thấy người nông dân Việt Nam biết tận dụng rất tốt tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên của địa phương nhưng quan trọng nhất là văn hóa và đa dạng sinh học để làm nên các loại nông sản không chỉ nhiều về số lượng mà còn cho giá trị cao, an toàn phục vụ cho thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ao nuôi cá thương phẩm theo hướng hữu cơ tại vườn mẫu của ông Hưng.
Các thùng ong mật mang lại nguồn thu cao cho gia đình ông Hưng.
Vườn chè ở "Thủ đô" kháng chiến được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đến thăm có gì đặc biệt?
Ngày 17/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm khu sản xuất chè hữu cơ của Công ty CP Chè Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang).
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm khu trồng chè hữu cơ độc đáo tại Tuyên Quang.
Chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và các cán bộ của đoàn công tác, ông Lê Quang Chuyền - Giám đốc Công ty CP Chè Mỹ Lâm cho biết, hiện, công ty đang quản lý 430ha đất trồng chè, năng suất bình quân 20 tấn chè búp tươi/ha. Công ty hiện có nhà máy chế biến với công suất 72 tấn chè búp tươi/ngày, trong đó có 1 xưởng sản xuất chè đen với 5 dây chuyền công suất 60 tấn chè búp tươi/ngày và 1 xưởng sản xuất chè xanh với công suất 12 tấn búp tươi/ngày.
Đến nay, công nghệ sản xuất đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và quản lý của các tập đoàn chè lớn trên thế giới. Trung bình, sản lượng sản xuất của công ty đạt 2.050 đến 2.300 tấn/năm. Các sản phẩm được bán ra thị trường các nước Anh, Nga, Ba Lan, Ai Cập, UAE, Pakistan, Indonesia, Nhật Bản.
Đặc biệt hiện công ty đang phát triển chuỗi giá trị chè an toàn, bền vững, chất lượng trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được công ty triển khai thực hiện được 3 năm với mục tiêu là đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm quan khu trồng chè hữu cơ của Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang).
Công ty thành lập Tổ sản xuất chè an toàn theo từng nhóm hộ có diện tích chè gần nhau. Các hộ tham gia liên kết này là tự nguyện, có điều lệ hoạt động được người dân tham gia cùng xây dựng. Các tổ bầu tổ trưởng, tổ phó và tổ trưởng là người thay mặt các thành viên trong tổ ký hợp đồng với Công ty.
Ông Chuyền khẳng định, công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật sử dụng riêng cho chè theo tiêu chuẩn EU.
Đến nay, Công ty Chè Mỹ Lâm có 10 tổ với khoảng 500 hộ dân tham gia, các thành viên tổ sản xuất chè an toàn luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do công ty đề ra, được cấp phát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoàn trả tiền vật tư nông nghiệp thông qua sản phẩm chè búp tươi bán cho công ty.
Theo đó, công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của các Tổ sản xuất chè an toàn, hướng dẫn cho người nông dân quy trình chăm sóc, thu hái, bố trí cán bộ làm công tác khuyến nông tại các Tổ sản xuất chè an toàn...
Công nhân thu hoạch chè bằng máy tại khu trồng chè của Công ty Chè Mỹ Lâm.
"Mô hình tổ sản xuất chè an toàn đã đem lại lợi ích cho cả người nông dân và doanh nghiệp. Nhờ sản xuất chè hữu cơ, bà con đã thu nhập tăng và bền vững từ 30% đến 40%. Chính vì vậy, người dân yên tâm đầu tư và thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, thu hái chè", ông Chuyền chia sẻ.
Đánh giá cao quy trình sản xuất chè hữu cơ tại Công ty Chè Mỹ Lâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: "Qua thông tin mà đơn vị cung cấp và quan sát các khu trồng chè, chúng tôi nhận thấy công ty và người dân ở đây đang sản xuất rất chè hữu cơ rất đảm bảo về chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
Khẳng định dư địa, tiềm năng của sản phẩm chè đặc sản còn rất lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng:"Dần dần chúng ta phải tính đễ chuỗi giá trị dài hơi hơn. Cùng với việc sản xuất chè xuất khẩu tỉnh Tuyên Quang và các địa phương vùng núi Phía Bắc phải quan tâm đến xây dựng các hệ sinh thái gắn với vườn chè, xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái... qua đó giúp đa dạng hóa nguồn thu cho người dân".
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị lãnh đạo Công ty CP chè Mỹ Lâm và tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm, tích cực áp dụng sản xuất chè hữu cơ. Bên cạnh đó các công ty chè cũng phải tăng giá thu mua sản phẩm để tăng thu nhập cho nông dân, người trồng chè giúp bà con yên tâm sản xuất, gắn bó với nghề sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương.
Cùng ngày đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đến thăm quan khu sản xuất, chế biến gỗ của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang, xã Thắng Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) - một công ty sản xuất - xuất khẩu gỗ có tiếng với công suất 150.000 m3/năm.
"Để sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn chúng ta phải tích cực đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại hơn nữa vào sản xuất, chế biến đa dạng nhiều sản phẩm để phục thị trường nội địa và xuất khẩu. Về lâu dài, đẳng cấp sản phẩm không đơn thuần chỉ là sạch, là an toàn mà còn phải hội tụ cả giá trị tinh thần, văn hóa thì sản phẩm mới đạt được đẳng cấp thế giới một cách bền vững".
Tỷ phú nông dân "nở rộ" trên quê hương 5 tấn Tham gia "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND tỉnh Thái Bình phát động, nhiều hội viên nông dân với tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo đã đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ...