Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9
Thủ tướng Chính phủ vừa Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSUT) lần thứ 9.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9. Ảnh: PV
Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng.
Ông Bùi Trường Giang – TS, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và bà Trần Thị Hà – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương cùng làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Ngoài Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch, Hội đồng còn có 18 uỷ viên.
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức xét, lựa chọn những cá nhân có đủ tiêu chuẩn, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch Nước quyết định tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 9.
Hội đồng hoạt động theo các nguyên tắc: Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 75% tổng số thành viên của Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
Các cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được ít nhất 90% số phiếu đồng ý của tổng số các thành viên Hội đồng.
Video đang HOT
Căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu, Hội đồng tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng nghệ sĩ được đề nghị, lập danh sách các nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu NSND, NSUT theo từng lĩnh vực và thông báo công khai danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng danh hiệu của hội đồng theo quy định của pháp luật.
Sau khi tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu NSND, NSUT và tham khảo, tiếp thu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có), Hội đồng gửi hồ sơ đến Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, trình Chủ tịch nước.
Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSUT không tham gia hội đồng.
Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Quy chế làm việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập.
THÀNH TRUNG
Theo LĐO
Chưa kịp phong danh hiệu, nghệ sĩ đã ra đi: Vướng từ việc dày đặc "cửa ải"(!?)
Không chỉ riêng nghệ sĩ Bùi Cường, nhiều nghệ sĩ khác như: Cố nghệ sĩ Văn Hiệp, cố nghệ sĩ Phương Thanh... và không ít những nghệ sĩ đã mãi mãi ra đi khi danh hiệu NSƯT, NSND vẫn đang trong quá trình xét duyệt hoặc truy tặng khi họ đã quá cố.
Phong tặng danh hiệu còn ý nghĩa gì?
Danh hiệu chỉ thực sự có ý nghĩa khi chủ nhân của nó trực tiếp được vinh danh. Tuy nhiên, điều thường thấy ở các lễ vinh danh và trao tặng các danh hiệu nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), nghệ sĩ nhân dân (NSND) là có không ít người lên nhận thay. Phần vì nghệ sĩ được trao tặng các danh hiệu cao quý hoặc là đang bệnh tật, có người không thể tham gia hoặc người đã qua đời. Việc NSƯT Bùi Cường - người đã hóa thân thành nhân vật Chí Phèo trong bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" qua đời khi đang chờ xét duyệt danh hiệu NSND khiến công chúng và giới nghệ sĩ không khỏi xót xa, tiếc nuối.
Nghệ sĩ Văn Hiệp được truy tặng danh hiệu NSƯT khi đã qua đời. Ảnh: I.T
Việc vinh danh nghệ sĩ bằng danh hiệu vẫn biết là điều nên làm để tạo động lực cho người nghệ sĩ nỗ lực tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật. Tiếc là sự tôn vinh ấy chưa thật vẹn tròn khi người nghệ sĩ đã vĩnh viễn ra đi, người còn sống cũng ở tuổi "xưa nay hiếm" mà hồ sơ vẫn đang trong quá trình chờ xét duyệt, hoặc truy tặng sau đó.
Được biết, NSƯT Bùi Cường đã nộp hồ sơ trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT trước đó và đã được thông qua với 90% số phiếu của cấp hội đồng chuyên ngành nhà nước và đang tiếp tục chờ xét duyệt của Ban thi đua khen thưởng Trung ương; Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Khi đề cập đến chuyện có nên truy tặng danh hiệu NSND cho NSƯT Bùi Cường như một cách tri ân sự cống hiến của ông cho nghệ thuật trong đám tang. Đáng tiếc điều đó đã không xảy ra khiến NSƯT Đức Lưu - người bạn diễn ăn ý với cố nghệ sĩ Bùi Cường khi đóng vai Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" nhận xét, việc xét tặng danh hiệu hiện nay cứng nhắc khiến cho nhiều nghệ sĩ lớn tuổi cùng thế hệ với bà bị thiệt thòi.
Điển hình như trường hợp của cố NSND Tuệ Minh - vợ cố nhà thơ Nguyễn Đình Thi, người đã để đời với hàng loạt vai diễn trong các phim: Một ngày đầu thu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Ngày lễ Thánh, Vợ chồng anh Lực, Dòng sông âm vang... sau nhiều lần bị "nâng lên đặt xuống" thì cuối cùng cũng được phong tặng danh hiệu khi nghệ sĩ nằm một chỗ trong viện dưỡng lão và không lâu sau đó bà thì qua đời.
Nghệ sĩ Văn Hiệp - người từng gắn bó hơn 40 năm với nghề diễn, tham gia 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện, ghi dấu ấn khi vào vai ông trưởng thôn phim "Người tù và hàng tổng" ra đi ở tuổi 72. Sau đó, ông được đặc cách truy tặng danh hiệu NSƯT nhờ không ít những phản hồi từ phía cộng đồng và giới nghệ sĩ liên quan đến hai từ "danh hiệu" đòi quyền lợi cho "ông trưởng thôn".
Việc vinh danh nghệ sĩ bằng danh hiệu vẫn biết là điều nên làm để tạo động lực cho người nghệ sĩ nỗ lực tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật. Tiếc là sự tôn vinh ấy chưa thật vẹn tròn khi người nghệ sĩ đã vĩnh viễn ra đi, người còn sống cũng ở tuổi "xưa nay hiếm" mà hồ sơ vẫn đang trong quá trình chờ xét duyệt, hoặc truy tặng sau đó.
"Khi đã nằm xuống rồi thì có phong tặng danh hiệu gì đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả mọi thứ chỉ là một tờ giấy không hơn không kém. Tại sao lúc các cụ còn sống lại không phong tặng cho họ để họ không bị đợi chờ mòn mỏi và cảm nhận được niềm vui của người nghệ sĩ cả một đời tận hiến"- NSND Minh Châu, một trong những người đã từng "chạy đôn chạy đáo" khắp nơi gửi đơn đề nghị truy tặng danh hiệu NSND cho cố nghệ sĩ Phương Thanh bày tỏ.
Chạnh lòng người nghệ sĩ
Chưa kể đến sự tôn vinh nghệ sĩ bằng danh hiệu NSƯT, NSND mất đi một phần ý nghĩa vì những quy định, thủ tục cứng nhắc như: Tấm huy chương, giải thưởng - một trong những tiêu chuẩn để đảm bảo hồ sơ của người nghệ sĩ "qua cửa" hội đồng xét duyệt.
NSƯT Đức Lưu cũng mới chỉ được công nhận danh hiệu NSƯT trong vài năm nay dù bà nổi tiếng và có những đóng góp lớn lao với nền điện ảnh nước nhà. Trước đó, nữ nghệ sĩ này cũng phải năm lần bảy lượt làm hồ sơ mới được phong tặng. "Tôi cảm thấy rất chạnh lòng khi có nhiều trường hợp thuộc thế hệ con cháu hoặc học trò của chúng tôi, chưa có thành tích gì đáng kể nhưng đã được phong tặng NSND từ rất lâu. Trong khi đó, thế hệ chúng tôi, những người đã có không ít đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà lại chưa được phong tặng danh hiệu NSND" - NSƯT Đức Lưu thẳng thắn nói.
Ngoài huy chương, giải thưởng các nghệ sĩ đạt được, theo Nghị định 89/2014/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, quy trình đối với việc xét tặng danh hiệu hiện nay vẫn còn quá nhiều vướng mắc. Trong đó có việc hồ sơ của nghệ sĩ đi qua quá nhiều hội đồng xét duyệt. Cụ thể, trường hợp 3 nghệ sĩ cải lương gạo cội là: Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu... bị trượt danh hiệu NSND ở Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước vì không đủ 90% số phiếu đã gây ra nhiều tranh cãi trái chiều trong dư luận. Kết quả, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước phải xem xét lại cụ thể từng trường hợp thì họ mới qua "cửa ải".
Vấn đề này khiến NSND Thanh Hoa không khỏi bức xúc cho rằng, tiêu chí 90% thành viên hội đồng bỏ phiếu mới đủ điều kiện quả là con số quá cao. Và chính con số này làm "trượt oan" nhiều nghệ sĩ xứng đáng được phong tặng danh hiệu.
Theo Danviet
Người dân bị cắt điện vì phản ánh tiền điện tăng vọt trên facebook Cho rằng một số hộ dân chỉ trích hóa đơn tiền điện tăng vọt trên facebook là chưa khách quan, một đơn vị cung cấp điện ở Hà Tĩnh ra thông báo ngừng cấp điện, tháo đồng hồ giao cho từng chủ hộ đưa đi thẩm định. Đồng hồ đo điện của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa bị đơn vị cấp điện...