Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cần có tầm nhìn mang tính chiến lược trong lập quy hoạch

Theo dõi VGT trên

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch, sáng 19/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế khiến việc triển khai Luật Quy hoạch chưa đạt tiến độ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cần có tầm nhìn mang tính chiến lược trong lập quy hoạch - Hình 1
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Bộ trưởng, những nguyên nhân của việc chậm trễ là do tư duy trong việc lập quy hoạch và quản lý nhà nước còn chậm được đổi mới, chưa muốn thay đổi theo yêu cầu của Luật Quy hoạch; nhất là việc trông chờ điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011-2020 để dễ thực hiện.

Những kết quả bước đầu

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước khi Luật Quy hoạch được Quốc hội ban hành vào năm 2017, cả nước có tới gần 20.000 bản quy hoạch khác nhau. Số quy hoạch nhiều nhưng thiếu sự liên kết, thậm chí là không thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng miền, dẫn tới nguồn lực không được tận dụng một cách hiệu quả nhất.

Với việc ban hành Luật Quy hoạch, Quốc hội và Chính phủ quyết tâm đổi mới công tác quy hoạch, theo hướng thống nhất, đồng bộ, tích hợp. Tuy vậy, việc lập quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, ngành, địa phương đang có sự chậm trễ nhất định. Khi chưa có quy hoạch, nhiều nơi gặp khó khăn trong việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 2 năm, Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, bước đầu đã đạt được một số kết quả nổi bật. Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch, các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành cơ bản đầy đủ và đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cần thiết để triển khai công tác quy hoạch thời kỳ mới.

Việc tổ chức lập các quy hoạch theo Luật Quy hoạch đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, dự kiến trong năm 2021, sẽ có 19/38 quy hoạch ngành quốc gia, 01/06 quy hoạch vùng, 26/63 quy hoạch tỉnh hoàn thành công tác lập và trình thẩm định; các quy hoạch còn lại sẽ được hoàn thiện và trình thẩm định trong năm 2022.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương đã từng bước chuyển đổi hoạt động quản lý nhà nước phù hợp quy định của Luật Quy hoạch, theo hướng “Chính quyền là một tổng thể thống nhất”, tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin liên ngành, liên cấp. Các bộ, ngành, địa phương đã bãi bỏ các quy hoạch về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể; thay thế bằng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, góp phần đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, thông thoáng.

Chất lượng quy hoạch cũng từng bước được cải thiện thông qua quy trình lập quy hoạch dựa trên cách tiếp cận tích hợp đa ngành và áp dụng các công nghệ tiên tiến; khắc phục được sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch riêng lẻ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc triển khai Luật Quy hoạch gặp một số khó khăn. Trước hết đó là việc chậm ban hành một số văn bản hướng dẫn chi tiết các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; vẫn còn sự chưa thống nhất với quy định của pháp luật về quy hoạch, gây khó khăn cho bộ, ngành, địa phương trong tổ chức lập, thẩm định quy hoạch.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn lúng túng trong triển khai các quy định mới của Luật Quy hoạch, nhất là phương pháp lập quy hoạch theo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành. Một thách thức nữa là tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 tuy đã được đẩy nhanh trong thời gian gần đây, nhưng còn chậm so với yêu cầu của thực tiễn.

Video đang HOT

Ngoài ra, khó khăn cũng đến từ hạn chế của phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công tác quy hoạch. Thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch chưa được xây dựng đồng bộ để phục vụ cho việc lập quy hoạch thời kỳ mới.

Không những thế, do số lượng quy hoạch phải lập nhiều và phải được lập đồng thời, trong khi phương pháp làm mới, phức tạp, chưa có kinh nghiệm, cán bộ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị tư vấn lập quy hoạch còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục phức tạp, không lường hết được các khó khăn, nguồn lực cần thiết nên mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về triển khai thi hành Luật Quy hoạch là cao so với thực tiễn, dẫn đến không đạt được tiến độ.

Bộ trưởng Dũng cũng đề cập đến diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, các đơn vị tư vấn không tiếp cận được thực địa để khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch.

“Nguồn vốn cho công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, do vậy, nhiều quy hoạch phải chờ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua mới có cơ sở triển khai thực hiện…”, Bộ trưởng Dũng cho biết thêm.

Cần giải pháp thực hiện đúng, nhanh, chất lượng

Để tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch, tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong việc triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch cho phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch. Các bộ, ngành tập trung nghiên cứu xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

Cùng với đó, ngay trong tháng 9/2021, các bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển và sắp xếp, phân bổ không gian theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong khi các quy hoạch cấp quốc gia chưa được lập và phê duyệt. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương tổ chức lập quy hoạch thuộc trách nhiệm của ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng lộ trình, tiến độ và kế hoạch cụ thể theo tháng đối với từng giai đoạn của quá trình lập quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi. Từ đó, bộ có cơ sở báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ giao cho các bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ rà soát, trình Chính phủ sửa đổi hoặc sửa đổi theo thẩm quyền những quy định trong các văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, gây khó khăn trong việc lập quy hoạch của các địa phương, Việc sửa đổi căn cứ theo đề xuất, kiến nghị của các địa phương; đồng thời, cho phép sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Đối với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước và quy hoạch vùng, Chính phủ cho phép các bộ, ngành có liên quan được lựa chọn tư vấn lập quy hoạch theo hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.

Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh, Chính phủ và các địa phương sẽ phải đánh giá cái gì làm được và cái gì chưa làm được, vì sao chậm, nguyên nhân tại sao, vướng mắc ở khâu nào. Cũng cần tập trung giải quyết vấn đề gì để đảm bảo tiến độ, chất lượng, sao cho các quy hoạch đưa ra phải là quy hoạch tốt nhất.

“Quan trọng nhất là phải xác định được nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là những người lãnh đạo đứng đầu. Khi có nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch thì chúng ta mới tổ chức thực hiện đúng nhanh và chất lượng. Các cấp, các ngành phải đổi mới tư duy trong việc lập quy hoạch. Phải có tầm nhìn mang tính chiến lược cho các quy hoạch để đảm bảo có sức sống dài hơn, cho sự phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi rất sốt ruột về phát triển kinh tế tư nhân

Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) cứ 10 năm lại có sự thay đổi tích cực, tạo cơ hội cho khu vực kinh tế này ngày càng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ để giải phóng nguồn lực rất lớn từ khu vực kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi rất sốt ruột về phát triển kinh tế tư nhân - Hình 1

Chưa thực sự là động lực quan trọng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH và ĐT) vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý hoàn thiện đề án Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển KTTN ở Việt Nam (Đề án).

TS Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho biết, qua 35 năm Đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết thừa nhận và khẳng định vai trò, vị thế của KTTN, từ "không hạn chế việc mở rộng kinh doanh" đến "khuyến khích, tạo điều kiện phát triển" và "phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế". Đặc biệt từ năm 2017 đến nay Đảng ta xác định "phát triển KTTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trên thực tế, KTTN ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Trung bình trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm cả nước có 126.593 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về số DN và tăng 24,8% về số vốn đăng ký so với giai đoạn 2010-2015.

Vị trí, vai trò của KTTN ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp 43% vào GDP, 49% tổng đầu tư toàn xã hội, 15,4% ngân sách nhà nước và đặc biệt là thu hút khoảng 85% việc làm trong xã hội. Đã xuất hiện những DN tư nhân có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Nhiều DN tư nhân trở thành mũi nhọn trong một số ngành và lĩnh vực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, lao động và an sinh xã hội.

Tuy nhiên, khu vực KTTN chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thể hiện ở một số chỉ tiêu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, nhất là năng suất và tốc độ tăng năng suất lao động; năng lực khoa học công nghệ của các DN còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; trình độ quản trị DN còn thấp; tính liên kết, hợp tác giữa các DN yếu. Phần lớn DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là do những nút thắt trong quản lý nhà nước về kinh tế. Bộ trưởng KH và ĐT Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, vẫn còn nhiều rào cản, nút thắt, điểm nghẽn mà chúng ta chưa tháo gỡ, khơi thông nên chưa giải phóng được nguồn lực từ tư nhân mặc dù nguồn lực này rất lớn.

"Tôi rất sốt ruột. Rất nhiều chính sách phát triển KTTN đã được ban hành nhưng vẫn vướng, nhất là tiếp cận nguồn lực đất đai, tín dụng. Làm thế nào thể chế thuận lợi, hấp dẫn, thân thiện, bảo đảm an toàn cho người dân, DN đầu tư kinh doanh thay vì mua vàng cất trữ. Thái độ ứng xử với khu vực này thế nào, phải thay đổi từ tư duy. Công tác xây dựng thể chế của bộ ngành phải thay đổi, phải kiến tạo chứ không chỉ xem xét ở khía cảnh quản lý", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trăn trở.

Theo Bộ trưởng, muốn đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển cao vào năm 2045 như văn kiện Đại hội XIII đề ra, phải trông vào phát triển KTTN, phát triển DN nhỏ và vừa. Chỉ còn mười năm để làm tốt việc này vì đến năm 2030, Việt Nam chuyển sang giai đoạn già hoá dân số.

Chúng ta đang có cơ hội vàng để hiện thực hoá khát vọng của dân tộc. Đó là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chiến tranh thương mại đang tạo ra làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ. Thể chế, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang ngày càng cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, tạo ra thị trường rộng lớn cho các DN phát triển. Đồng thời, đại dịch Covid-19 bên cạnh những tác động tiêu cực cũng mở ra nhiều cơ hội mới.

Đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế

Theo TS Phan Đức Hiếu, mục tiêu của Đề án nhằm đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới toàn diện quản lý nhà nước thúc đẩy khu vực KTTN phát triển trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo đó, đến năm 2030 đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp; từ tiền kiểm sang giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

Để đạt mục tiêu nói trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể. Đó là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quản lý, điều tiết vĩ mô, phát triển các DN vừa và lới trong việc dẫn dắt các ngành kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh KTTN, phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng, tính khả thi của chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN trên nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, bình đẳng, công bằng, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị, liên kết DN và sự phát triển bao trùm... Tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự và can thiệp vào các vấn đề quản trị nội bộ của DN.

"Các giải pháp cần đưa thành nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII. Như vậy mới bảo đảm tính hiện thực trong quá trình thực thi", TS Hiếu nhấn mạnh.

Để KTTN phát triển mạnh mẽ, chuyên gia kinh tế Cao Viết Sinh cho rằng thay đổi quản lý nhà nước về tư duy nghĩa là phải để người dân thực sự được tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nộp hồ sơ là được kinh doanh ngay. Không vì một số ít DN vi phạm pháp luật, gây thất thoát cho nền kinh tế mà kìm hãm quyền tự do kinh doanh.

Trong các thành phần kinh tế hiện nay, DN nhà nước (DNNN) là chủ đạo, sản xuất hàng hoá của DNNN chiếm thị phần rất lớn. Thời gian tới cần xem lại thị phần của các khu vực kinh tế để có dư địa cho KTTN phát triển, nếu không, KTTN "chỉ loay hoay với thị phần bé tí" sẽ rất khó lớn mạnh.

Để xây dựng và thực hiện chính phủ số và chính quyền số, cần thay đổi tư duy, cho phép cơ chế thử nghiệm (sandbox) đối với các mô hình kinh doanh mới và tổng kết thực hiện, làm cơ sở xây dựng, ban hành luật thay vì cách hành xử hiện nay có phát sinh doanh thu là thu thuế ngay.

"Trước đây, cải cách thể chế chủ yếu tập trung vào thủ tục hành chính, đem lại kết quả nhất định nhưng đó chỉ là một phần của đổi mới về quản lý kinh tế, không phải giải pháp căn cơ. Ngay trong khu vực KTTN cũng không bình đẳng, có DN tiếp cận tốt nguồn lực đất đai, tín dụng, có DN không tiếp cận được. Vì vậy thời gian tới cần tập trung vào thị trường các nhân tố sản xuất", TS Cao Viết Sinh nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024

Tin mới nhất

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón

22:03:17 19/11/2024
Tài xế xe đưa đón cho biết, bà nội đã đón bé gái 5 tuổi nhưng thả xuống đường, sau đó cháu bé chạy băng qua đường để về nhà thì bị ô tô tải tông tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).