Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Quy hoạch để nâng cao chất lượng báo chi
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, việc quy hoạch không chỉ để xem xét giảm số lượng báo chí, mà quan trọng hơn là đưa ra hành lang pháp lý, xây dựng đội ngũ báo chí hợp lý về số lượng và đặc biệt là nâng cao chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Băc Son
Trong chuyên mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối 15/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến việc quản lý mạng wifi, mạng Internet, cũng như công tác quy hoạch và quản lý hệ thống báo chí trong thời gian tới đây.
- Một người dân ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh hỏi: “Tôi và mọi người ở thành phố đều được thông tin rằng sẽ được dùng internet thông qua hệ thống wifi miễn phí, nhưng thực tế hệ thống này chỉ truy cập được 1 vài trang thông tin của địa phương, nếu muốn truy cập các trang mạng khác thì phải mất phí như bình thường. Xin Bộ trưởng cho biết, thành phố Hạ Long quản lý mạng wifi như thế có đúng hay không? Nếu đúng là như vậy thì không nên thông tin là mạng wifi miễn phí để tránh hiểu lầm cho người dân.
Mạng wifi này được xây dựng trên cơ sở của Bản ghi nhớ và hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn VNPT, để phục vụ cho lễ hội Canaval Hạ Long năm 2012 đến nay.
Theo đó, người dân đã được miễn phí một số dịch vụ truy cập những trang thông tin, website tỉnh Quảng Ninh giúp cho du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh có điều kiện tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh, chính sách đầu tư của Quảng Ninh, để góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Quảng. Còn những dịch vụ giá trị gia tăng khác như xem truyền hình trên Internet hoặc là chơi trò chơi trực tuyến, tham gia các trang mạng xã hội khác thì người truy cập phải nộp lệ phí.
Như vậy, qua phản ánh, với cương vị của người quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy rằng sẽ phải chỉ đạo trực tiếp cho VNPT cũng như các Cục quản lý nhà nước như Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngay với tỉnh Quảng Ninh, cũng như một số tỉnh hiện nay đang có dịch vụ cung cấp wifi miễn phí để kịp thời thông báo cho người dân một cách minh bạch, rõ ràng những dịch vụ gì trong mạng wifi này miễn phí, những dịch vụ gì không được miễn phí.
- Cũng liên quan đến một khía cạnh khác trong việc quản lý mạng Internet, một khán giả cao tuổi có viết: “Tôi thấy càng ngày, các trang báo mạng càng thích đưa tin giật gân, câu khách, đăng hình ảnh hở hang, quảng cáo các game bạo lực không phù hợp với thuần phong mỹ tục… Vai trò quản lý của Bộ Thông tin Truyền thông là ở đâu trong trường hợp này? Đến thời điểm này đã xử phạt nghiêm khắc được trường hợp nào chưa, thưa Bộ trưởng?
Video đang HOT
- Từ năm 2011 đến nay, chúng tôi đã xử phạt 62 lượt cơ quan báo mạng có những vi phạm như đã nêu trên, đặc biệt, đã đình chỉ có thời hạn đối với 2 tờ báo mạng, xử phạt ở mức độ khiển trách 4 Tổng Biên tập, thu 2 thẻ nhà báo, đình chỉ công tác một số biên tập viên cũng như thư ký tòa soạn để góp phần chấn chỉnh hoạt động có vi phạm này.
Năm 2013 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và trình Chính phủ và Chính phủ ban hành Nghị định số 72 về việc quản lý dịch vụ Internet và quản lý game trực tuyến trên mạng. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 159, 174 về xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông, cụ thể trong lĩnh vực báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử và bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Song, bên cạnh đó, chúng ta phải thường xuyên nâng cao vai trò, trách nhiệm, giáo dục, nâng cao nhận thức của người sử dụng internet, đặc biệt lớp trẻ để họ có điều kiện phân biệt rõ đúng sai, thông tin xấu độc trên mạng để phòng tránh và tự bảo vệ mình, lựa chọn những thông tin tốt để phục vụ cho sự phát triển của cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội.
- Một câu hỏi khác có vẻ là từ một doanh nghiệp: Tôi được biết một số tờ báo, nhất là báo mạng, thông tin những chuyện tiêu cực, sai phạm của doanh nghiệp không khách quan, thậm chí sai sự thật, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, xúc phạm danh dự cá nhân, nhưng khi có phản hồi từ cá nhân hay tổ chức thì báo c hí tổ chức thì báo chí lại không đăng, phát ý kiến của họ, không đính chính lại. Như vậy theo tôi là thông tin một chiều, không coi trọng tiếng nói người dân.” Bộ trưởng bình luận gì về tình trạng này và có giải pháp gì để chấn chỉnh điều này?
Trước hết, tôi rất chia sẻ với những bức xúc của doanh nghiệp. Đây là hành vi không thể chấp nhận được, bởi vì nó vi phạm những điều rất cơ bản của hoạt động báo chí. Như chúng ta đã biết, Luật Báo chí bổ sung và sửa đổi năm 1999, trong điều 6, 9, 10 và 28 đã ghi rất rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của báo chí, của nhà báo, đó là phải đưa thông tin trung thực về tình hình của đất nước và quốc tế, không được đưa thông tin sai trái, đặc biệt, thông tin xúc phạm đến danh dự của tổ chức, đến nhân phẩm của công dân và khi đã đưa thông tin sai trái thì phải đính chính kịp thời. Nếu thông tin đó ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân thì phải đền bù thiệt hại theo luật định.
Luật đã nêu rất rõ những chế tài như vậy, góp phần cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân căn cứ vào luật định để có thể tự bảo vệ mình và kiến nghị đến cơ quan nhà nước các cấp khi những quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của mình bị xâm hại.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẵn sàng phối hợp với người dân phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng sai phạm trên.
Chúng tôi xin nhắc một điều rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, thương trường luôn là chiến trường, và trong chiến trường này, doanh nghiệp mà trực tiếp là doanh nhân, là người lính xung kích trực tiếp trên mặt trận kinh tế này và nhà báo là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng. Hai người lính này đều nhằm mục tiêu góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc mạnh giàu. Chính vì vậy, nhân dịp này, tôi rất mong các doanh nghiệp, doanh nhân cũng như các nhà báo cùng phối hợp, chia sẻ, cộng sinh trong sự phát triển của đất nước để giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn, vượt qua khó khăn trong tình hình hiện nay. Tôi nghĩ rằng, đó là mong muốn nhất của nhà nước cũng như của nhân dân ta đối với doanh nghiệp, với báo chí hiện nay.
- Liên quan đến công tác quản lý báo chí, có một email vừa gửi tới một băn khoăn: “Bộ trưởng mới đây đã phát biểu là có thể mỗi địa phương chỉ còn 1 tờ báo, còn lại là ấn phẩm phụ. Xin Bộ trưởng cho biết định hướng này ảnh hưởng thế nào đến quyền tự do ngôn luận cũng như quyền được hưởng thụ thông tin của người dân theo Hiến pháp năm 2013?”
Hiện nay, chúng ta có tới 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh và truyền hình với gần 200 kênh phát thanh và truyền hình đang hoạt động và hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động, tác nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống báo mạng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và một số tổ chức, một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu và kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo rằng, trong hoạt động báo chí có sự lãng phí về nguồn lực. Từ sự lãng phí này, dẫn đến hiện tượng có nhiều tờ báo na ná giống nhau, kể cả về nội dung, tôn chỉ, mục đích, cho nên giảm đi tính bản sắc của các tờ báo, đồng thời, trong sự phát triển mạnh mẽ số lượng của các cơ quan báo chí như vậy, cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin.
Từ sự cạnh tranh về thông tin này dẫn đến có những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được kiểm tra, xem xét, sai sự thật, gây sự búc xúc trong xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, quy hoạch với báo chí trong lúc này là cần thiết. Quy hoạch có nhiều nhiệm vụ, không chỉ là để xem xét giảm số lượng báo chí mà quan trọng hơn là chúng ta phải đưa ra hành lang pháp lý, đưa ra những chính sách để xây dựng một đội ngũ báo chí hợp lý về số lượng nhưng đặc biệt là nâng cao chất lượng.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là chúng ta đến ngày 21/6, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, thay mặt Bộ Thông tin Truyền thông, tôi xin gửi đến đội ngũ những người làm báo nước nhà, đặc biệt gửi đến các nhà báo lão thành lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc đội ngũ báo chí của chúng ta luôn phát huy truyền thống vẻ vang của 89 năm xây dựng và trưởng thành, tiếp tục phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là tính chuyên nghiệp của nền báo chí cách mạng để làm cho báo chí chúng ta ngày càng phát triển không ngừng, đáp ứng ngày càng xứng đáng hơn trong sự nghiệp xây dựng của tổ quốc chúng ta hiện nay.
- Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Vụ bầu Kiên: Các yếu tố an ninh phi truyền thống
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống mà Đảng ta đã nhận định...
Cac yêu tô an ninh phi truyên thông qua vu bầu Kiên
Nhiều nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã phân tích, chỉ rõ những nguy cơ đe dọa lợi ích, an ninh của đất nước, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng, những biểu hiện mơ hồ, lệch lạc về tư tưởng, kịch liệt phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, cuộc đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình" đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, nhất là từ trong nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, trí thức đã cho rằng trong bối cảnh tình hình hiện nay ta quá cường điệu "diễn biến hòa bình" và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và đã có những lời nói, việc làm, dù vô tình hay cố ý, tác động tiêu cực đến công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống mà Đảng ta đã nhận định không chỉ còn là sự đe dọa mà đang hiện hữu, ảnh hưởng xấu đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí.
Người dân thực sự phẫn nộ, bất bình khi thấy trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, được xác định là một trong những vụ án trọng điểm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã không còn là "bị cáo" khi được thoải mái "diễn thuyết" bằng những lời lẽ lăng mạ, vu cáo các cơ quan tiến hành tố tụng, sử dụng những ngôn từ kích động với mục đích gây nghi ngờ, chia rẽ Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, Tòa án và cơ quan báo chí; gây hiểu lầm cho những ai không có điều kiện hiểu rõ bản chất vụ án. Rõ ràng đây là sự việc không bình thường, ảnh hưởng đến kỷ cương, sự tôn nghiêm nơi pháp đình.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, trong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa, nói lời sau cùng trước khi nghị án... là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và cũng là yêu cầu của cải cách tư pháp, nhưng điều đó không có nghĩa là để bị cáo lợi dụng phiên tòa xuyên tạc sự thật, kích động dư luận, coi thường pháp luật, thách thức công lý (?!).
Bên cạnh đó, nhiều người dân đã băn khoăn, bức xúc đặt câu hỏi về động cơ, mục đích của một số bài viết trên một số tờ báo, nhất là báo mạng, khi các bài viết này từ tiêu đề đến nội dung đều thể hiện rõ khuynh hướng bênh vực vô căn cứ, thiếu khách quan đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, thậm chí có những bài viết còn hồ đồ cho rằng các bị cáo đã bị "oan", để rồi quay sang chỉ trích các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, gây hiểu lầm trong dư luận, tạo áp lực lên quá trình giải quyết đúng đắn vụ án.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực-một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra đầy cam go, quyết liệt, những vấn đề nêu trên cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống không phải là cái gì trừu tượng, khó nhận biết, mà nó đang hiện hữu hằng ngày, hằng giờ bởi sự mơ hồ, mất cảnh giác, vụ lợi, vị kỷ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và ngay trong mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
Nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, các yếu tố an ninh phi truyền thống cũng sẽ là mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ ta.
Chúng tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề nêu trên, bắt đầu từ việc đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân về một phán quyết công tâm, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm của Tòa án và sự vào cuộc có trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Theo Xahoi
Vụ án bầu Kiên: Điểm mặt đại gia hoành tráng mang tội lừa đảo Sở hữu tài sản trị giá hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng nhưng không ít đại gia hoành tráng mang tội lừa đảo. Truy tội "lừa đảo" Sau 10 ngày xét xử, VKSND Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (16-18 trong tổng...