Bộ trưởng Môi trường nói về xử lý trách nhiệm vụ Formosa
“Đánh giá một tổ chức, một cá nhân phải làm đúng quy trình, quy định. Làm đến đâu công bố đến đó cho dân”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói về việc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm quản lý nhà nước ở các cấp liên quan trong sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội vào sáng 3/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà khẳng định, Đảng và Nhà nước đã xử lý sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra, hết sức khẩn trương, triệt để, đồng bộ, trong đó có vấn đề xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Thế nhưng, việc xem xét kiểm điểm trách nhiệm quản lý nhà nước đòi hỏi phải được tiến hành khách quan theo đúng quy định.
“Quá trình xem xét trách nhiệm làm từ dưới lên trên, làm rất kỹ, có sự thống nhất. Sau khi có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố cho toàn dân, không che đậy, không né tránh”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
Liên quan đến việc kiểm điểm trách nhiệm của Bộ TN&MT và các cơ quan thuộc Bộ, ông Hà cho biết: Hiện đang phối hợp với Uỷ ban kiểm tra T.Ư trực tiếp kiểm tra. Bộ TN&MT, Ban cán sự Đảng cũng đã kiểm điểm, báo cáo, chờ cấp trên xem xét, kết luận.
“Đánh giá một tổ chức, một con người thì phải làm đúng quy trình, quy định. Tất cả nhưng việc đó sẽ được tiến hành. Làm đến đâu công bố đến đó cho dân”, ông Hà nói, “Đối với người đã nghỉ hưu thì cấp uỷ ở đó sẽ xử lý, có Uỷ ban kiểm tra Trung ương theo thẩm quyền xem xét. Tất cả mọi việc đều làm theo đúng quy định của Đảng, quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ”, ông Hà nói.
Trước đó tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật (Quảng Bình) cho rằng, hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và toàn diện đến sự sống của biển miền Trung. Mặc dù vậy, theo đại biểu, đến nay chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm.
“Những vấn đề Formosa nhất định phải làm rõ, minh bạch, nghiêm túc. Chúng ta không xem xét xử lý một cách rõ ràng thì ai sẽ trả lời?”, ông Thuật nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Luân Dũng (Tiền Phong)
Vào lò luyện "chiến binh" ở Bảy Núi
Đua bò là lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ, được tổ chức hằng năm tại khu vực Bảy Núi (An Giang). Đằng sau những màn trình diễn hấp dẫn, mãn nhãn người xem trên đường đua là sự dày công khổ luyện từ chủ nhân của những "chiến binh" bốn chân.
Đôi bò chiến thắng của ông Sang.
Ấp Tà Lọt (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hẻo lánh, nằm khuất sau lưng núi Cấm, lưa thưa nhà cửa. Nơi đây được xem là nôi của những "lò luyện" bò đua và cũng là nơi có nhiều quán quân đua bò bậc nhất. Vượt qua những đoạn đường núi đá lởm chởm, có suối chảy vắt ngang, chúng tôi có mặt tại ấp Tà Lọt đúng dịp mọi người đang chuẩn bị nước rút cho lễ hội đua bò năm 2016.
"Chăm bò đua kỹ như... chăm vợ"
Đến nhà ông Nguyễn Thành Tài lúc sáng sớm, người đã hơn 10 lần giành chức vô địch trong các cuộc đua bò, chúng tôi gặp ông đúng lúc ông dắt cặp bò lực lưỡng ra cạnh lu nước trước nhà. Múc từng xô nước, ông Tài xối đều lên mình bò. Tiếp đến, ông lấy bàn chải cẩn trọng chà từ đầu tới đuôi, cho tới khi toàn thân bò sạch sẽ, rồi bắt đầu tỉa lông, chải chuốt cho từng chú bò. Vừa làm, ông vừa tếu táo: "Chăm bò đua còn kỹ hơn chăm vợ. Phải chăm chút từng ly từng tí từ sáng sớm đến đêm khuya...".
Sau khi được tân trang, hai chú bò tỏ vẻ thích thú khi được chủ dẫn ra ruộng nằm phơi nắng, gặm một ít cỏ non. "Đây là cách tạo tinh thần thoải mái cho bò đua"- ông Tài tiết lộ bí quyết. Khoảng 9 giờ sáng, khi mặt trời lên cao, ông Tài dắt bò vào tiếp tục cho chúng ăn cỏ và uống thêm trứng gà trộn với bia. Ông cho biết, khoảng 5 giờ chiều tiếp tục cho bò ăn cháo trộn cám. Xong đâu đó, ông quay qua dọn chuồng trại sạch sẽ, giăng mùng màn rồi lấy những khúc cây dằn, tấn kĩ để ngăn muỗi sau đó mới dẫn bò vào.
Trước khi khép màn, ông không quên quăng cho chúng mớ cỏ để lai rai cữ tối. "Cách vài bữa thì cho bò uống thuốc bổ để bồi dưỡng thêm", ông Tài nói. Chế độ ăn uống như thế, theo ông Tài, sẽ làm cho bò sung sức hơn bò bình thường, thịt chắc khỏe, ít mỡ, chạy nhanh hơn.
"Mỗi con bò có giá trị rất lớn đối với nông dân chúng tôi, dù nó có thua thì mình vẫn thương nó, vẫn luyện tập để năm sau cho nó thi lại. Nó sống lâu ngày với mình mến tay mến chân, nếu chỉ vì thắng thua mà giết nó thì tội nghiệp". Anh Nguyễn Văn Búp, người có nhiều năm luyện bò ở ấp Tà Lọt
Tuy nhiên, theo ông Tài, để có được cặp bò đua tốt, trước tiên phải biết lựa chọn chất lượng bò. "Không phải cứ con bò nào to khỏe, vạm vỡ là có thể đua được"- ông nói, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm: "Bò đua vốn là bò kéo, nhưng phải chọn những con kéo bừa giỏi, chạy nhanh, có đôi sừng dài, cong và bóng. Đặc biệt, đôi chân phải thắt, móng dài, khít. Mình phải thon, ngực nở, không quá mập vì mỡ nhiều sẽ không chạy nhanh. Những con bò có 3 xoáy lông trên đầu, mặt, 2 xoáy ở khóe miệng là những con bò có tố chất của những "chiến binh", nhanh nhẹn, bền bỉ".
Nhà vô địch đua bò năm nay là ông Lê Phước Sang (46 tuổi, ngụ xã An Nông (huyện Tịnh Biên), người có thâm niên hàng chục năm trong nghề. Ông cho rằng, giống bò đua giỏi phải là giống thuần chủng. Hiện tại các giống bò ở Việt Nam chủ yếu nuôi để lấy thịt, không thích hợp để đua. Do đó, dân đua bò ở vùng biên giới này thường sang tận Campuchia mua giống bò Italia về huấn luyện. Mỗi con bò đua có giá từ 40 triệu đồng trở lên, khá đắt, nên khi mua phải quan sát kĩ từng đặc điểm, tố chất của con bò. Về phần mình, ông Sang cho biết, vì không có tiền mua bò trưởng thành nên ông thường mua bò con nuôi đến khi chúng lớn mới tập đua.
Khổ luyện
Theo ông Lê Phước Sang, lựa được bò đẹp thì rất tốt, nhưng quan trọng là phải có kĩ thuật và kinh nghiệm luyện tập thì bò đua mới hay được. "Để tập cho con bò đua giỏi, cực khổ vô cùng"- ông nói. Một con bò đua được phải ít nhất 5 đến 6 năm tuổi. Trong quá trình nuôi, người chủ phải tập cho bò "tâm đầu ý hợp" với mình và thương bò như thương con. Ông chia sẻ, phải tập từng bước. Lúc đầu, tập "hô" cho bò từ từ quen đi quanh đường đua, sau đó tập "thả" cho chạy. Cứ thế tập, sao cho hễ cứ bước lên bừa là bò chạy, hai tay cầm sợi dây vàm điều khiển, muốn lái bên nào thì kéo dây bên đó, muốn thắng thì cùng lúc kéo cả hai dây lại. "Với kinh nghiệm của tôi, chỉ tập chừng hai tháng là bò có thể đua được"- ông cho biết.
Song, theo ông Sang, nói là vậy nhưng cũng không đơn giản, nhất là khi hai con bò từ hai nơi đem về ghép lại cho chúng chạy chung. Ông kể, hồi mới tập chơi đua bò, đứng trên cây bừa mà té lên té xuống. Có khi cả hai con không nghe lời, ông bị chúng kéo lê trên mặt ruộng bầm hết mình mẩy, chân cẳng chảy máu đầm đìa.
"Bây giờ thành thạo rồi mà thỉnh thoảng cũng té bừa hoài. Có người tập bò mà bị kéo gãy chân, vì chúng chạy với tốc độ còn hơn cả xe máy. Thích thì chơi vậy chứ nguy hiểm lắm"- ông Sang nói. Cứ cách ba, bốn ngày ông lại đưa bò xuống ruộng tập một lần, bất kể mưa nắng, để bò quen với việc chạy nhanh. Muốn bò chạy theo ý mình, người điều khiển phải đánh vào mông chúng thật mạnh. "Xưa giờ người ta hay nói bò ngu, nhưng thật ra chúng khôn lắm. Ví dụ, lúc tôi tập, tới khúc cua mà chúng chạy bậy là tôi đánh cho thật đau là lập tức lần sau tới khúc đó chúng không dám chạy bậy nữa"- ông Sang kể.
Ngoài đôi bò khỏe, chạy nhanh thì yếu tố quyết định sự chiến thắng trong cuộc đua chính là ở kỹ năng của người điều khiển. Ông Sang chia sẻ, ở điểm xuất phát, người điều khiển phải đứng hai chân dang rộng bằng vai để điều khiển bò chạy đường thẳng. Đến khúc cua quẹo thì phải đổi tư thế sang đứng chân trước chân sau để không bị té ngã. Khi gần về đích, tiếp tục tư thế chân trước chân sau nhưng người chồm về phía trước và liên lục thúc xà lul (khúc gỗ tròn -PV) vào mông bò khiến chúng bứt phá, vượt mặt đối thủ để giành chiến thắng.
Chia sẻ kinh nghiệm để trở thành nhà vô địch, ông Sang cho biết: "Vô vòng đấu tôi quan sát coi đôi bò đối thủ mạnh yếu chỗ nào để có chiến thuật mà chạy. Khi xuất phát, hai đôi bò không đứng song song nhau mà một đôi trước một đôi sau. Nếu được xếp đứng trước, tôi sẽ canh sao cho bò đối thủ không thể qua mặt mình được. Ngược lại, nếu xếp đứng sau tôi sẽ điều khiển cho bò bám sát đối thủ, đợi đến khúc cua đối thủ sơ hở tôi sẽ thúc bò vượt lên trước và chạy nước rút nhanh về đích".
Đam mê đường đua bùn
Ông Sang với chiếc cúp của nhà vô địch trong lễ hội đua bò Bảy Núi 2016.
"Từ thuở vác bừa chưa nổi, tôi đã cùng đám trẻ trong xóm tập đứng lên cây bừa để bò kéo đi"-ông Tài kể. Khi trưởng thành, ông Tài tạm chia tay trò chơi đua bò để lên đường nhập ngũ. Sau xuất ngũ, ông tiếp tục thú đam mê đua bò cho tới bây giờ.
Ông nhớ lại: "Thời đó, mỗi lần tới thi đua bò là anh em tụi tôi cực khổ vô cùng. Suốt mấy tháng trời, ngày nào cũng phải dắt bò xuống núi vô ruộng trong chùa để tập cho bò chạy; tối về phải cắt cỏ, rau, cháo cho bò ăn. Tới ngày thi càng cực hơn. 1 giờ sáng một mình tôi dắt bò xuống núi, đường sình lầy, tối om, tay xách đèn dầu, tay dắt bò dò đường mà đi. Có lần đang đi thì gặp một đàn heo rừng từ đâu kéo tới ruộng khoai kiếm ăn, tôi tưởng lần đó bỏ mạng rồi, vì chúng rất dữ. Giờ nhớ lại vẫn còn rùng mình...".
Cũng từng là nhà vô địch đua bò, anh Nguyễn Văn Búp (39 tuổi, ấp Tà Lọt) có 7 - 8 năm kinh nghiệm trong nghề. Anh cho biết, đôi bò của anh năm nay trên 10 tuổi.
"Người ta trả 55 triệu đồng một con mà tôi chưa bán. Hai con bò là cả gia tài của tôi, vì có máu mê đua bò nên tôi chơi chứ giải thưởng so với chi phí mua đồ bồi bổ, công sức chăm sóc, luyện tập bò năm này qua tháng nọ mà tôi bỏ ra thì có thấm tháp gì, còn chưa tính tới chuyện lỗ vốn".
Theo anh Búp, những con bò chiến thắng luôn được chủ thưởng đã đành, những con thua vẫn cứ được yêu quý chứ không bị đem đi giết thịt như lễ hội chọi trâu ở miền ngoài. Vì rằng, ngoài những cuộc thi, bò là tài sản rất lớn của mỗi gia đình và ngoài đua, bò vẫn được dùng để cày bừa phục vụ sản xuất thường ngày.
Đua bò đã trở thành sinh hoạt thể thao - văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, diễn hàng năm vào mỗi dịp lễ Dolta (lễ cúng ông bà) từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch. Lễ hội đua bò năm nay được diễn ra hôm 30/9, tại xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang với sự tham gia thi đấu của 40 cặp bò đến từ nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Dịp này, Bộ VH-TT&DL đã công nhận lễ hội đua bò là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Theo Kim Hà (Tiền Phong)
Gần 400 người tạm dừng tìm kiếm máy bay rơi Do trời tối, địa hình hiểm trở nên gần 400 người sẽ tạm dừng việc tìm kiếm máy bay rơi tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Khoảng 18 giờ ngày 18-10, thượng tá Trần Văn Cư thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết do trời tối, địa hình hiểm trở nên lực lượng tìm...