Bộ trưởng Malaysia: Không vội phê duyệt vaccine của Trung Quốc
Malaysia nhận lô vaccine Covid-19 tư hang Sinovac, Trung Quốc vào ngày 27/2. Số vaccine này sẽ được chia thành 300.000 liều, và cần được kiểm tra trươc khi đưa vao sư dung.
Tại cuộc họp báo vào ngày 27/2, ông Khairy Jamaluddin – Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia – cho biết lô vaccine Sinovac được chuyển đến với số lượng lớn để cơ quan quản lý có thể tiến hành kiểm tra tính ổn định, qua đó đảm bảo rằng vaccine này an toàn, theo Bloomberg .
“Chúng tôi biết loại vaccine này được sử dụng ở những đâu trên thế giới, nhưng chúng tôi cũng có cơ quan quản lý riêng. Quan điểm của chính phủ Malaysia là sẽ triển khai dựa vào đánh giá của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Quốc gia”, ông Khairy Jamaluddin nói.
Bộ trưởng này nói chính phủ rất muốn vaccine Covid-19 được duyệt càng nhanh càng tốt, nhưng ông cũng khẳng định “không đi đường tắt” để thúc đẩy việc phê chuẩn.
Máy bay chở vaccine của Trung Quốc hạ cánh tại sân bay ở Malaysia ngày 27/2. Ảnh: Xinhua .
Video đang HOT
Pharmaniaga Bhd là đơn vị chịu trách nhiệm đóng gói và phân phối lô vaccine Sinovac ở Malaysia. Công ty cho biết lô hàng bao gồm 200 lít vaccine, sau đó được chia thành 300.000 liều.
Vào tháng 1, Pharmaniaga ký thỏa thuận cho phép Sinovac cung cấp 14 triệu liều vaccine Covid-19, và giao hàng theo giai đoạn. Số vaccine này đủ để tiêm chủng cho khoảng 22% dân số Malaysia.
Quá trình chuyển giao và phân phối này vẫn cần phải được phê duyệt theo quy định, theo Bloomberg.
Phía Pharmaniaga cho biết quá trình thẩm định lô vaccine của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 1/3, và dự kiến hoàn thành trong 12 ngày.
Malaysia nhận được khoảng 300.000 liều vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinovac vào ngày 27/2. Ảnh: AP.
Hiện Malaysia cam kết có 66,7 triệu liều vaccine Covid-19, mua từ các nhà sản xuất gồm Sinovac, AstraZeneca, Sputnik V và CanSinoBio. Số vaccine này đủ để tiêm chủng cho gần 110% dân số.
Cho tới nay, Pfizer vẫn là nhà sản xuất duy nhất được chính phủ Malaysia chấp thuận để vaccine Covid-19 của hãng này được đưa vào sử dụng. Theo kế hoạch, Pfizer cung cấp tổng cộng 32 triệu liều cho Malaysia.
Theo Bộ trưởng Khairy, cho tới nay, tổng cộng 1,183 triệu người Malaysia đã đăng ký tiêm vaccine Covid-19, và 3.583 người đã được tiêm.
Philippines bắt đầu tiêm chủng từ đầu tháng 3
Ngày 25/2, một quan chức cấp cao Philippines thông báo nước này sẽ nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, cho phép khởi động chiến động chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tuần tới.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinovac. Ảnh: THX/TTXVN
Dù là một trong số những nước có số ca mắc và tử vong cao nhất tại châu Á, Philippines lại là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Người phát ngôn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông Harry Roque, cho biết lô vaccine gồm 600.000 liều của tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ tới Philippines vào ngày 28/2, chậm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Số vaccine này do phía Trung Quốc tài trợ. Ông Roque nhấn mạnh chương trình tiêm chủng sẽ được triển khai từ ngày 1/3.
Philippines đã đặt hàng 25 triệu liều vaccine của hãng Sinovac và theo kế hoạch nhận lô đầu tiên vào ngày 23/2. Tuy nhiên đã bị trì hoãn do giới chức Philippines mới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine trên vào tuần này. Bên cạnh vacccine của Sinovac, Philippines cũng đặt hàng 10.000 liều vaccine của Sinopharm trong khi vaccine của AstraZeneca sẽ tới nước này vào tháng 3 tới.
Theo các nhà phân tích, chương trình tiêm chủng được xem là chìa khóa quan trọng để giúp quốc gia này khôi phục nền kinh tế, vốn sụt giảm 9,5% trong năm ngoái do các biện pháp phong tỏa gắt gao và kéo dài, ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng và khiến nhiều người thất nghiệp.
* Trong khi đó, Indonesia, vốn là một trong những ổ dịch COVID-19 lớn nhất châu Á, cho hay nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân trong khoảng 1 năm, sử dụng vaccine của các hãng Sinovac, Novavax và AstraZeneca.
Theo Bộ trưởng các vấn đề về hàng hải Luhut Binsar Pandjaitan, nước này sẽ tiếp nhận ít nhất 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinofarm sản xuất để đưa vào chương trình tiêm chủng tư nhân bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia.
Ông Binsar Pandjaitan cho biết vaccine của Sinopharm sẽ là một trong số vaccine được sử dụng cho chương trình tiêm vaccine tư nhân và nước này kỳ vọng sẽ nhận được nhiều nhất là 3 triệu liều để tiêm chủng cho người lao động theo giai đoạn.
Kế hoạch tiêm chủng tư nhân do các doanh nghiệp Indonesia khởi xướng như một phương thức để các công ty mua vaccine từ chính phủ. Do vậy, nhân viên của những doanh nghiệp này có thể được tiêm vaccine, qua đó góp sức việc khôi phục nền kinh tế. Được biết, hơn 6.600 doanh nghiệp Indonesia đã tham gia chương trình tiêm chủng này.
Thái Lan tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên Lô hàng đầu tiên gồm 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất đã tới Thái Lan ngày 24/2 và đã được bàn giao trong một buổi lễ tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi với sự tham dự của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cùng các quan chức cao cấp của Thái Lan. Phát biểu tại lễ...