Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún
Sáng 13/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thủy sản, phòng chống thiên tai.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Công Trí-TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, nền nông nghiệp đang đứng trước các nguy cơ như biến đổi khí hậu, biến động về thị trường, biến chuyển xu hướng tiêu dùng. Điều này đòi hỏi ngành cần đổi mới tư duy, có những hành động cụ thể mới đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.
Vì vậy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị, Bến Tre cần quan tâm gấp rút tổ chức lại ngành hàng như thủy sản, trái cây,…bắt đầu từ tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm như hiện nay. Mặt khác, tỉnh tăng cường hợp tác, liên kết giữa những người sản xuất và doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Thời gian tới, tỉnh Bến Tre tổ chức thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; trong đó, chú ý đến giá trị, chất lượng trong sản xuất chứ không phải sản lượng như trước đây. Đặc biệt, tỉnh cần chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng sản xuất giống cây trồng và xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, tỉnh Bến Tre cần nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Bên cạnh đó, Bến Tre xúc tiến liên kết các hợp tác xã lại thành liên hiệp hợp tác xã trong thời gian tới.
Riêng đối với những đề xuất của tỉnh Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét lại từng vấn đề cụ thể và sẽ có trao đổi trực tiếp với tỉnh trong thời gian tới.
Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết, trong 9 tháng năm 2022, tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Bến Tre đã từng bước phục hồi, phát triển sau đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng tưởng kinh tế GRDP 9 tháng đạt 9,95% (đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long); trong đó, khu vực I tăng trưởng đạt 3,21% (đứng thứ 7 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, lợn, bò, tôm biển và hoa kiểng), xây dựng nông thôn mới, kinh tế hợp tác,… đạt nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh trong thời gian qua.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Minh Cảnh, đến nay, Bến Tre có 177 hợp tác xã, 1.105 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản… Tuy hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác còn nhiều khó khăn nhưng có những chuyển biến tích cực, doanh thu, lợi nhuận tăng theo từng năm, từ đó đã mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia. Song song với việc triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể của Trung ương, tỉnh đã thực hiện các cơ chế chính sách của địa phương như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong hỗ trợ chuyển đổi số.
Đặc biệt, kết nối giữa doanh nghiệp với hợp tác xã được tập trung thực hiện, bước đầu đã có sự hợp tác khá tốt giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc chuỗi giá trị dừa như Công ty TNHH chế biến dừa Lương Qưới, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), Công ty TNHH Dừa xanh, Công ty TNHH Dừa Cười.
Về xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 23 xã đạt 15-18 tiêu chí, 39 xã đạt 10- 14 tiêu chí và không có xã đạt dưới 10 tiêu chí; trung bình đạt 16,74 tiêu chí/xã. Tỉnh có một huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới là huyện Chợ Lách và thành phố Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhất định. Cụ thể, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng đã có nhiều tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp và ngày càng nhanh đã đe dọa và làm thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội, đời sống người dân, cũng như gây sạt lở mất diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Ba Tri.
Ngoài ra, Bến Tre xác định kinh tế vườn và kinh tế biển là hai thế mạnh của tỉnh nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản. Số lượng doanh nghiệp của tỉnh còn rất ít, quy mô nhỏ nên việc xây dựng liên kết, chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn…
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác của Bộ đã đến khảo sát hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri; thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao của hộ ông Nguyễn Minh Nhũ, xã Bảo Thạnh; khảo sát điểm sạt lở cồn Ngoài tại xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định để xuất khẩu sầu riêng bền vững sang Trung Quốc
Tại hội nghị trực tuyến Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức chiều 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Cơ hội chỉ thật sự mở ra khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, tất cả các bên liên quan đều phải thể hiện trách nhiệm của mình để đưa nông sản Việt vươn ra thế giới, trong đó cần tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất; xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.
"Xây dựng mã số không chỉ cho thị trường xuất khẩu mà còn cho thị trường trong nước. Doanh nghiệp hãy là người hành cùng nông dân để xây dựng mã số vùng trồng", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Sầu riêng của Việt Nam chính thức được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với 51 vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phê duyệt.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, số lượng này có thể tăng lên sau khi hồ sơ của các vùng trồng và cơ sở đóng gói khác được tiếp tục gửi để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, số lượng cũng có thể giảm xuống, thậm chí mất thị trường xuất khẩu nếu các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã được cấp mã số không được kiểm soát chặt chẽ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, vi phạm quy định nhập khẩu của Trung Quốc. Thêm vào đó, việc gian lận mã số cũng có thể xảy ra.
Qua đợt kiểm tra của cơ quan chức năng Trung Quốc vừa qua, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, vẫn có những đơn vị chưa bám sát thực tế nên chưa thông tin chính xác về tình hình sản xuất; chưa thực hiện chương trình giám sát dư lượng trên sầu riêng một cách bài bản. Vườn trồng sầu riêng chưa có biện pháp giám sát sinh vật gây hại, chưa ghi chép đầy đủ tình hình sinh vật gây hại, vệ sinh vườn chưa đảm bảo, không thực hiện giám sát dư lượng, chưa có kho hóa chất, thu hoạch không đảm bảo vê sinh, nhân sự chưa được tập huấn...
Với nhà đóng gói, có cơ sở chưa có vườn trồng liên kết; nhà xưởng không đảm bảo phân khu, vệ sinh; biện pháp làm sạch sinh vật gây hại chưa phù hợp. Nhân sự chưa được tập huấn, thiếu quy trình, vật liệu đóng gói không đạt, chưa ghi chép hồ sơ đầy đủ...
Bởi vậy, đợt kiểm tra vừa qua có 5 tỉnh chưa có mã số vùng trồng được phê duyệt là An Giang, Gia Lai, Đăk Nông, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung báo cáo về kế hoạch các quy trình từ sản xuất đến đóng gói sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Để duy trì và tiếp tục nâng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, Cục Bảo vệ thực vật và các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục hướng dẫn các vùng trồng và cơ sở đóng gói hoàn thiện hồ sơ đăng ký, khắc phục để gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.
Các đơn vị kiểm dịch thực vật kiểm soát chặt chẽ các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại cửa khẩu đảm bảo các lô hàng xuất khẩu tuân thủ đúng quy định của Trung Quốc.
Các cơ quan quản lý địa phương cần tiếp tục bám sát, đồng hành cùng các vườn trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng để kịp thời hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh; cập nhật và cung cấp những quy định mới nhất liên quan đến sầu riêng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giám sát tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói, đào tạo họ thành lực lượng nòng cốt trong giám sát, thiết lập vùng trồng theo yêu cầu của Trung Quốc.
Ngoài ra, hệ thống thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mở rộng thị trường và quảng bá hình ảnh sản phẩm sầu riêng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phối hợp với các cơ sở đóng gói, các vùng trồng đã được cấp mã số phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Trung Quốc, không chỉ khi được kiểm tra mà phải luôn duy trì việc đáp ứng về giám sát dư lượng, kiểm soát sinh vật gây hại trong suốt quá trình sản xuất.
"Doanh nghiệp không gian lận mã số, sử dụng mã số khi chưa được phép, trộn hàng từ vùng không được cấp mã số dẫn đến mất uy tín của hàng sầu riêng Việt Nam, thậm chí mất thị trường", bà Hương nhấn mạnh.
Cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo, các vùng trồng sầu riêng cần hạn chế trồng xen với các loại cây trồng khác, giúp cho việc kiểm soát lây nhiễm chéo sinh vật gây hại từ các loại cây trồng khác, nhất là ruồi đục quả. Thông qua đó, số lượng các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đạt chuẩn sẽ được nâng cao.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chia sẻ tại hội nghị, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, tỉnh có 15.000 ha sầu riêng; trong đó có 9.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng vụ này đạt khoảng 100.000 tấn. Với giá hiện nay, sầu riêng sẽ cho giá trị hơn 8.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau cà phê.
Đắk Lắk có 23 mã số vùng trồng/51 mã số cả nước được công nhận với diện tích 1.500 ha. Tỉnh phấn đấu vụ sầu riêng năm 2023 sẽ có khoảng 50-60% diện tích đang cho thu hoạch được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Vũ Đức Côn cho biết, ngành sẽ đặc biệt quan tâm đến việc quản lý mã số vùng trồng, tránh việc mạo danh mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của tỉnh cũng như của cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đơn vị đang nỗ lực hoàn thiện các hướng dẫn để sớm có lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Khảo sát, kiểm tra thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Yên Thủy, Hoà Bình Ngày 10/9, Đoàn công tác của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, kiểm tra thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình. Đoàn công tác của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông...